Đầu tư công cho nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 67 - 68)

2.4. Đầu tư công cho ngành du tỉnh Cà Mau

2.4.4. Đầu tư công cho nguồn nhân lực ngành du lịch

Phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong q trình phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. Thời gian qua, cơng tác này được tỉnh chú trọng và hết sức quan tâm trong chiến lược phát triển ngành du lịch.

Trong những năm qua, tỉnh đã chủ động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch song song với công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển mới sản phẩm du lịch được ưu tiên chú trọng. Nhiều khu du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, dịch vụ được hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Năm 2010 nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch khoảng 2.000 người, trong đó nguồn nhân lực qua đào tạo 50%, đào tạo chuyên ngành đạt 30%.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau xác định: để du lịch Cà Mau phát triển đúng hướng, đến năm 2015 chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng; trong đó tập trung vào những hạng mục cơng trình tại Đất Mũi, Hịn Đá Bạc, Vườn Quốc gia... Tỉnh cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm cho đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên có đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ; tăng nhanh tiến độ quy hoạch tổng thể, hoàn chỉnh quy hoạch các khu du lịch. Phải

định hướng việc kết nối và tạo ra sự khác biệt giữa các điểm du lịch để thiết kế các tour, tuyến; rà soát các khu quy hoạch giao nhà đầu tư; sắp xếp lộ trình các quy hoạch.

Năm 2010 đến năm 2015 đã đào tạo 190 học viên với kinh phí 155 triệu. Trong đó chỉ đào tạo 4 lớp kỹ năng phục vụ buồng, bàn, lễ tân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)