Giải pháp thứ hai: Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đặc biệt đối với hàng tồn kho thông qua việc tăng cường sản xuất, tiêu thụ và

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí chính xác kỳ bắc (Trang 71 - 73)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

3.2.2Giải pháp thứ hai: Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đặc biệt đối với hàng tồn kho thông qua việc tăng cường sản xuất, tiêu thụ và

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC KỲ BẮC 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH

3.2.2Giải pháp thứ hai: Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đặc biệt đối với hàng tồn kho thông qua việc tăng cường sản xuất, tiêu thụ và

biệt đối với hàng tồn kho thông qua việc tăng cường sản xuất, tiêu thụ và nợ phải thu bằng việc cải thiện phương thức cung cấp tín dụng cho khách hàng.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn để đầu tư vào các hình thức khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Vốn lưu động nằm ở ba khâu dự trữ, sản xuất và thiêu thụ nên ta cần xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý ở cả ba khâu và có những biện pháp cần thiết để tăng nhanh vòng quay vốn lưu động của công ty. Với thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm vừa qua có sự giảm sút lớn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung của toàn bộ vốn, do cơ cấu vốn lưu động là chưa hợp lý, lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn lưu động, tốc độ quay vòng hàng tồn kho còn chậm, nợ phải thu khách hàng tăng đột biến với quy mô và tỷ trọng lớn, gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Công ty cần lập kế hoạch cho lượng vốn lưu động cần sử dụng, đánh giá chính xác nhu cầu về vốn lưu động mà cụ thể ở đây là:

Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho sử dụng trong kỳ tránh dự trữ quá nhiều gây tình trạng lãng phí nguồn vốn nhưng cũng không quá ít không đáp ứng nhu cầu sản xuất làm gián đoạn quá trình sản xuất của công ty. Sau khi đã xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ cần thiết tiếp theo công ty cần nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho dự trữ đó. Việc chủ động lập kế hoạch

giúp công ty đạt hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn cần thiết cho sản xuất, phù hợp với tình hình thực tế công ty trong từng thời kỳ nhất định và giúp công ty có cơ cấu vốn hợp lý nhất. Vì năm vừa rồi lượng tồn kho của công ty là khá nhiều nên trong thời gian tới công ty cần bổ sung một cách hợp lý nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất, đồng thời tích cực đẩy mạnh việc sản xuất bằng việc sử dụng tối đa công suất của các dây chuyền sản xuất đặc biệt là các dây chuyền sản xuất mới, nhằm tiêu thụ hết lượng nguyên vật liệu dự trữ còn tồn đọng trong kỳ.Với việc tăng cường sản xuất của công ty thì lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ tăng khá mạnh vậy nên trong thời gian tới công ty cần chuẩn bị tốt cho công việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, tránh để ứ đọng. Ngoài việc cung cấp đầy đủ cho các bạn hàng quen thuộc công ty cũng cần mở rộng thị trường tìm kiếm thêm các khách hàng mới có nhu cầu tiêu thụ cao. Quá trình chuẩn bị này là rất cần thiết vì nếu như không có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ thì với lượng sản phẩm sản xuất tăng cao của công ty sẽ ứ đọng gây ảnh hưởng xấu đến tình hình luân chuyển vốn lưu động của công ty, từ đó cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Đối với nợ phải thu:

Như đã trình bày ở phần trước năm 2010 vừa qua, các khoản phải thu vào thời điểm cuối năm là 11,755 trđ tăng 500% so với đầu năm. Tỷ trọng nợ phải thu trong tổng tài sản ngắn hạn là khá cao (chiếm 33,51%). Việc gia tăng các khoản phải thu của khách hàng là một biểu hiện không tốt do công ty đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, mất chi phí sử dụng vốn cho phần vốn lưu động của công ty nằm ở khâu thanh toán. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần thực hiện nhanh chóng việc thu hồi vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc hạn chế rủi ro thì công ty có thể sử dụng một số giải pháp sau:

+ Về việc ký kết hợp đồng với khách hàng công ty cần đưa ra thảo luận và thống nhất các điều khoản về thanh toán với khách hàng nhưng quy định

rõ thời gian trả tiền, phương thức thanh toán, ngân hàng nhận thanh toán. Đặc biệt phải có các điều khoản cam kết khi không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.Bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. Song các điều khoản này phải phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành.

+ Mặt khác, để thu hút khách hàng doanh nghiệp nên có các khoản chiết khấu theo tỷ lệ thích hợp (chiết khấu thanh toán). Vấn đề này đặt ra với ban quản trị phải nghiên cứu sao cho với tỷ lệ chiết khấu như vậy công ty sẽ nhanh chóng thu được tiền hàng mà không cần phải đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi chờ đợi khách hàng thanh toán nốt các khoản tồn đọng. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu thanh toán cũng đòi hỏi tính hợp lý và cần được đặt trong mối quan hệ với lãi suất ngân hàng bởi lẽ khi cho khách hàng chậm trả thì trong thời gian đó vốn của công ty bị chiếm dụng mà công ty vẫn có thể phải đi vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, khi đó tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng.

+ Với những khách hàng thường xuyên ký kết các hợp đồng lớn và có uy tín trong thanh toán với công ty thì nên có chính sách bán chịu đúng đắn để củng cố mối quan hệ làm ăn kinh tế lâu dài. Nhưng trước khi đưa ra chính sách bán chịu, công ty phải thận trọng kiểm tra số dư tài khoản, uy tín của đối tác doanh nghiệp khác, hoặc ràng buộc khách hàng bằng những khoản ký quỹ, ký cược. Ngoài ra công ty phải thường xuyên theo dõi, quản lý việc thu hồi nợ, đối với các khoản nợ quá hạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý như gia hạn nợ, giảm nợ và trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí chính xác kỳ bắc (Trang 71 - 73)