II. Nguồn kinh
2.2.2.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Qua bảng này ta sẽ thấy rõ ràng hơn về tình hình tạo lập và sử dụng vốn của công ty cổ phần cơ khí chính xác Kỳ Bắc.
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2010
Sử dụng vốn Số tiền(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Diễn biến nguồn vốn Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) 1. Tăng dự trữ tiền mặt 3,958 17.58 1. Tăng nợ thuế và các khoản khác phải nộp NSNN 29 0.13 2. Tăng tín dụng cho khách hàng 8,391 37.26
2. Tăng khấu hao
TSCĐ 625 2.78
3.Tăng các khoản trả trước cho người bán 1,405 6.24 3. Tăng vay nợ ngắn hạn 2,773 12.31 4. Tăng hàng tồn kho 7,887 35.02 4. Tăng tín dụng nhà cung cấp 7,484 33.23 5. Tăng thuế GTGT được khấu trừ 175 0.78 5. Tăng các khoản người mua trả tiền trước
7,963 35.36 6. Tăng đầu tư vào
TSNH khác 20 0.09
6. Tăng nợ các khoản phải trả,phải nộp ngắn hạn khác
3,533 15.69 7. Tăng đầu tư vào
TSCĐHH 684 3.04
7. Tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
113 0.50
TỔNG CỘNG 22,520 100 TỔNG CỘNG 22,520 100
- Về tổ chức nguồn vốn: Trong năm 2010 công ty chủ yếu huy động vốn lớn nhất từ việc tăng các khoản chiếm dụng từ khách hàng với số tiền là 7.963 trđ (chiếm tỷ trọng 35,36%), tiếp đó là tăng chiếm dụng của các nhà cung cấp số tiền là 7.484 trđ (chiếm tỷ trọng 33,23% ). Ngoài ra công ty còn huy động thông qua việc tăng các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác là 3.533 trđ (chiếm 15,69%) và các khoản vay nợ ngắn hạn (gồm có vay ngân hàng và vay các đối tượng khác) với số tiền là 2.773 trđ (chiếm 12,31%). Đồng thời cũng có sự gia tăng của các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, tăng khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận chưa phân
phối. Trong tổng nguồn vốn huy động được trong kỳ là 22.520 trđ thì phần nguồn vốn huy động được từ bên trong doanh nghiệp (bao gồm khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận chưa phân phối) là: 738 trđ (chiếm 3,28%), còn phần vốn huy động từ bên ngoài là: 21.782 trđ (chiếm 96,72%)
Như vậy, việc tổ chức nguồn vốn của công ty trong năm được coi là hợp lý do công ty đã ưu tiên sử dụng nguồn vốn bên trong bao gồm khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trước, các nguồn vốn này không mất chi phí huy động, tăng tính chủ động và độ an toàn tài chính của công ty, tuy nhiên số vốn công ty huy động được từ bên trong là khá nhỏ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn của mình công ty phải huy động đến các nguồn bên ngoài. Và ta thấy rằng công ty ưu tiên đối với những khoản mà công ty có thể chiếm dụng được từ các nhà cung cấp và khách hàng. Sau đó mới huy động đến những khoản vay nợ ngắn hạn và các khoản khác. Do đó công ty đã giảm được chi phí sử dụng vốn của mình. Song công ty cần phải chú ý đến việc thanh toán đúng hạn các khoản chiếm dụng tránh làm mất uy tín của công ty.
- Về sử dụng vốn: Trong tổng số 22.520 trđ huy động được trong năm công ty đã sử dụng như sau:
Sử dụng nhiều nhất là tăng tín dụng cho khách hàng với số tiền 8.391 trđ (chiếm tỷ trọng 37,26%) do công ty muốn đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tránh tồn đọng thành phẩm.
Sử dụng nhiều thứ hai cho việc mua nguyên vật liệu với số tiền là 7.887 trđ (chiếm tỷ trọng 35,02%) phục vụ cho quá trình sản xuất trong năm. Tuy nhiên việc dự trữ này là chưa hợp lý vì trong năm công ty giảm số lượng sản xuất cũng như tiêu thụ trong khi mức chi cho mua nguyên vật liệu ổn định do vậy làm hàng tồn kho tăng.
Đồng thời công ty cũng tăng dự trữ tiền mặt cho nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như các nhu cầu chi tiêu phục vụ cho hoạt đông sản
xuất, kinh doanh của công ty. Mức dự trữ tiền mặt tăng 3.958 trđ (chiếm tỷ trọng 17,58%).
Ngoài ra công ty còn sử dụng vốn cho việc trả trước cho người bán, trả nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước cũng như tăng đầu tư vào tài sản cố định hữu hình và đầu tư vào tài sản ngắn hạn khác.
Tóm lại, qua việc phân tích sự biến động và cơ cấu của nguồn vốn cũng như sự biến động và cơ cấu tài sản thì một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí phục vụ công nghiệp nặng như công ty cổ phần cơ khí chính xác Kỳ Bắc có cơ cấu vốn chưa hợp lý cũng như việc phân bổ, sử dụng vốn chưa hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn có tỷ trọng nợ là rất cao, trong khi tỷ trọng vốn chủ là rất thấp. Do vậy, tính tự chủ về mặt tài chính của công ty còn yếu và càng ngày càng yếu hơn về cuối năm. Điều này cũng sẽ dẫn đến sự căng thẳng về mặt tài chính nếu có nhiều khoản nợ cùng đến hạn một lúc. Việc sử dụng vốn cũng chưa hợp lý là do công ty mới chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn mà ít quan tâm đầu tư vào tài sản dài hạn. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai. Mặt khác, vốn công ty chủ yếu nằm ở hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng,cho thấy quy mô vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là khá lớn. Tuy một phần là do chính sách tín dụng ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nhưng một phần cũng do yếu kém trong công tác kế hoạch, do vậy công ty cần có biện pháp khắc phục, tránh để tình trạng này kéo dài.