Phân tích diễn biến và cơ cấu tài sản của công ty

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí chính xác kỳ bắc (Trang 41)

II. Nguồn kinh

2.2.2.2 Phân tích diễn biến và cơ cấu tài sản của công ty

Sau khi phân tích diễn biến cũng như cơ cấu nguồn vốn ta đi phân tích diễn biến cũng như cơ cấu tài sản để thấy được việc sử dụng vốn của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào. Vậy ta có bảng sau:

Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản năm 2010 của công ty cổ phần cơ khí chính xác Kỳ Bắc

Chỉ tiêu

Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) A – Tài sản ngắn hạn 35,079 35,079 93.11 13,272 83.96 21,807 164.31 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 6,264 17.86 2,306 17.37 3,958 171.64 II. Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn - 0.00 0 0.00 0

III. Các khoản phải

thu ngắn hạn 11,754 33.51 1,959 14.76 9,795 500.00 1. Phải thu khách hàng 10,282 87.48 1,892 96.58 8,390 443.45 2. Trả trước cho người bán 1,472 12.52 67 3.42 1,405 2097 IV. Hàng tồn kho 16,776 47.82 8,890 66.98 7,886 88.71 V. Tài sản ngắn hạn khác 284 0.81 117 0.88 167 142.74 B – Tài sản dài hạn 2,595 6.89 2,536 16.04 59 2.33

I- Các khoản phải thu

dài hạn - 0.00 0 0.00 0

II. Tài sản cố định 2,595 100 2,536 100 59 2.33

Cuối năm 2010 so với đầu năm thì tổng tài sản tăng 21.866 trđ với tỷ lệ là 138,32%. Nhìn chung quy mô tài sản của công ty gia tăng theo hướng gia tăng tài sản ngắn hạn, đây là sự đầu tư về chiều rộng giúp công ty giải quyết được những khó khăn trước mắt, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận, song lâu dài phải có sự đồng đều giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tránh sự lãng phí, dư thừa cũng như tăng sức cạnh tranh cho công ty. Ta đi sâu phân tích thêm:

- Về tài sản ngắn hạn: So với đầu năm tăng 21.807 trđ với tỷ lệ là 164,31%. Sự gia tăng của tài sản ngắn hạn là do sự gia tăng của những khoản sau:

+ Vốn bằng tiền: Với mức tăng so với đầu năm là 3.958 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 171,64%. Công ty gia tăng vốn bằng tiền là do về cuối năm công ty có những khoản nợ đến hạn cần phải thanh toán cho nhà cung cấp, cho người lao động, và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác. Vì vậy, việc tăng vốn bằng tiền ở thời điểm cuối năm là hợp lý.

Việc gia tăng vốn bằng tiền này phần nào giúp công ty cải thiện khả năng thanh toán tức thời của công ty vào thời điểm cuối năm, đặc biệt khi trong kỳ nợ ngắn hạn của công ty gia tăng một lượng đáng kể.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng khá mạnh từ 1.959 trđ vào thời điểm đầu năm và cuối năm lên tới 11.754 trđ vào cuối năm. Tăng so với đầu năm là 9.795 trđ với tỷ lệ là 500%.

Các khoản phải thu ngắn hạn gồm có phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu là do phải thu của khách hàng tăng mạnh, trong khi trả trước cho người bán tăng không đáng kể khoảng 1.405 trđ.

Phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn ( đầu năm: 96,58% - cuối năm: 87,48%). Trong kỳ phải thu của khách hàng tăng 8.390 trđ với tỷ lệ 443,45%. Do vậy mà các khoản phải thu

ngắn hạn cũng tăng mạnh. Trong kỳ khoản này tăng nhiều là do công ty lới rộng chính sách tín dụng cho khách hàng, tăng thời hạn thanh toán cho khách hàng giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm. Do đây là những khoản công ty bị chiếm dụng nên việc gia tăng thời hạn thanh toán cho khách hàng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Trong khi công ty gặp khó khăn trong tiêu thụ thì việc lới rộng chính sách tín dụng là cần thiết tuy nhiên công ty cũng phải chú ý tới công tác tổ chức quản lý thu hồi các khoản nợ đến hạn của khách hàng.

+ Hàng tồn kho: Về quy mô hàng tồn kho trong kỳ tăng 7.886 trđ với tỷ lệ tăng là 88,71%. Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho vẫn giảm 19,16% là do các khoản khác trong tổng tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn so với hàng tồn kho. Đi sâu vào phân tích ta thấy:

Hàng tồn kho của công ty 100% là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, không có thành phẩm tồn kho là do việc tiêu thụ sản phẩm của công ty khá tốt. Tuy nhiên nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì tình hình tiêu thụ năm 2010 so với năm 2009 đều giảm. Cụ thể:

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch

1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 21.584 29.616 (8.032)

2. Giá vốn hàng bán 19.743 27.800 (8.057) So với năm 2009 thì doanh thu cũng như giá vốn hàng bán của năm 2010 đều giảm đáng kể, doanh thu giảm 8.032 trđ và giá vốn hàng bán giảm 8.057 trđ. Vậy trong khi hàng tồn kho tăng mà 100% là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mà doanh thu và giá vốn hàng bán giảm là do công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng việc thực hiện lới rộng chính sách tín dụng cho khách hàng để không còn thành phẩm tồn kho nhưng do về cuối năm công ty

thu hẹp quy mô sản xuất vì nếu sản xuất thêm nữa thì không thể tiêu thụ hết được nên sản lượng bán ra trong năm thấp hơn đồng nghĩa với việc doanh thu của công ty năm 2010 là giảm đi. Nhưng việc tính toán dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty chưa hợp lý khiến lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng nhiều. Điều này sẽ làm tăng chí phí bảo quản, lưu kho của số hàng tồn kho này và nếu để lâu thì chất lượng của hàng tồn kho giảm dẫn đến thành phẩm làm ra từ số hàng tồn kho này cũng giảm chất lượng.

Như vậy, tình hình tồn kho của doanh nghiệp là chưa hợp lý. Công ty cần chú ý đến dự báo tình hình tiêu thụ trong tương lai để công tác tổ chức lập kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu sao cho tốt hơn, hợp lý hơn, tránh lãng phí cho công ty.

+ Tài sản ngắn hạn khác: Trong tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu nhà nước và tài sản ngắn hạn khác. So với đầu năm thì tài sản ngắn hạn khác tăng 167 trđ tương ứng với tỷ lệ là 142,74%. Nhưng lượng tài sản ngắn hạn khác này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản (xấp xỉ khoảng 1%). Vậy nên nó không có ảnh hưởng nhiều.

Như vậy, tài sản ngắn hạn của công ty tập trung chủ yếu vào tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Cả ba khoản mục này đều tăng lên vào thời điểm cuối năm do tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất làm gia tăng hàng tồn kho (là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), phải lới rộng chính sách tín dụng cho khách hàng làm gia tăng các khoản phải thu của khách hàng. Tuy sự gia tăng này không có lợi cho công ty một phần là do khách quan, do sự khó khăn chung của toàn ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng cũng một phần công ty chưa thực hiện tốt việc đánh giá, dự báo tình hình tiêu thụ để có kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý.

- Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty chính là tài sản cố định hữu hình của công ty mà không có khoản nào khác. So với đầu năm tài sản dài hạn tăng 2,33% tương ứng với số tiền là 59 trđ. Trong đó:

Trong tài sản cố định hữu hình thì trong kỳ có sự gia tăng nguyên giá tài sản cố định với số tiền là 684 trđ do công ty mua sắm thêm một thiết bị kỹ thuật mua từ bên Đức phục vụ cho việc sản xuất của công ty. Đồng thời việc khấu hao của công ty vẫn thực hiện đúng theo quy định nên giá trị hao mòn lũy kế tăng đều.

Tóm lại qua phân tích sự thay đổi các khoản mục tài sản và tổng tài sản của công ty ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong khi tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Do vậy sự tăng lên của tổng tài sản chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Và sự tăng lên của tài sản ngắn hạn do công ty lới rộng chính sách tín dụng cho khách hàng, tăng dự trữ vốn bằng tiền cho các khoản nợ đến hạn và do sự yếu kém trong công tác hoạch định tình hình sản xuất dẫn đến hàng tồn kho tăng lên không hợp lý. Công ty mới chỉ chú trọng đầu tư về chiều rộng mà chưa chú ý nhiều đến đầu tư về chiều sâu, vậy nên trong thời gian tới công ty cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa về chiều sâu để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Đồng thời chú ý tổ chức việc thu hồi các khoản nợ đến hạn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cho hợp lý.

Để đánh giá sâu hơn nữa tình hình tạo lập và sử dụng vốn của công ty cổ phần cơ khí chính xác Kỳ Bắc ta phân tích về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí chính xác kỳ bắc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w