Kiểm tra các giả định hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57)

4.5 Phân tích hồi qui tuyến tính bội

4.5.4 Kiểm tra các giả định hồi qui

Phân tích hồi qui khơng chỉ là việc mơ tả các dữ liệu quan sát được mà còn phải suy rộng cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể từ các kết quả quan sát được trong mẫu đó. Kết quả của mẫu suy rộng ra cho giá trị của tổng thể phải đáp ứng các giả định cần thiết dưới đây:

Giả định phương sai của sai số không đổi: kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman (bảng số 5, phụ lục 7) giữa trị tuyệt đối của phần dư (ký hiệu là ABS) với 8 biến độc lập là TT, CL, SH, NL, KH, CU, CS, TC cho thấy giá trị sig. của các yếu tố TT, CL, SH, NL, KH, CU, CS, TC đều lớn hơn 0.05. Nghĩa là phương sai của sai số không đổi. Như vậy, giả định phương sai của sai số không đổi

không bị vi phạm.

Giả định không có tương quan giữa các phần dư: đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất. Vùng chấp nhận là (d) nằm trong khoảng [dU; 4- dU]. Kết quả hồi qui nhận được từ bảng 4.9 cho thấy đại lượng thống kê Durbin-Watson có giá trị là 1.902 nằm trong vùng chấp nhận của giá trị d nên chấp nhận giả thuyết khơng có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mơ hình.

Giả định phần dư có phân phối chuẩn: kiểm tra biểu đồ phân tán của phần

dư (biểu đồ 4.1) cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. = 0.984 gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Biểu đồ 4-1 Phân tán của phần dư

Giả định liên hệ tuyến tính: giả định này sẽ được kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự dốn chuẩn hóa (Standardized predicted value). Kết quả biểu đồ 4.2 cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0, không tạo thành một hình dạng nào cụ thể nào. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được đáp ứng.

Biểu đồ 4-2 Biểu đồ phân tán của phần dư chuẩn hóa

4.5.5 Kiểm định độ phù hợp mơ hình và hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Hệ số R² điều chỉnh là thước đo sự phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi qui tuyến tính bội vì nó khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của hệ số R². Kết quả phân tích hồi qui bội (bảng 4.9) cho thấy R² điều chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0.656, nghĩa là mức độ phù hợp của mơ hình là 65.6%. Nói chính xác, tám yếu tố là TT, CL, SH, NL, KH, CU, CS, TC giải thích được 65.6% biến phụ thuộc là phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Còn lại 34.4% xuất phát từ các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bảng 4-9 Tóm tắt mơ hình

hình R R² điều chỉnh

Sai số ước

lượng chuẩn Durbin-Watson

1 .816a .667 .656 .41851 1.902

Kết quả nhận được từ bảng ANOVAb (bảng 4.10) cho thấy trị thống kê F là 61.001 với giá trị Sig. rất nhỏ (= 0.000 < 0.05), như vậy, có thể kết luận rằng mơ hình hồi qui bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.

Bảng 4-10 ANOVAb Mơ hình Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi qui 85.474 8 10.684 61.001 .000a Số dư 42.736 244 .175 Tổng 128.210 252 Nguồn: phân tích SPSS

 Hiện tượng đa cộng tuyến

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai (VIF) được sử dụng và khi VIF < 10, nghĩa là các biến độc lập khơng có tương quan tuyến tính với nhau. Kết quả nhận được từ bảng (bảng 4.8) với hệ số phóng đại phương sai (VIF) có giá trị thấp nhất là 1.069 và cao nhất là 1.937 đạt yêu cầu (VIF < 10). Có thể kết luận mơ hình hồi qui tuyến tính bội khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, mối quan hệ giữa các biến độc lập khơng ảnh hưởng đến việc giải thích mơ hình hồi qui tuyến tính bội.

4.5.6 Phương trình hồi qui tuyến tính bội

Với tập dữ liệu thu được trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và dựa vào bảng 4.8 thì phương trình hồi qui bội thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có dạng:

BV = -0.900 + 0.153*TT + 0.128*CL + 0.123*SH + 0.312*NL + 0.153*KH + 0.124*CU + 0.109*CS + 0.131*TC

Trong đó:

 BV: Biến phụ thuộc: phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

 Các biến độc lập: xu hướng thị trường và hiệp định (TT), chất lượng sản phẩm dịch vụ (CL), chủ sở hữu (SH), nguồn nhân lực (NL), khách hàng (KH), chuỗi cung ứng (CU), Chính sách điều tiết của Nhà nước

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy tám yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có hệ số β đều dương nên tất cả tám yếu tố trong mơ hình hồi qui đều ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

4.5.7 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết

Tám yếu tố thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là các biến độc lập: xu hướng thị trường và hiệp định (TT), chất lượng sản phẩm dịch vụ (CL), chủ sở hữu (SH), nguồn nhân lực (NL), khách hàng (KH), chuỗi cung ứng (CU), Chính sách điều tiết của Nhà nước (CS), tiềm lực tài chính (TC) đều có mức ý nghĩa quan sát Sig. < 0.05 (bảng 4.9), do đó đều có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 trong mơ hình nghiên cứu điều chỉnh được chấp nhận. Nói chính xác, các biến độc lập: xu hướng thị trường và hiệp định (TT), chất lượng sản phẩm dịch vụ (CL), chủ sở hữu (SH), nguồn nhân lực (NL), khách hàng (KH), chuỗi cung ứng (CU), Chính sách điều tiết của Nhà nước (CS), tiềm lực tài chính (TC) ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (BV)

Từ phương trình hồi qui ta có thể thấy phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (BV) phụ thuộc vào 8 yếu tố như giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu điều chỉnh đưa ra là: xu hướng thị trường và hiệp định (TT), chất lượng sản phẩm dịch vụ (CL), chuỗi cung ứng (CU), nguồn nhân lực (NL), khách hàng (KH), Chính sách điều tiết của Nhà nước (CS), tiềm lực tài chính (TC), chủ sở hữu (SH)

Xu hướng thị trường và hiệp định

Giả thuyết H1: Xu hướng thị trường và hiệp định có ảnh hưởng tích cực đến

phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Xu hướng thị trường và hiệp định” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0.164 > 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H1 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “xu hướng thị trường

và hiệp định” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến phát

triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chất lượng sản phẩm dịch vụ” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,003), với giá trị β = 0.116 > 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H2 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “chất lượng sản phẩm dịch vụ” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Chủ sở hữu

Giả thuyết H3: Chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chủ sở hữu” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.003), với giá trị β = 0.119> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H3 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “chủ sở hữu” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Nguồn nhân lực

Giả thuyết H4: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền

vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “nguồn nhân lực” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.000), với giá trị β = 0.339> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H4 được chấp nhận. Với dữ liệu thu thập được, có thể kết luận yếu tố này có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Khách hàng

Giả thuyết H5: Khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Khách hàng” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.001), với giá trị β = 0,166> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H5 được chấp nhận. Với dữ

liệu thu thập được, có thể kết luận yếu tố này có ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Chuỗi cung ứng

Giả thuyết H6: Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chuỗi cung ứng” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0,161> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H6 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “Chuỗi cung ứng” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Chính sách điều tiết của Nhà nước

Giả thuyết H7: Chính sách điều tiết của Nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến

phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chính sách điều tiết của Nhà nước” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.016), với giá trị β = 0.098> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H7 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu “Chính sách điều tiết của Nhà nước” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Tiềm lực tài chính

Giả thuyết H8: Tiềm lực tài chính ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Tiềm lực tài chính” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,002), với giá trị β = 0.128 > 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H8 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu “Tiềm lực tài chính” của doanh nghiệp càng nhiều thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Bảng 4-11 Kết quả kiểm định các giả thuyết. Giả

thuyết Tên giả thuyết

Mức ý nghĩa

(Sig)

Beta

chuẩn hóa Kết quả

H1

Xu hướng thị trường và hiệp định ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.000 0.164 Chấp

nhận

H2

Chất lượng sản phẩm dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.003 0.116 Chấp

nhận

H3

Chủ sở hữu ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.003 0.119 Chấp

nhận

H4

Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.000 0.339 Chấp

nhận

H5

Khách hàng ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.001 0.166 Chấp

nhận

H6

Chuỗi cung ứng ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.000 0.161 Chấp

nhận

H7

Chính sách điều tiết của Nhà nước ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.016 0.098 Chấp

H8

Tiềm lực tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.002 0.128 Chấp

nhận

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là nguồn nhân lực với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.339 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.000 < 0.05; thứ hai là khách hàng với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.166 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.001; thứ ba là xu hướng thị trường và hiệp định với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.164 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.000 < 0.05; thứ tư là chuỗi cung ứng với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.161 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.000 < 0.05; thứ năm là tiềm lực tài chính với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.128 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.002 < 0.05; thứ sáu là chủ sở hữu với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.119 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.003 < 0.05; thứ bảy là chất lượng sản phẩm dịch vụ với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.116 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.003 < 0.05; và cuối cùng là Chính sách điều tiết của Nhà nước với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.098 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.016 < 0.05.

4.6 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính trong đánh giá phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Phép kiểm định Independent-samples T-test, được sử dụng khi muốn so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể riêng biệt. Phân tích phương sai Anova là sự mở rộng của kiểm định Independent-samples T-test vì phương pháp này giúp ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên.

4.6.1 Phân tích sự khác biệt về thâm niên hoạt động trong đánh giá phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Kết quả kiểm định t - test (bảng 4.12) cho thấy khơng có sự khác biệt trong đánh giá phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu giữa nhóm doanh nghiệp dưới 5 năm và từ 5 năm trở lên do trị Sig = 0,617 > 0.05 (trong

kiểm định t) và Sig = 0.698 > 0.05 (trong kiểm định F), điều này chứng tỏ hai phương sai của hai mẫu bằng nhau.

Bảng 4.12: So sánh trung bình về thâm niên hoạt động

Levene's Test for Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Diff Std. Error Diff 95% Confidence Interval of the Diff Lower Upper BV Equal variances assumed .150 .698 -.501 251 .617 -.045 .089 -.221 .131 Equal variances not assumed -.501 250. 673 .617 -.045 .089 -.221 .131

4.6.2 Phân tích sự khác biệt về nguồn nhân lực trong đánh giá phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Kết quả kiểm định t - test (bảng 4.13) cho thấy khơng có sự khác biệt trong đánh giá phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu giữa nhóm doanh nghiệp có số lao động dưới 11 người và từ 11 người trở lên do trị Sig = 0.097 > 0.05 (kiểm định t) và Sig = 0.141 > 0.05 (trong kiểm định F), điều này chứng tỏ hai phương sai của hai mẫu bằng nhau.

Bảng 4.13: So sánh trung bình về nguồn nhân lực

Levene's Test for Equality of

Variances

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Diff Std. Error Diff 95% Confidence Interval of the Diff Lower Upper BV Equal variances assumed 2.178 .141 -1.668 251 .097 -.154 .092 -.336 .027 Equal variances not assumed -1.713 211. 586 .088 -.154 .090 -.331 .023 Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá thang đo 9 yếu tố thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Sau khi xoay nhân tố, hai yếu tố là xu hướng thị trường và các hiệp định song phương và đa phương gom lại thành một yếu tố, các yếu tố khác không đổi. Do đó, mơ hình được điều chỉnh chỉ còn 8 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Tám yếu tố này được xem là biến độc lập và phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là biến phụ thuộc được đưa vào phân tích hồi qui bội.

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy 8 yếu tố thuộc các yếu tố ảnh hưởng cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)