Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán đến khả năng gian lận báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 38)

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình nghiên cứu

Từ kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy, những dữ liệu cơng khai có sẵn trên BCTC có thể được sử dụng trong việc phát hiện gian lận BCTC. Do đó tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu với các biến được lựa chọn như sau:

3.2.1. Lựa chọn và đo lƣờng biến nghiên cứu: 3.2.1.1. Biến phụ thuộc:

Mơ hình hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta thu thập được (Trọng & Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là FRAUD, thể hiện khả năng xảy ra gian lận BCTC. FRAUD có hai biểu hiện: gian lận và khơng gian lận, được mã hóa thành hai giá trị 1 (gian lận) và 0 (không gian lận). Để xác định khả năng gian lận BCTC, tác giả sử dụng chỉ số F-score theo mơ hình 1 được phát triển bởi Dechow & cộng sự (2011) với dữ liệu có sẵn để tính tốn F-score được thu thập trên BCTC của các công ty niêm yết. Nếu giá trị của chỉ số F- score tại năm t lớn hơn hoặc bằng 1.00 (đây là ngưỡng có rủi ro gian lận) thì FRAUD được mã hóa là 1, ngược lại được mã hóa là 0.

Giá trị F-score cho mỗi năm quan sát của các công ty trong mẫu nghiên cứu được tính tốn căn cứ vào BCTC trước kiểm toán như sau:

VALUE = –7.893 + 0.790*RSST + 2.518*ΔREC + 1.191*ΔINV +

1.979*%SOFTASSETS + 0.171*ΔCASHSALES – 0.932*ΔROA + 1.029*ISSUE

Trong đó, cơng thức tính các biến số của mơ hình này dựa vào nghiên cứu của Dechow & cộng sự (2011) và có sự thay đổi tương ứng cho phù hợp với các khoản mục trên BCTC theo quy định tại Việt Nam, thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Định nghĩa và phƣơng pháp tính các biến của F-score

Mã biến Tên biến Cơng thức tính

RSST Các khoản dồn tích RSST (Richardson & cộng sự, 2005)

(ΔWC + ΔNCO + ΔFIN) / Tổng tài sản bình quân; với

WC = [Tài sản ngắn hạn – Tiền mặt và Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn] – [Nợ ngắn hạn – Vay và nợ ngắn hạn];

NCO = [Tổng tài sản – Tài sản ngắn hạn – Bất động sản đầu tư – Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và Chi phí trả trước dài hạn];

FIN = [Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản đầu tư tài chính dài hạn + Bất động sản đầu tư] – [Nợ dài hạn + Vay và nợ ngắn hạn + Cổ phiếu ưu đãi].

ΔREC Thay đổi trong các khoản phải thu

ΔCác khoản phải thu / Tổng tài sản bình quân.

Mã biến Tên biến Cơng thức tính

%SOFT ASSETS

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn thuần trên tổng tài sản

[Tổng tài sản – TSCĐ hữu hình – Tiền và các khoản tương đương tiền] / Tổng tài sản.

ΔCASH SALES

Thay đổi trong doanh thu bán hàng bằng tiền mặt

[Doanh thu – ΔCác khoản phải thu].

ΔROA Thay đổi trong tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

[Lợi nhuận sau thuết / Tổng tài sản bình quânt] – [Lợi nhuận sau thuết-1 / Tổng tài sản bình quân t-1].

ISSUE Phát hành cổ phiếu Biến định danh được mã hóa là 1 nếu công ty phát hành cổ phiếu trong năm t, ngược lại là 0.

Sau đó, giá trị tính tốn VALUE được chuyển đổi sang một xác suất bằng

e(VALUE) / (1+ e(VALUE)). Xác suất này được chia cho xác suất vô điều kiện của sai sót

trọng yếu là 0,0037 để có được những chỉ số F-score. Mặc dù nền kinh tế ở nước đang phát triển như Việt Nam có những điểm khác biệt so với nền kinh tế đã phát triển của Hoa Kỳ, nhưng mẫu nghiên cứu của Dechow & cộng sự (2011) được thu thập trong một bối cảnh vơ điều kiện có chứa các cơng ty gian lận theo năm được công bố trên các AAERs từ tháng 5/1982 đến tháng 6/2005, đây là khoảng thời gian tương đối dài nên mẫu nghiên cứu của nhóm tác giả có thể được xem là tồn diện nhất, gần với tổng thể trên thực tế. Hơn nữa, giá trị cơng trình nghiên cứu của Dechow & cộng sự (2011) đã được trích dẫn rất nhiều trong các nghiên cứu mới đây về lĩnh vực dự báo gian lận. Một số tác giả tại nhiều quốc gia khác nhau đã thử nghiệm các biến số trong mơ hình của Dechow & cộng sự (2011) và đã tìm thấy bằng chứng hỗ trợ các giả thuyết của họ (Skousen & Twedt, 2009; Setijawan & Pertiwi, 2015). Vì vậy, chỉ số F-score đã được xây dựng trong môi trường vô điều kiện có thể ứng dụng vào nhiều mơi trường kinh doanh khác nhau.

3.2.1.2. Biến độc lập:

Tổng cộng có 29 biến độc lập trong mơ hình là các khoản mục hay chỉ tiêu có sai sót trọng yếu trên BCTC đã được kiểm toán viên điều chỉnh, đại diện cho chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán, cụ thể:

Biến chênh lệch Tổng tài sản và biến chênh lệch Lợi nhuận sau thuế:

Tổng tài sản và Lợi nhuận sau thuế là hai chỉ tiêu thể hiện mức độ tổng qt về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mục tiêu tăng trưởng là động cơ để thực hiện hành vi gian lận. Summers & Sweeney (1998) kết luận tỷ suất sinh lợi ROA, tính bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản, rất khác nhau giữa các công ty gian lận và không gian lận. Skousen & cộng sự (2009) cũng cung cấp kết quả số liệu thống kê của hai chỉ tiêu Tổng tài sản và Lợi nhuận sau thuế đối với nhóm cơng ty gian lận là lớn hơn nhiều so với các công ty không gian lận. Từ đó tác giả có cơ sở nghi ngờ rằng sai sót trọng yếu đã góp phần làm cho số liệu tổng tài sản và lợi nhuận là khác nhau giữa hai nhóm cơng ty. Do đó, hai giả thuyết nghiên cứu đầu tiên được đặt ra như sau:

H1: Chênh lệch Tổng tài sản trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+)

H2: Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+)

Cơng thức tính của hai biến như sau:

Chênh lệch Tổng tài sản trước và sau kiểm toán năm t = |Tổng tài sản trước kiểm toán năm t – Tổng tài sản sau kiểm toán năm t| / Tổng tài sản sau kiểm toán năm t.

Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán năm t = |Lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán năm t – Lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm t| / Lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm t.

Ký hiệu và dấu kỳ vọng các hệ số hồi quy của các biến được tổng hợp trong phần tiếp theo – mơ hình nghiên cứu.

Nhóm biến thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán:

Trong nhóm này có 11 biến chênh lệch số liệu là đại diện cho chênh lệch của các khoản mục thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác, Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định, Bất động sản đầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Tài sản dài hạn khác và cuối cùng là Lợi thế thương mại. Nhiều tác giả trước đây kết luận các sai sót trọng yếu phải điều chỉnh thường tập trung ở các khoản mục như nợ phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, đầu tư (Beasley & cộng sự, 1999; Entwistle & Lindsay, 1994; Ham & cộng sự, 1985). Loebbecke & cộng sự (1989) cũng kết luận được một số lượng lớn gian lận trong mẫu nghiên cứu có liên quan đến nợ phải thu và hàng tồn kho. Đồng thời, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng các tỷ số tài chính được xây dựng bởi các khoản mục trên cũng có khả năng phát hiện gian lận BCTC như tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu, tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản (Spathis, 2002), tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản, tài sản cố định trên tổng tài sản (Kaminski, 2004). Do đó, để bao quát tất cả các trường hợp biến số có khả năng phân biệt gian lận BCTC, tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:

H3: Chênh lệch Tiền và các khoản tương đương tiền trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H4: Chênh lệch Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H5: Chênh lệch Các khoản phải thu ngắn hạn trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H6: Chênh lệch Hàng tồn kho trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H7: Chênh lệch Tài sản ngắn hạn khác trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H8: Chênh lệch Các khoản phải thu dài hạn trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H9: Chênh lệch Tài sản cố định trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H10: Chênh lệch Bất động sản đầu tư trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H11: Chênh lệch Các khoản đầu tư tài chính dài hạn trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H12: Chênh lệch Tài sản dài hạn khác trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H13: Chênh lệch Lợi thế thương mại trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

Với cơng thức tính tổng quát của các biến như sau:

Nhóm biến thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế tốn:

Ở nhóm này gồm có 4 biến là chênh lệch số liệu của khoản mục: Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn, Vốn chủ sở hữu, Lợi ích cổ đơng thiểu số. Persons (1995) đã báo cáo tỷ số địn bẩy tài chính đo lường bằng nợ phải trả chia cho tổng tài sản là cao hơn tại các công ty gian lận so với công ty không gian lận. Rezaee (2002) đã tổng hợp các kỹ thuận gian lận trên BCTC, trong đó tìm thấy những gian lận ở vốn chủ sở hữu như ghi nhận thu nhập và chi phí khơng thường xuyên vào vốn chủ sở hữu, lựa chọn phương pháp kế tốn khơng thích hợp trong các giao dịch mua bán, sáp nhập. Do đó tác giả cho rằng những sai sót trọng yếu ở 4 khoản mục thuộc phần

|Số trước kiểm toán năm t – Số sau kiểm toán năm t| Số sau kiểm toán năm t

Chênh lệch chỉ tiêu/ khoản mục năm t =

Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế tốn cũng có khả năng phát hiện gian lận ở các doanh nghiệp. Các giả thuyết nghiên cứu tiếp theo được đặt ra:

H14: Chênh lệch Nợ ngắn hạn trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H15: Chênh lệch Nợ dài hạn trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H16: Chênh lệch Vốn chủ sở hữu trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H17: Chênh lệch Lợi ích cổ đơng thiểu số trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

Cơng thức tính các biến như sau:

Nhóm biến trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Có 12 biến trong nhóm này đại diện cho chênh lệch số liệu của các chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảm trừ doanh thu, Giá vốn hàng bán, Doanh thu hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Thu nhập khác, Chi phí khác, Lãi/Lỗ từ liên kết, liên doanh, Chi phí thuế TNDN hiện hành và Chi phí thuế TNDN hỗn lại. Chúng ta có thể chia nhóm biến này thành hai phần, một phần là các biến đại diện cho chênh lệch các khoản doanh thu và thu nhập trong kỳ, phần còn lại là các biến đại diện cho chênh lệch các khoản chi phí. Đã có rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng sai sót trọng yếu thường xuất hiện tại các chỉ tiêu doanh thu và chi phí (Kinney, 1979; Entwistle & Lindsay, 1994; Summers & Sweeney, 1998). Beasley & cộng sự (1999, 2010) cho kết quả thống kê rằng các trường hợp gian lận hay xảy ra ở khoản mục doanh thu (khai khống) và chi phí (khai thấp). Các cơng ty có thể khơng tn thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán tương ứng, do đó làm |Số trước kiểm tốn năm t – Số sau kiểm toán năm t|

Số sau kiểm toán năm t Chênh lệch chỉ tiêu/

tăng doanh thu thuần, lợi nhuận ròng và làm tăng giá trị tài sản trên bảng cân đối (Fanning & Cogger, 1998). Từ đây, tác giả đặt ra các giả thuyết, rằng các chênh lệch số liệu ở những chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng có khả năng phân biệt gian lận:

H18: Chênh lệch Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H19: Chênh lệch Các khoản giảm trừ doanh thu trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H20: Chênh lệch Giá vốn hàng bán trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H21: Chênh lệch Doanh thu hoạt động tài chính trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H22: Chênh lệch Chi phí tài chính trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H23: Chênh lệch Chi phí bán hàng trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H24: Chênh lệch Chi phí quản lý doanh nghiệp trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H25: Chênh lệch Thu nhập khác trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H26: Chênh lệch Chi phí khác trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (–).

H27: Chênh lệch Lãi/Lỗ từ liên kết, liên doanh trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+/–).

H28: Chênh lệch Chi phí thuế TNDN hiện hành trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+).

H29: Chênh lệch Chi phí thuế TNDN hỗn lại trước và sau kiểm tốn có ảnh hưởng đến khả năng gian lận BCTC (+/–).

Tương tự như trên, ta có cơng thức tính tổng qt của các biến là:

Các chênh lệch số liệu đều được lấy giá trị tuyệt đối vì khơng phân biệt chênh lệch dương (khai khống) hay chênh lệch âm (khai thiếu/che dấu), chúng đều được phân loại là gian lận nếu phát sinh chênh lệch. Các chênh lệch số liệu sau đó được chia cho số đúng sau kiểm tốn nhằm tính mức độ gian lận trên giá trị đúng đã được kiểm toán viên chấp nhận (Trần Thị Giang Tân & cộng sự, 2015).

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu:

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu tổng qt theo phương pháp hồi quy Binary Logistic với 1 biến phụ thuộc và 29 biến độc lập như sau:

FRAUD = β0 + β1CLTS + β2CLLN + β3CL110 + β4CL120 + β5CL130 + β6CL140 + β7CL150 + β8CL210 + β9CL220 + β10CL240 + β11CL250 + β12CL260 + β13CL269 + β14CL310 + β15CL330 + β16CL410 + β17CL439 + β18CL01 + β19CL02 + β20CL11 + β21CL21 + β22CL22 + β23CL24 + β24CL25 + β25CL31 + β26CL32 + β27CL45 + β28CL51 + β29CL52 + ε (Mơ hình 1) Bảng 3.2. dưới dây tổng hợp lại các biến độc lập và dấu kì vọng của hệ số hồi quy trong mơ hình.

Bảng 3.2. Tổng hợp các biến độc lập trong mơ hình

biến Tên biến Nghiên cứu đã đƣợc báo cáo

Kỳ vọng tƣơng quan

CLTS CL Tổng tài sản trước và sau kiểm toán

Fanning & Cogger (1998), Summers & Sweeney (1998), Skousen & cộng sự

+

|Số trước kiểm toán năm t – Số sau kiểm toán năm t| Số sau kiểm toán năm t

Chênh lệch chỉ tiêu/ khoản mục năm t =

(2009) CLLN CL Lợi nhuận sau thuế trước và sau

kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán đến khả năng gian lận báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)