I. Phải trả ngắn hạn 20,893 5,446 15,447 283.6%
2.2.5.2 Các hệ số hiệu suất hoạt động
Các hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông thường, các hệ số sau đây được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
* Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày trung bình thực hiện được một vòng quay hàng tồn kho.
Việc tính toán được thể hiện dưới bảng sau:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
1.Giá vốn hàng bán (Trđ) 19,743 27,800 (8,057) 2.Hàng tồn kho bình quân (Trđ) 12,833 11,830 1,003 3.Số vòng quay HTK= (1)/(2) 1.538 2.350 (0.812) 4.Số ngày 1 vòng quay HTK=
360/(3)- Đvt: ngày 234 153 81
Hệ số quay vòng hàng tồn kho năm 2010 là 1.538 vòng giảm 0.812 vòng so với năm 2009, làm số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng từ 153 ngày lên tới 234 ngày. Điều này thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm đi góp phần vào việc làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Sự
giảm đáng kể này là do sự giảm mạnh của giá vốn hàng bán trong khi hàng tồn kho thì lại tăng lên và nguyên nhân của việc giảm giá vốn hàng bán và lượng hàng tồn kho bình quân tăng đã trình bày ở trên.
Bên cạnh đó, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là ở mức rất thấp hay số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho là cao (năm 2009 là 153 ngày để thực hiện được 1 vòng quay hàng tồn kho) và lại càng tăng thêm ở năm 2010 (mất 234 ngày để thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho). Do vậy, năm tới công ty cần cố gắng nâng cao tốc độ luân chuyển hàng tồn kho hơn nữa để góp phần nâng cao vòng quay hàng tồn kho nói riêng cũng như hiệu suất sử dụng vốn lưu động nói chung.
* Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình Bảng sau đây phản ánh tốc độ luân chuyển của nợ phải thu:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
1.Doanh thu tiêu thụ (Trđ) 23,743 32,578 (8,835) 2.Số dư bình quân các khoản
phải thu (Trđ) 6,857 11,609 (4,752)
3.Vòng quay các khoản phải
thu=(1)/(2)- Đvt: vòng 3.463 2.806 0.657
4.Kỳ thu tiền trung bình=360/
(3)- Đvt: ngày 104 128 (24)
Qua kết quả tính toán ở trên: Số vòng quay các khoản phải thu năm 2010 tăng 0.675 vòng so với năm 2009 (tăng từ 2.806 vòng lên tới 3.463 vòng năm 2010), làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm từ 128 ngày xuống 104 ngày. Như vậy, công ty đã gia tăng được tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu, giảm được mức ứ đọng vốn. Sự gia tăng này là do tốc độ giảm của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu. Điều này góp phần làm hạn chế mức độ giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty.
Tuy tốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng nhưng tốc độ này vẫn ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Vậy doanh nghiệp cần cố gắng ngày càng giảm kỳ thu tiền trung bình để nâng cao tốc độ luân chuyển khoản phải thu cũng như góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động
* Số vòng quay vốn lưu động và số ngày luân chuyển vốn lưu động
Ta thực thực hiện tính toán thông qua bảng dưới đây:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
1. Doanh thu thuần (Trđ) 21,585 29,616 (8,031) 2.VLĐ bình quân (Trđ) 24,176 25,922 (1,746) 3.Vòng quay VLĐ= (1)/(2)
Đvt: vòng 0.893 1.143 (0.25)
4.Số ngày luân chuyển VLĐ
= 360/(3) - Đvt: ngày 403 315 88
Như vậy so với năm 2009 vòng quay vốn lưu động giảm 0.2497 vòng (giảm từ 1.1425 vòng năm 2009 xuống còn 0.8928 vòng vào năm 2010) làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động chậm hơn 88 ngày so với năm 2009. Điều này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty giảm ở năm 2010.Điều này được lý giải như sau:
- Vốn lưu động bình quân: Số dư bình quân về vốn lưu động có ảnh hưởng ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nghĩa là số dư bình quân về vốn lưu động tăng sẽ làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm.Vốn lưu động bình quân năm 2010 so với năm 2009 giảm không nhiều (giảm 1,746 trđ) là do công tác tổ chức dự báo và kế hoạch sản xuất của công ty chưa tốt nên công ty để mức vốn lưu động ổn định so với mức sản xuất năm 2009. Do đó mà vốn lưu động ổn định, giảm ít so với năm 2009.
- Doanh thu thuần: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng cùng chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Vì trong năm tình hình sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn nên việc tiêu thụ của công ty bị giảm, mặc dù công ty đã lới rộng chính sách tín dụng cho khách hàng và
không còn thành phẩm tồn kho nhưng doanh thu thuần năm 2010 giảm khá nhiều so với sự sụt giảm của vốn lưu động. Doanh thu thuần năm 2010 giảm 8,031trđ so với năm 2009.
Như vậy do vốn lưu động của công ty ổn định trong khi doanh thu thuần giảm nhiều nên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty giảm đáng kể ở năm 2010.
Mặt khác kỳ luân chuyển vốn lưu động tại công ty cả 2 năm đều ở mức rất cao so với trung bình ngành. Năm 2009 là 315 ngày, năm 2010 là 403 ngày. Điều này làm cho công ty lâm vào tình trạng bị ứ đọng vốn và gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và sẽ phải huy động đến nguồn khác làm gia tăng chi phí sử dụng vốn của công ty cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu vốn, chậm vốn. Do đó công ty cần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động qua việc tăng vòng quay vốn lưu động, giảm kỳ luân chuyển vốn lưu động.
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Việc tính toán chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng dưới đây:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
1.Doanh thu thuần (Trđ) 21,682 29,631 (7,949)
2. VCĐ bình quân (Trđ) 2,565 2,118 447
3. Hiệu suất sử dụng VCĐ
=(1)/(2) 8.452 13.987 (5.535)
Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta có:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Ở năm 2009 thì cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 13.987 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2010 thì cứ 1 đồng vốn cố định thì tạo ra được 8.452 đồng, giảm so với năm 2009 là 5.535 đồng, mức giảm này so với năm 2009 là khá nhiều. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là
do trong năm 2010 doanh thu thuần tiêu thụ giảm nhiều trong khi vốn cố định bình quân tăng. Do vậy, dẫn đến việc giảm mạnh của hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Như vậy, hiệu suất sử dụng tài vốn cố định của công ty vẫn ở mức thấp. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào máy móc trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng doanh thu.
* Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần (Trđ) 21,585 29,616 (8,031) (27.12)% 2.VKD bình quân (Trđ) 26,741 28,041 (1,300) (4.63)% 3. Vòng quay toàn bộ
vốn =(1)/(2)- Đvt : vòng 0.807 1.056 (0.249)
Bảng trên cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn năm 2010 kém hiệu quả hơn so với năm 2009. Năm 2009 vòng quay toàn bộ vốn đạt 1.056 vòng và đến năm 2010 giảm xuống còn 0.807 vòng. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn giảm là do tỷ lệ giảm của doanh thu thuần (27.12%) lớn hơn so với tỷ lệ giảm của vốn kinh doanh bình quân (4.36%). Không những hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn giảm mà hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của công ty trong toàn ngành là thấp. Vây nên công ty cần phải cố gắng nâng cao hiệu suất sử dụng vốn hơn nữa.
Tóm lại qua việc phân tích các hệ số hiệu suất hoạt động ta thấy việc quản lý, sử dụng vốn của công ty chưa cao và còn giảm hơn so với năm 2009 vừa do nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan là do tình hình thị trường năm 2010 khó khăn dẫn đến sự khó khăn cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trong khi công ty đã cố gắng tiêu thụ tối đa sản phẩm. Tuy nhiên, công ty cũng vẫn còn yếu kém trong
công tác dự báo thị trường cũng như công tác lập kế hoạch sản xuất. Vậy nên, trong thời gian tới công ty cần phát huy điểm tốt và khác phục những hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng vốn.