2.3. Khái quát ngành du lịch tỉnh Cà Mau
2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học cao. Song có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch, đặc biệt loại hình du lịch sinh thái là các hệ sinh thái đất ngập nước và các sân chim ở đây. Các hệ sinh thái đất ngập nước đáng kể nhất tập trung trong vườn quốc gia Đất Mũi, rừng tràm U Minh Hạ. Các sân chim nổi tiếng ở Cà Mau có thể kể đến bao gồm sân chim trong trung tâm thành phố Cà Mau, sân chim Đầm Dơi, Sân chim Tư Na – Năm Căn...
Vườn quốc gia Đất Mũi nằm trong toạ độ địa lý từ 8o34’ đến 8o41’ vĩ độ Bắc và 104o41’ đến 104o48’ kinh độ Đơng với diện tích trên 41 ngàn ha. Vườn Quốc gia Đất Mũi có 21 trên tổng số 51 lồi thực vật ngập mặn trên cả nước. Trong đó, chiếm ưu thế là các loài như đước, mắm, vẹt, bần… đặc biệt ở một số nơi trong Vườn quốc gia (VQG) còn bảo tồn được rừng đước già tự nhiên cao tới hơn 30m.
Cột mốc quốc gia, đây thực sự là một địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng không
chỉ riêng của người dân Cà Mau mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đặt chân đến đây - điểm cuối cùng của Tổ quốc.
Cồn Ông Trang: Cồn Ông Trang thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau nằm ở cửa sông Cái Lớn thơng ra bãi bồi phía Tây thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tại Cà Mau. Thiên nhiên đã ban tặng cho cửa biển Ông Trang những cồn cát đẹp được bao phủ một màu xanh biếc của cây mắm, trông xa như bức tranh thủy mặc giữa bầu trời sông nước bao la. Gắn với cồn Ơng
Trang là bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau, tại đây hàng năm phù sa được bồi lấn ra biển từ 50 – 80 m, bãi bồi là nơi hội tụ của nhiều loài thủy sản. Với điều kiện tự nhiên lý tưởng, Cồn Ơng Trang khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế, nghiên cứu khoa học mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến Cà Mau.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ trên địa phận Cà Mau (rừng U Minh Hạ) có diện
tích trên 8.000 ha. Nơi đây với loại cây tràm đặt trưng cùng các loài cây khác như mớp, mật cật, dây dớn… và nhiều động vật quý hiếm như: Nai, Heo rừng, Khỉ đuôi dài, Rái cá lơng mượt, Mèo cá, Sóc đỏ… các lồi bị sát như: Rùa, Kỳ Đà hoa, Rắn ráo trâu, Tắc Kè, Trăn,… cùng các loại chim như: Gà nước, Vịt trời, Choắt… Đặc biệt, rừng tràm vườn Quốc gia U Minh Hạ nở hoa quanh năm, hương thơm thoang thoảng, dễ chịu, là nơi nuôi ong lấy mật, cung cấp đặc sản mật ong có giá trị và chất dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, du khách cịn được thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị vùng quê Cà Mau. Trong chiến tranh chống Mỹ, rừng U Minh là căn cứ kháng chiến của nhân dân và quân giải phóng vùng đất Cà Mau.
Đầm Thị Tường: Đầm Thị Tường có diện tích khoảng 700 ha, nơi rộng nhất khoảng 2 km, chiều dài hơn 10 km, ăn sâu vào ba huyện đất liền là Trần Văn Thời, Phú Tân và Cái Nước. Đầm Thị Tường được chia thành ba đoạn: Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới. Đây là đầm nước rộng nhất tỉnh, có sự ảnh hưởng quan trọng về môi trường sinh thái tự nhiên với bốn bề là những rặng dừa nước, đây là nơi nhiều lồi tơm cá tập trung sinh sống vì vậy cả một vùng rộng lớn nơi đây, chẳng ai biết đến nhà hàng, hay khu vui chơi giải trí chỉ có những căn chịi lá giữa mênh mơng trời nước với những người dân làm nghề chày lưới sinh sống. Điều kiện nơi này rất phù hợp cho việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng với sự trải nghiệm lý thú cho du khách.
Vườn chim Đầm Dơi: ở xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, cách thành
phố Cà Mau khoảng 45 km về phía Nam. Sân chim Đầm Dơi có diện tích 132 ha, từng một thời nổi tiếng là sân chim có số lượng cá thể đông đúc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sân chim Đầm Dơi cùng với các sân chim Chà Là, sân chim Bạc Liêu được đưa vào danh sách rừng đặc dụng theo Quyết định 194/CT, ngày 09/08/1986, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Hiện nay, sân chim Đầm Dơi thuộc sự quản lý của Lâm ngư trường Đầm Dơi, với tên gọi là Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi. Sân chim Đầm Dơi có tổng diện tích là 132 ha, bao gồm 43 ha rừng trồng ngập mặn, 21 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 12 ha đất trống cây bụi, 38 ha diện tích các kênh đào và các đầm ni tơm.
Vườn chim Tư Na - Năm Căn: đây là một khu ni tơm của tư nhân (gia đình ơng Nguyễn Hồng Na) với diện tích tự nhiên chỉ vào khoảng 14 - 15ha. khu vực đất ngập nước có thảm thực vật rừng ngập mặn với các lồi chủ yếu là đước và cóc rừng xanh tươi quanh năm được khoanh vùng lại nuôi thuỷ sản. Môi trường thiên nhiên trong lành, thức ăn dồi dào cùng ý thức bảo vệ của chủ nhân khiến cho nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho các lồi chim về đây sinh sống. Khu ni tôm giờ đây đã trở thành nơi trú ngụ của hàng ngàn con chim thuộc nhiều lồi khác nhau vơ cùng phong phú. Điểm tài ngun q giá này hồn tồn có đủ điều kiện phát triển thành một điểm du lịch sinh thái có giá trị của Cà Mau.