5.2 Hàm ý quản trị
5.2.3 Xu hướng thị trường và hiệp định
Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần giải quyết việc làm, tăng cung dịch vụ giao nhận hàng hóa trên trị trường, gia tăng lựa chọn cho khách hàng nhưng cũng tạo ra áp lực cạnh tranh lẫn nhau trong cùng ngành. Cạnh tranh để phát triển đúng nghĩa, cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ, không gây ‘ô nhiễm môi trường’ là điều đáng mừng, tuy nhiên thực tế khơng hồn tồn diễn ra theo chiều hướng như vậy. Có những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, giành giật khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ bằng ‘mọi giá’, phá giá lẫn nhau, thực hiện xong dịch vụ là hết trách nhiệm, để mọi hậu quả phát sinh (nếu có) cho khách hàng giải quyết, gây mất niềm tin từ khách hàng, làm ‘ô nhiễm’ môi trường pháp luật do các cơ quan chức năng phát hiện hoạt động xuất nhập khẩu không tuân thủ quy định của pháp luật, họ sẽ tạo ra các rào cản để quản lý, can thiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của những doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
Trong cùng ngành nghề, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín, tn thủ pháp luật bằng cách tư vấn cho khách hàng hiểu rõ vấn đề và cùng doanh nghiệp ‘làm đúng ngay từ đầu’, giảm thiểu nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính cho khách hàng. Đây cũng là rào cản ngăn chặn ‘đối thủ cạnh tranh’ giành giật khách hàng, cũng như hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mặt khác ngăn cản đối thủ tiềm năng gia nhập ngành nếu như họ chưa chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.
Xu hướng mang dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng ngày càng rõ rệt, doanh nghiệp vừa phải duy trì ổn định thị trường truyền thống, vừa phải ‘phát triển thị trường mới’ để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi dịch vụ ở ‘gần’ mình hơn, dịch vụ sẽ sẵn sàng hỗ trợ họ giải quyết nhanh chóng vấn đề, giảm thiểu thời gian chờ đợi, đáp ứng tốt công việc của họ. Một khi doanh nghiệp đi trước, đón đầu cơ hội, đến lúc các hiệp định song phương
và đa phương có hiệu lực, cạnh tranh trong cùng ngành gia tăng mạnh mẽ, khi đó doanh nghiệp đã có lợi thế là người dẫn đầu, cùng với chất lượng dịch vụ sẵn có, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội ‘mở rộng thị trường’, nâng cao ‘khả năng cạnh tranh’ của mình.
Thế giới ngày càng ‘phẳng’, xu thế hội nhập ngày càng tăng, chính phủ các nước buộc phải mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ của mình, giảm các rào cản gia nhập ngành đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần chủ động hội nhập, nâng cao năng lực cốt lõi của mình để khơng bị lạc hậu với xu hướng thị trường, thu hẹp hoạt động dẫn đến phá sản. Với lợi thế ‘sân nhà’, các doanh nghiệp trong nước am hiểu luật pháp của quốc gia, văn hóa làm việc của người lao động, của các cơ quan chức năng hơn các doanh nghiệp đến từ quốc gia khác, trong thời gian chờ đợi họ ‘quen sân’, thông hiểu về các hoạt động, tập quán kinh doanh của Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng lợi thế này để mở rộng hoạt động của mình, tăng cường xây dựng mối quan hệ, xây dựng ‘chuỗi’ hồn chỉnh để cạnh tranh lại với cơng nghệ và tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với xu hướng thị trường và hiệp định cần chú trọng:
- Nâng cao năng lực canh tranh để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành đồng thời làm giảm khả năng gia nhập ngành;
- Duy trì thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới thông qua sáng kiến phát triển bền vững;