- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC KỲ BẮC 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
3.2.1 Giải pháp thứ nhất: Xác lập cơ cấu nguồn vốn theo hướng gia tăng sự tự chủ về mặt tài chính và thay đổi cơ cấu nợ ngắn hạn hợp lý
tăng sự tự chủ về mặt tài chính và thay đổi cơ cấu nợ ngắn hạn hợp lý hơn.
Như đã biết Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Mà trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp
ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta chú trọng tới mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi vì:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính, hay sự lành mạnh về tài chính của công ty, thể hiện được sức mạnh cũng như uy tín của công ty trong kinh doanh.
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay một công ty cổ phần.
Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong khâu tạo lập và sử dụng vốn của công ty trong năm 2010 đã được trình bày ở chương trước, đó là cơ cấu huy động nợ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn (chiếm khoảng 90%) trong đó 100% là nợ ngắn hạn mà không có nợ dài hạn. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn thấp nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cao, khiến công ty luôn phải lo quay vòng trả nợ kịp thời, ảnh hưởng đến việc tập trung cho sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý thông qua việc chú trọng đến các vấn đề sau:
+ Công ty có thể dùng nhiều hơn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và giảm phần cổ tức cho cổ đông. Bởi vì đây là giai đoạn công ty đang cần nhiều vốn
để đầu tư mà chủ yếu là đầu tư vào máy móc thiết bị và nhà xưởng…đây là sự đầu tư có chiều sâu mang tính chất lâu dài sẽ cho các nhà đầu tư hiểu rằng tạm thời hy sinh những lợi ích trước mắt để nhận được những lợi ích trước mắt để nhận được những lợi ích lớn hơn trong tương lai. Việc huy động từ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư có tác dụng rất lớn trong việc giảm chi phí vốn vay, giảm hệ số nợ và tăng độ vững chắc về mặt tài chính cho công ty vì nó làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu.
+ Mặt khác năm qua trong cơ cấu nợ phải trả thì 100% là nợ ngắn hạn và trong nợ ngắn hạn thì chủ yếu là chiếm dụng từ người bán và người mua trả tiền trước, tuy không mất chi phí huy động nhưng cũng có thể ảnh hưởng lớn đến uy tín của công ty nếu công ty thực hiện không tốt việc trả các khoản nợ này khi tới hạn. Chính vì vậy trong năm 2011 công ty nên khai thác thêm nguồn vốn vay nợ ngắn hạn do chi phí sử dụng của nguồn vốn này đã giảm đáng kể. Việc thay đổi cơ cấu nợ ngắn hạn theo hướng gia tăng vay nợ ngắn hạn vừa giúp công ty giải quyết được vấn đề trên đồng thời vẫn có thể đảm bảo được đòn bẩy tài chính hợp lý và nâng cao động lực sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao, có khả năng thực hiện trách nhiệm hoàn trả vay nợ ngắn hạn đúng hạn.
+ Bên cạnh việc chủ động kế hoạch xây dựng vốn, lựa chọn nguồn tài trợ vốn thích hợp công ty cần xác định khả năng vốn hiện có của công ty, số vốn tối thiểu cần thiết phải huy động từ các nguồn khác như vay vốn từ ngân hàng, huy động vốn thêm từ cổ đông, huy động từ công nhân viên… Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty là sản xuất liên tục dựa trên sự phối hợp chặt chẽ của các phân xưởng để tạo ra sản phẩm cuối cùng, do vậy nếu thiếu vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh nếu gián đoạn, cầm chừng, tiến hành hoàn thành hợp đồng đã ký chậm, thậm chí có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư nếu không có đủ vốn hoặc ngược lại nếu thừa vốn sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng tăng chi phí sử dụng, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
đồng vốn. Hay nói cách khác công ty cần xác định được nhu cầu vốn tối thiểu để giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường.