5.2 Hàm ý quản trị
5.2.1 Yếu tố nguồn nhân lực
Kết quả đo lường cho thấy nguồn nhân lực có vai trò quan trọng rất cao (hệ số beta chuẩn hóa là 0,339) trong phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của dịch vụ.
Thực trạng hiện nay cho thấy, người lao động trong lĩnh vực dịch vụ thay đổi công việc thường xuyên, nguồn nhân lực khơng ổn định gây khó khăn trong việc chuyển giao dịch vụ đến khách hàng, chất lượng dịch vụ không đồng nhất, giảm sút niềm tin từ khách hàng. Vì thế, lãnh đạo doanh nghiệp cần có chính sách nhân sự phù hợp nhằm ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo ra cơ chế ‘thu hút và giữ được đa dạng người tài’ bằng cách chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, họ cần phải có nơi phát triển sự nghiệp, tâm gắn bó với cơng ty, nhiệt huyết trong cơng việc, đóng góp sáng kiến phát triển công ty bằng tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh của lãnh đạo doanh nghiệp.
Cơng việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thường đơn điệu, đôi khi nhàm chán, cùng một cơng việc có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Thơng qua ‘quản lý tri thức’, có thể khuyến khích nhân viên sáng tạo trong cơng việc, tìm ra những cách thức làm việc độc đáo, hấp dẫn đối với họ, làm cho họ thích thú trong cơng việc từ đó tạo cảm hứng lan truyền trong doanh nghiệp, sau khi sử dụng họ sẽ chia sẻ và sẽ tạo ra được môi trường học tập lẫn nhau trong nội bộ công ty.
‘Nâng cao tinh thần nhân viên’, tạo cho họ sự say mê cơng việc, hình thành văn hóa cùng học tập lẫn nhau tạo nên một tập thể gắn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển từ đó họ sẽ tuân thủ quy chế, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nguồn nhân lực thường xuyên biến động trong lĩnh vực dịch vụ vì thế cần sẵn sàng một ‘lực lượng lao động kế thừa’ bằng cách luân chuyển công việc, một mặt làm mới công việc, tạo nền tảng để mọi người có thể am hiểu hết tính chất công việc của công ty, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết, mặt khác làm giảm tâm lý ‘làm vua một cõi’, khi mọi người có thể tương trợ lẫn nhau càng làm cho văn hóa học tập, gắn kết lẫn nhau tăng lên.
Về yếu tố nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần tập trung:
- Quản lý tri thức để hài lịng trong cơng việc thơng qua sử dụng tri thức, học tập tri thức và truyền đạt tri thức trong doanh nghiệp.
- Nâng cao tinh thần nhân viên để họ cùng tham gia và cam kết tuân thủ quy chế doanh nghiệp;
- Tìm kiếm giải pháp cho một lực lượng lao động kế thừa để ổn định nguồn nhân lực.