2.4. Đầu tư công cho ngành du tỉnh Cà Mau
2.4.1. Đầu tư tài chính cơng cho ngành du lịch
Đầu tư phát triển du lịch là một nội dung quan trọng của Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau. Đầu tư du lịch là phương tiện để hiện thực hóa những định hướng chiến lược đã được đề xuất trong quy hoạch. Định hướng đầu tư đúng đắn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời bảo vệ và phát huy vốn đầu tư. Trên cơ sở đó, tỉnh xác định hướng đầu tư cơ bản của du lịch Cà Mau là: Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và các cơng trình, dịch vụ du lịch; Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp; Nghiên cứu điều chỉnh các khu du lịch theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Phát triển hệ thống các cơng trình vui chơi giải trí; Phát triển tơn tạo các di tích văn hóa - lịch sử - cách mạng và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du
lịch; Xây dựng phát triển hệ thống an ninh và an tồn du lịch; Hình thành và phát triển mạng lưới cơ quan chịu trách nhiệm về xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh du lịch Cà Mau thân thiện, hấp dẫn; Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, tỉnh xác định muốn đẩy mạnh, phát triển và khơi dậy tiềm năng du lịch của tỉnh thì hạ tầng giao thơng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút các nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện mời gọi du khách đến tham quan du lịch. Trong những năm qua nhiều dự án hạ tầng giao thông được tỉnh tập trung đầu tư, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế, các địa điểm du lịch tiềm năng được ưu tiên đầu tư, một số dự án, cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thơng nói riêng và kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thơng hàng hố, đẩy mạnh phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, ngành du lịch tỉnh đã thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch thời kỳ 2001- 2010 với tổng số vốn lên tới 77 tỷ đồng (từ nguồn vốn hỗ trợ hạ tầng du lịch của Tổng cục Du lịch).
Tính đến năm 2010, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Cà Mau làm chủ đầu tư trên 45 dự án và quy hoạch, trong đó có trên 11 dự án quy hoạch trong lĩnh vực du lịch. Sở đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển như Khai Long - Đất Mũi với tổng chiều dài tuyến gần 14km, và thực hiện các công tác chuẩn bị cho các dự án tôn tạo khu xứ ủy Nam bộ - Trung ương cục miền Nam, tơn tạo di tích lịch sử Mặt trận Tân Hưng, cơng trình biểu tượng Mũi Cà Mau, hạ tầng du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, khu Cơng viên văn hóa Mũi Cà Mau, kè vành đai biển Đông khu du lịch Đất Mũi.
Trong giai đoạn 2010 – 2015 đã hồn thành đưa vào sử dụng các dự án, cơng trình giao thơng quan trọng như: các cầu Đầm Cùng, Gành Hào 2, 06 cầu trên tuyến quốc lộ 1A (đoạn Đầm Cùng – Năm Căn); các cầu trên quốc lộ 63; cầu Năm Căn, cầu Kênh Tắc thuộc dự án đường Hồ Chí Minh; tuyến hành lang ven biển phía Nam; tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp; đường Cái Nước – Vàm Đình và các cầu trên tuyến đường Vàm Đình – Cái Đôi Vàm; đường Tắc Thủ - U Minh, Thới Bình – U Minh, Cảng Cà Mau và các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã… đây là những tuyến đường
giao thông huyết mạch tạo điều kiện thuận lợi đưa du khách đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cà Mau như Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Rừng tràm U Minh… Đây là những cơng trình được Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực, nhưng đồng thời có tác động tích cực trực tiếp đến ngành du lịch của tỉnh.
Đầu tư tuyến đường Khai Long – Mũi Cà Mau - Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông bộ thuộc Khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau theo quyết định phê duyệt dự án điều chỉnh số 2066/QĐ-UBND ngày 03/12/2009 của UBND tỉnh Cà Mau, nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch. Đến nay cơ bản hồn thành, cịn khoảng 2km cuối tuyến đã san lắp nền hạ và chuyển giao Sở Giao thơng tiếp tục đầu tư. Ngồi ra, ngân sách địa phương cịn đầu tư cho khu Cơng viên văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ theo quyết định phê duyệt dự án điều chỉnh số 1445/QĐ-UBND ngày 08/10/2008 của UBND tỉnh Cà Mau; nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch. Đến nay đã hoàn thành tuyến 1, tuyến 2 đang thực hiện đầu tư.
Dự án đầu tư bờ kè khẩn cấp khắc phục sạt lở khu Cơng viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau theo Quyết định phê duyệt dự án số 725/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 của UBND tỉnh, đến nay đã hoàn thành; nguồn vốn từ ngân sách Trung ương.
Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục cơng trình khu Cơng viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau theo Quyết định phê duyệt TKBVTC-DT số 30/QĐ- SVHTTDL ngày 04/7/2010 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, đến nay đã hoàn thành và nhiều quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật khác của các ngành có liên quan về đầu tư phát triển du lịch của tỉnh như : Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật số 186/QĐ-SKHĐT ngày 22/7/2010; Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật số 459/QĐ-SKHĐT ngày 30/11/2010; Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật số 284/QĐ-SKHĐT ngày 29/10/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư… được thực hiện từ nguồn ngân sách của tỉnh.
Tổng hợp số liệu đầu tư của tỉnh cho các cơng trình giao thơng có liên quan đến các địa điểm du lịch Cà Mau từ năm 2010 đến 2015 như sau:
Bảng 2.6 Đầu tư các tuyến giao thông đến các địa điểm du lịch
Stt Tuyến giao thông được đầu tư
Số đầu tư qua các năm (tỷ đồng)
Tổng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Đường bộ khu du lịch quốc gia rừng ngập mặn 28,357 8,773 9,993 591 - 5,00 4,00 2
Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ
46,188 3,299 8,157 15,909 13,810 5,013 -
Cộng 74,545 12,072 18,15 16,50 13,81 10,013 4,00
(Nguồn : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau)
Ngoài ra Ngân sách Nhà nước cịn đầu tư tài chính cụ thể cho một số điểm du lịch hiện có của ngành du lịch tỉnh cụ thể như sau:
Bảng 2.7 Đầu tư công cho các địa điểm du lịch
Stt Địa điểm đầu tư Số đầu tư qua các năm (tỷ đồng)
Tổng 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 Điểm du lịch di tích Hịn
Đá Bạc 98 98 - - - - -
2 Khu tưởng niệm Bác Hồ 61,39 19,19 21,02 4,86 5,32 5,2 5,8
3 Khu cơng viên văn hóa
du lịch Mũi Cà Mau 34,35 10,77 10,99 1,59 2,0 5,0 4,0
4 Vườn quốc gia U Minh
Hạ 53,79 3,3 8,16 15,91 13,81 5,01 7,6
5 Lâm ngư trường Sông
Trẹm 9,9 1,2 1,4 1,5 1,7 2,0 2,1
6 Lâm ngư trường 184 8,2 1,1 1,3 1,5 1,4 1,7 1,2
Cộng 265,63 133,56 42,87 25,36 24,23 18,91 20,7
(Nguồn : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau)
(1) Trong các địa điểm đầu tư, điểm du lịch Hòn Đá Bạc được đầu tư cao nhất là 98 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là không phải là khoảng đầu tư cho phát triển du lịch, mà là do Bộ Công An đầu tư cho việc mua lại quyền quản lý từ tư nhân. Sau khi Bộ Cơng An quản lý, thì việc kinh doanh của địa điểm này vẫn tiếp tục kinh doanh bình thường, chưa có sự thay đổi nhiều về du lịch.
(2) Khu du lịch tưởng niệm Bác Hồ được đầu tư lớn đứng thứ hai trong số đầu tư công cho ngành du lịch, với tổng số tiền đầu tư trong giai đoạn 2010 đến 2015 là 61,39 tỷ đồng. Cụ thể hơn, số đầu tư ở đây tập trung trong 2 năm 2010 và 2011 với hơn 20 tỷ đồng, là do ngân sách nhà nước kết hợp với sự đóng góp của Tập đồn dầu
khí đầu tư cho địa điểm này, chủ yếu là việc đầu tư xây dựng khu nhà chính. Sau đó, ngân sách chỉ đầu tư hàng năm cho các cơng trình phụ trợ, đường nội bộ và cho việc duy tu sửa chữa các cơng trình nhỏ.
(3) Khu cơng viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau được đầu tư khá bài bản, với tổng số tiền đầu tư trong giai đoạn 2010 đến 2015 là 34,35 tỷ đồng. Trong 2 năm 2010 và 2011, số tiền đầu tư hàng năm trên 10 tỷ đồng chủ yếu tỉnh đầu tư tuyến giao thông hạ tầng đến điểm du lịch, nên số tiền đầu tư lớn. Còn các năm sau, ngân sách chỉ đầu tư các hạng mục phụ trợ, duy tu sửa chữa nhỏ khác, nên số đầu tư không cao.
(4) Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng số vốn đầu tư là 53,79 tỷ đồng trong giai đoạn đoạn 2010 đến 2015. Đây là số tiền đầu tư khá lớn và tập trung ở năm 2012 và 2013 với gần 30 tỷ đồng cho việc xây dựng tuyến giao thông đấu nối từ tuyến liên huyện U Minh vào Vườn quốc gia U Minh Hạ. Tuy là tuyến đường đấu nối nhưng có thể xem đây là khoảng đầu tư trọng tâm cho ngành du lịch Cà Mau.
(5) Còn lại số đầu tư cho 2 lâm ngư trường không đáng kể. Mỗi Lâm ngư trường chỉ ở khoảng trên 1 tỷ đồng cho mỗi năm cho các hạng mục cơng trình nhỏ, kết hợp mục đích cho tham quan du lịch sinh thái nhưng nhìn chung vẫn cịn hạn chế.
Nhìn chung, trong giai đoanh 2010 đến 2015, Nhà nước xem như đã đầu tư trực tiếp cho ngành du lịch Cà Mau với số tiền 265,63 tỷ đồng, trong đó hầu hết các khoảng đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thơng, chưa có khoảng đầu tư đáng kể nào cho các dịch vụ du lịch, nhằm tạo đồng doanh thu trực tiếp cho ngành du lịch.
Bên cạnh nguồn đầu tư công cho du lịch Cà Mau, thì ngành du lịch Cà Mau cịn do tư nhân đầu tư nguồn kinh phí trên 360 tỷ đồng nhằm nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn; cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch; tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên cũng như giá trị tinh thần của các cơng trình văn hóa, di tích lịch sử ở vùng đất Cà Mau. Ngành du lịch tỉnh cũng đã tích cực khai thác các tuyến du lịch trọng điểm như: Cà Mau - Khai Long - Đất Mũi; Cà Mau – Vườn quốc gia U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc; Cà Mau - Sông Đốc… nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngồi nước. Chính những đối tượng này, mới là người trực tiếp tạo ra doanh thu cho ngành du lịch.
Như lý thuyết về đầu tư công đã nêu, việc đầu tư công là những khoảng đầu tư mà các nhà đầu tư tư nhân chưa mạnh dạn hoặc không thể đầu tư, chỉ có đầu tư nhà
nước mới có thể đảm nhận đầu tư, để phát triển không chỉ riêng cho một ngành hay một lĩnh vực, mà các khoảng đầu tư cơng đó có tác động đến tồn bộ nền kinh tế - xã hội của vùng, khu vực đó. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư tư nhân sẽ cụ thể hóa các hoạt động đầu tư tư nhân, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho bản thân nhà đầu tư và cho xã hội.