Thực trạng du lịch Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 43 - 50)

2.3. Khái quát ngành du lịch tỉnh Cà Mau

2.3.2. Thực trạng du lịch Cà Mau

2.3.2.1. Các loại hình, dịch vụ về du lịch

Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền nhân đã khai hoang, mở cõi trên mảnh đất phù sa, chính vùng đất này đã sinh sản ra nét văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung, của Cà Mau nói riêng.

Với diện tích tự nhiên 5.329 km2, vị trí địa lý 3 mặt giáp biển dài 254 km bờ biển, có tổng diện tích rừng ngập trên 110.000 ha, Mũi Cà Mau hiện ra như mũi con tàu luôn tiến ra biển. Mũi đất này hàng năm lắng tụ phù sa lấn biển khoảng 80 - 100m, đã tạo ra Bãi bồi chạy dài theo bờ biển đông và biển tây. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đước Mũi Cà Mau, cùng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Cà Mau có 02 Vườn quốc gia đó là Vườn quốc gia Đất Mũi với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286 ha đã và đang thực hiện quy hoạch, đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng.

Theo khái niệm về du lịch, khách du lịch (đã nêu ở chương 1), thì các sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau cụ thể như sau:

Du lịch tham quan có các địa điểm như: Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, các sân chim ....

Du lịch về sinh thái gồm: Vườn quốc gia U Minh Hạ, Các Lâm ngư trường. Du lịch cuối tuần: Đối với người dân bản địa.

Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử, tâm linh: Đền thờ Bác Hồ, Hồng Anh Thư quán, Khu xứ ủy Nam bộ, Quan âm cổ tự...

Khách du lịch về kinh doanh : tìm hiểu văn hóa, con người và điều kiện kinh tế để đầu tư kinh doanh.

Về nguồn thu từ du lịch, Cà Mau đã cung cấp một số sản phẩm du lịch tạo nguồn thu bao gồm:

Lưu trú (phòng nghỉ) Ăn uống

Dịch vụ tham quan, giải trí. Dịch vụ đi lại (trong nội tỉnh)

Đồ dùng, quà biếu (chủ yếu là lương thực, thực phẩm, đặc sản)

Trong ngành du lịch Cà Mau, du lịch sinh thái được xem là điểm mạnh của tỉnh. Theo số liệu thống kê lượt khách đến các điểm du lịch của Cà Mau thì có trên 70% lượt khách đến các điểm du lịch sinh thái trọng tâm của tỉnh như: Mũi Cà Mau; Vườn quốc gia U Minh Hạ; Đá Bạc; Sơng Trẹm. Vì vậy thời gian qua địa phương đã rất quan tâm đầu tư vào các điểm du lịch này. Hầu hết các điểm du lịch trọng tâm của tỉnh đều phát triển theo hướng bền vững, phát triển du lịch gắn với thiên nhiên song song với bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người dân và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa bản địa.

Việc phát triển du lịch Cà Mau trong thời gian qua cũng đa dạng hóa được các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu khách du lịch các mùa trong năm, phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng và hướng tới tạo ra những sản phẩm du lịch có thương hiệu, mang nét đặc trưng riêng của du lịch Cà Mau.

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng, tính sẵng sàng của các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của du khách tại các điểm du lịch hiện còn rất thấp. Hàng hóa và thực phẩm được bày bán trong các điểm du lịch có chất lượng chưa cao, tính đặc trưng chưa nhiều. Đồ ăn, thức uống nhìn chung chưa đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố đồng cảm (du khách được quan tâm, hướng dẫn chu đáo khi khách đến tham quan) cũng là điểm yếu trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch, vấn đề này cần sớm khách phục nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách trong khi các vấn đề hạn chế khác chưa kịp khắc phục trong thời gian ngắn. Đối với các yếu tố hữu hình cần

lưu ý sớm khắc phục các nhà vệ sinh, phịng chờ vì các yếu tố này hầu hết các điểm điều rất yếu (thiếu và bị xuống cấp). Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Cà Mau cịn hạn chế làm cho bức tranh tổng thể về chất lượng dịch vụ du lịch trong mắt du khách xuống thấp, chưa thu hút được sự quay lại của du khách, vì vậy thu nhập từ du lịch chỉ góp phần nhỏ vào trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau. Những vấn đề này thể hiện rõ ở dịch vụ du lịch chưa được quan tâm nâng cao chất lượng.

Ngành du lịch chủ trương mở rộng xã hội hố, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch mới. Bước đầu chủ động khảo sát, tìm ra các sản phẩm mới du lịch biển tại Cồn Ông Trang, du lịch sinh thái rừng - biển U Minh... để đưa vào kế hoạch đầu tư khai thác giai đoạn tiếp theo.

Có thể nhận thấy, việc đa dạng hố sản phẩm du lịch là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, do xác định loại hình và sản phẩm du lịch chiến lược, phù hợp với tiềm năng cịn chưa rõ ràng, chính vì vậy du lịch Cà Mau chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế, và thời gian lưu lại của khách chưa cao.

2.3.2.2. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú bao gồm, khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Phân loại cơ sở lưu trú theo thành phần kinh tế, thì phần lớn các cơ sở lưu trú đều thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khách sạn hiện nay của cả tỉnh chỉ còn 4 doanh nghiệp (năm 2010 là 5 doanh nghiệp, đến năm 2012 giảm 01 doanh nghiệp do quản lý không hiệu quả, đó là Khách sạn Siêu thị), 04 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khách sạn gồm:

Khách sạn du lịch Cơng đồn Cà Mau Khách sạn Cà Mau

Nhà khách Minh Hải

Khách sạn Cơng đồn Năm căn

Tình hình phát triển: Trong giai đoạn 2010 - 2015, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh

vào hoạt động với 1.235 phịng, thì đến năm 2015 số cơ sở lưu trú tăng thêm 49 cơ sở với 1.480 phòng. Phần lớn các cơ sở lưu trú hiện chỉ tập trung tại thành phố Cà Mau. Bảng 2.2: Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Cơ sở lưu trú Các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Khách sạn 1 sao 6 7 7 5 7 7 Khách sạn 2 sao 10 9 11 9 10 13 Khách sạn 3 sao 2 2 2 2 2 2 Khách sạn chưa xếp hạng, xếp hạng lại 24 26 26 28 25 27 Tổng cơ sở lưu trú du lịch 42 44 46 44 48 49 Tổng số phòng 1.239 1.332 1.410 1.360 1423 1480

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau)

Cơng suất sử dụng phịng: Theo các số liệu cơ bản (số lượt khách, số ngày lưu

trú trung bình, số phịng, số giường...) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau thì cơng suất này đạt khoảng 60% - 68% nếu tính theo phịng (mỗi phịng chỉ có 1 khách lưu trú).

Chất lượng cơ sở lưu trú: Hầu hết các cơ sở lưu trú đều đã được quan tâm nâng

cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; đào tạo lao động; đa dạng hoá sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách.

Tuy nhiên một vấn đề đang quan tâm đó là hệ thống các khách sạn chưa được quan tâm về mặt cảnh quan, kiến trúc để vừa đảm bảo tính hiện đại vừa gắn được với tính truyền thống, với bản sắc và sinh cảnh của vùng, chưa gắn kết được nhu cầu lưu trú của khách với nhu cầu về giải trí, sinh cảnh… cho du khách.

2.3.2.3. Lao động ngành du lịch

Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Trong khách sạn, số lao động bình

qn trên một phịng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh. Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lên tới 2 - 2,2 người/phòng.

Bảng 2.3: Hiện trạng lao động du lịch Cà Mau đã qua đào tạo

Đơn vị: Lao động

Năm Tổng

Trình độ đào tạo

ĐH - Trên ĐH Cao đẳng – TC Chưa đào tạo LĐ khác (Sơ cấp) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2010 2.600 130 5,0 140 5,4 1.710 65,8 620 23,8 2011 2.600 136 5,2 142 5,5 1.700 65,4 622 23,9 2012 3.168 184 5,8 194 6,1 2.100 66,3 690 21,8 2013 3.200 185 5,8 200 6,25 2.115 66,1 700 21,9 2014 3.120 162 5,2 190 6,00 1978 63,3 790 25,5 2015 3.050 162 5,3 194 6,4 1838 60,2 856 28,0

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau).

Theo thống kê (Bảng 2.3), cho thấy số lượng lao động ngành du lịch Cà Mau nhìn chung có phần tăng lên hàng năm nhưng chất lượng chuyên mơn lại chưa được cải thiện nhiều.

Có thể nhận thấy tỷ lệ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo năm 2010 là 1.710 lao động, chiếm đến 65,8% trên tổng số lao động. Đến năm 2014 tỷ lệ này đã giảm còn 63,3%, năm 2015 là 60%. Tỷ lệ lao động trong ngành chưa qua đào tạo có giãm dần nhưng vẫn còn rất cao làm cho chất lượng chung đội ngũ lao động ngành thấp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của du lịch Cà Mau.

Nhìn chung chất lượng lao động kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch Cà Mau còn thấp thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao thì lao động trong ngành du lịch Cà Mau đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.

2.3.2.4. Sản phẩm về du lịch

“...Đi thăm miền Trung nhớ ghé Cà Ná / Muốn ăn tơm cá thì về Cà Mau...”. Câu nói ví von này thể hiện thế mạnh hàng đầu của Cà Mau là thủy sản. Nhưng Cà Mau khơng chỉ có vậy. Trên nhật ký lữ hành đã có tên Cà Mau - Cực nam Tổ quốc. Đến với Cà Mau, khách du lịch sẽ thấy choáng ngợp bởi sự xuất hiện của các phương tiện vận chuyển đường thủy tấp nập trên sông từ sáng sớm đến tận khuya. Các khu chợ

nổi với những chiếc ghe cắm sào treo đầy nông sản như lời mời gọi đầy hấp dẫn. Với 2,5% diện tích tự nhiên là sơng ngịi, kinh rạch, hệ thống vận tải thủy ở Cà Mau rất phát triển. Bên cạnh những chiếc ghe chở hàng là những chiếc thuyền ba lá với cô thôn nữ dịu dàng, những chiếc ca nơ cao tốc phóng như bay đưa du khách đi thưởng lãm cảnh sông nước.

Từ Cà Mau, ngược dịng sơng Trẹm, sơng Cái Tàu đến với rừng U Minh Hạ, người dân nơi đây sẽ hướng dẫn du khách len lỏi tham quan rừng tràm trên những chiếc xuồng nhỏ, tận mắt xem những tổ ong mật, xem cảnh thợ rừng săn ong. Ngoài ra, du khách sẽ có dịp nghe người dân địa phương kể những câu chuyện cười mang tính phóng đại của bác Ba Phi được hình thành từ chuyện làm ăn, sinh hoạt hàng ngày, chuyện các sản vật phong phú của rừng tràm.

Từ Cà Mau, xi dịng về phương nam, đến với “Năm Căn - mỏ tôm” của cả nước, đến với khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn, nơi tập hợp trên 60 loài thực vật và trên 200 loài động vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn, thăm những ngôi nhà , những “làng rừng” nổi danh trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

2.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

2.3.3.1. Giao thông

Đường bộ: Từ thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng Đồng bằng sông

Cửu Long dễ dàng qua quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km và thành phố Cần Thơ 180 km.

Tuyến quốc lộ 1A thơng suốt từ Hà Nội đến Cà Mau, trong đó đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau có tuyến cao tốc Trung Lương khoảng 50km đã rút ngắn được thời gian khi đến Cà Mau. Đặc biệt, đầu năm 2016 tỉnh đã khánh thành đoạn Năm Căn – Mũi Cà Mau, hồn thành tồn bộ tuyến quốc lơ 1A từ Hà Nội đến tận Mũi Cà Mau.

Tuyến đường mới Quản Lộ - Phụng Hiệp kết nối Cà Mau - Cần Thơ đã hồn tất, rút ngắn 40km hành trình từ Cần Thơ tới Cà Mau.

Quốc lộ 63 là tuyến đường quan trọng thứ 3 trong tỉnh, kết nối Cà Mau với Kiên Giang và Campuchia. Tuyến quốc lộ 1A cũng sẽ được kéo dài tới Đất Mũi nhằm hoàn tất kết nối đường Hồ Chí Minh.

Tuyến hành lang ven biển phía Nam kết nối Cà Mau với An Giang, Kiên Giang và Campuchia cũng là tuyến quan trọng và sẽ được đầu tư trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện trong tỉnh cịn nhiều khó khăn do có nhiều sơng, kênh, rạch, đa số các tuyến đường có mặt cắt rất nhỏ.

Đường thủy: Cà Mau có các sơng lớn như: sơng Bảy Háp, sơng Gành Hào, sông

Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đường thủy tỉnh Cà Mau có tổng độ dài gần 7.000 km; trong đó trên 700 km có tải trọng từ 50 tấn trở lên. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với Cần Thơ, Kiên Giang và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.

Đường khơng: Cà Mau có sân bay tuyến Cà Mau – thành phố Hồ Chí Minh và

ngược lại. Theo thống kê năm 2006 phục vụ cho 8459 lượt khách đi đến từ các vùng, miền đến với Cà Mau; năm 2015 ước tính phục vụ khoảng trên dưới 200.000 lượt khách, lượng khách tiếp nhận 150 hành khách/giờ cao điểm. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hịn Khoai, Đất Mũi khi có nhu cầu và điều kiện có thể khơi phục và đưa vào sử dụng.

Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là một trong những cảng quan trọng

trong hệ thống cảng ở Đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vịng cung đường biển của vùng Đơng Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, cảng biển nước sâu tại cụm đảo Hòn Khoai đã được chủ trương đầu tư sẽ tăng năng lực thu hút hàng hóa và hướng đến việc đón tàu du lịch quốc tế thơng qua cảng góp phần cho việc phát triển du lịch đường biển trong tương lai.

2.3.3.2. Cấp điện

Hiện nay toàn bộ các xã, phường, thị trấn ở Cà Mau đã có điện; số người dân được sử dụng có điện đạt 94,38%. Tuy nhiên, do Cà Mau là địa phương có địa hình sơng nước, phân bổ dân cư rải rác nên chi phí đầu tư cấp điện cho một hộ dân rất cao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)