2.3. Khái quát ngành du lịch tỉnh Cà Mau
2.3.4. Đánh giá thực trạng du lịch Cà Mau giai đoạn 2010 đến 2015
Thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm chỉ đạo phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Tỉnh đã có những định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế, coi ngành kinh tế du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, là động lực cùng với thủy sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, cùng với sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp, các ngành, công tác quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả chủ yếu sau:
Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên (năm 2010 tăng 5,8 lần so với năm 2000 và 23,8 lần so với năm 1995; trong đó khách du lịch quốc tế tăng 3 lần). Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế giai đoạn 2000 - 2010 đạt 14,4%/năm, khách du lịch nội địa tăng 24,5%/năm.
Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Thực tế phát triển kinh tế xã hội Cà Mau cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh đạt gần 0,7% năm 2010.
Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng. Tuy hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu, nhưng những cơ sở hiện có đang là những hạt nhân để nhân rộng và phát triển thành những quần thể du lịch, những khu phục vụ nghỉ dưỡng, tham quan... và từ thực tế này, Cà
Mau cũng dần xác định được hướng khai thác những tiềm năng du lịch như: du lịch sinh thái - nhân văn, du lịch biển và du lịch “về nguồn”...
Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu từ phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.
Từ những định hướng đúng đắn và chính sách đầu tư phù hợp từ ngân sách tỉnh, tranh thủ nguồn ngân sách Trung ương song song với chính sách mời gọi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh, những năm qua du lịch Cà Mau đã có những phát triển nhất định, đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tổng số ước tính số khách đến cuối năm 2015 là 980.000 lượt khách, tăng 6,4% so với năm 2011 (780.000 lượt). Doanh thu ước đạt 352 tỷ, tăng 15% so với năm 2011.
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu mang lại từ du lịch
STT Các chỉ tiêu Năm
2013 Năm 2014 Năm
2015
Dự kiến năm 2016
1 Tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch 6% 7% 8% 9%
2 Lượng khách (Người) 850.500 910.000 980.000 1.070.000
2.1 Nội địa 832.350 891.000 957.500 1.044.000 2.2 Quốc tế 18.150 19.000 22.500 26.000
3 Mức chi tiêu bình quân khách/ngày (triệu
đồng) 0,270 0,269 0,359 0,449
4 Doanh thu (tỷ đồng) 230 245 352 480
5 Tỷ lệ lợi nhuận rịng bình qn 15,4% 15,4% 15,4% 15,4%
6 Số ngày lưu trú khách (nội địa) 1,5 1,5 2,0 7 Công suất sử dụng buồng khách sạn 0,60 0,60 0,60
8 Số lao động (Người) 11.900 12.700 14.200 15.500
(Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Cà Mau).
Qua kết quả nghiên cứu tổng hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau (Bảng 2.4) cho thấy lượng khách du lịch về Cà Mau ngày càng tăng, tỷ lệ tăng bình quân năm sau tăng hơn năm trước 1%, trong đó năm 2014 khách nội địa tăng 7,05%,
năm 2015 khách nội địa tăng 7,46% (so với năm trước), còn khách quốc tế năm 2014 tăng 4,68%, và năm 2015 tăng đến 18,42% (so với năm trước).
Có sự chênh lệch rất lớn giữa lượng khách nội địa và lượng khách du lịch quốc tế, để từ đó ngành du lịch có những giải pháp thu hút nguồn du khách từ nước ngoài về tỉnh (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1 : Lượng khách nội địa và khách quốc tế qua các năm
0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000
Tổng lượng khách Nội địa Quốc tế
2013 2014 2015
(Nguồn: từ bảng 2.4)
Tương ứng với số lượng khách du lịch tăng, số doanh thu từ du lịch cũng tăng qua các năm, kể cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2014 số doanh thu tăng hơn năm 2013 là 15 tỷ đồng, tương đương tăng 6,52%, năm 2015 số doanh thu tăng hơn năm 2014 là 107 tỷ đồng, tương đương tăng 43,67%. Như vậy, qua phân tích mối tương quan giữa việc tăng lượng khách và doanh thu ta thấy tỷ lệ tăng chung lượng khách du lịch hàng năm khoảng 1% so với năm trước, nhưng doanh thu của năm 2015 tăng cao hơn năm 2014 lên đến 43,67%, nguyên nhân có thể do lượng khách du lịch quốc tế năm 2015 tăng hơn 18,42% so với năm 2014. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng thu hút khách du lịch quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với khách du lịch trong nước (Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Doanh thu từ du lịch qua các năm Doanh thu từ Du lịch qua các năm Doanh thu từ Du lịch qua các năm
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2013 2014 2015
Doanh thu từ Du lịch qua các năm
(Nguồn: từ bảng 2.4)
Số doanh thu tăng hàng năm, lợi nhuận hàng năm cũng tăng theo, tỷ lệ lợi nhuận rịng bình qn qua các năm khoảng 15,4%.
Một chỉ tiêu quan trọng đối với ngành du lịch là chỉ tiêu số ngày lưu trú của khách du lịch. Trong bảng 2.10 thể hiện số ngày khách du lịch lưu trú chỉ ở mức bình quân 1,5 ngày, đây là một chỉ tiêu rất thấp đối với ngành du lịch. Chỉ tiêu cho thấy các cơ sở du lịch không giữ chân được khách du lịch, khách đến và đi rất nhanh. Nếu kết hợp với chỉ tiêu số chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch là 270.000đ trong năm 2013, 2014 và năm 2015 là 359.000 đ, càng cho chúng ta khẳng định ngành du lịch Cà Mau thật sự chưa thu hút được khách du lịch. Với số chi bình quân khoảng 300.000 đ/ngày cho một du khách thì khoản chi này còn rất thấp. Trong khi, đối với người đi du lịch thông thường, họ luôn “mong muốn” được chi tiêu trong thời gian du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, nhưng khi họ du lịch đến Cà Mau thì chưa có điều kiện chi tiền do chưa có dịch vụ nào đặc trưng mới, lạ thu hút có thể thỏa mãn nhu cầu của họ mà chủ yếu là chi phí tham quan, mua sắm và chi cho các nhu cầu thiết yếu.
Tỷ lệ sử dụng buồng/phòng khách sạn đạt 60% công suất, cho thấy nhu cầu là khá cao, số lượt khách du lịch tăng và việc tư nhân đầu tư kinh doanh khách sạn du lịch cũng tăng quan thời gian, do đó tỷ lệ sử dụng buồng/phịng khơng tăng qua các năm.
Theo ý kiến chuyên gia, ơng Mai Bá Cường, Phó Trưởng phịng nghiệp vụ Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết, nguồn doanh thu du lịch chủ yếu là khoảng thu về phí tham quan, kinh doanh phịng khách sạn, ăn uống chiếm
tỷ trọng lớn trong doanh thu về du lịch, còn lại là doanh thu dịch vụ vận chuyển (đi lại) của du khách. Phần sản phẩm du lịch mà người du lịch mua sắn do tư nhân quản lý nên Sở khơng có số liệu thống kê cụ thể.