6. Bố cục nội dung của đề tài
1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên kinh
1.5.1 Hành vi lãnh đạo
Hành vi hỗ trợ từ cấp trên là trọng tâm chú ý của nhiều cuộc nghiên cứu (Podsakoff & ctg,1996). Hỗ trợ từ cấp trên được định nghĩa là mức độ của việc cân nhắc và hỗ trợ mà nhân viên nhận được từ những người giám sát (Netemeyer & ctg, 1997). Một người lãnh đạo biết giúp đỡ phải có năng lực và đối xử với nhân viên cơng bằng, khuyến khích giao tiếp hai chiều, và nhận ra sự đóng góp của các nhân viên nhằm thực hiện hóa mục tiêu của tổ chức (Humphreys, 2002).
Hành vi lãnh đạo được định nghĩa là quá trình mà người lãnh đạo tác động và gây ảnh hưởng, khuyến khích động viên và định hướng cho các hoạt động của người thừa hành để đạt mục tiêu chung của tổ chức, đồng thời dựa vào một số lý thuyết cho thấy rằng hành vi lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến lịng trung thành của nhân viên, khi nhân viên càng trung thành thì quyết định nghỉ việc của họ giảm.
Kết quả từ nghiên cứu của Towers Watson về lực lượng Lao động toàn cầu năm 2012 củng cố quan điểm cho rằng nhà quản lý trực tiếp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự gắn kết của nhân viên với công việc, với cơng ty và sẵn sàng đóng góp cơng sức vào thành công của công ty.
Theo Trần Kim Dung trong Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam cho rằng uy tín lãnh đạo của cán bộ nhân viên (CBNV) cho thấy nếu lãnh đạo khơng có lối sống gương mẫu về đạo đức và nếu hiệu quả làm việc khơng tốt thì thật khó có thể có những CBNV trung thành, tận tụy hết mình vì doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng lãnh đạo có tương quan chặt chẽ tới mức độ thỏa mãn trong công việc và gắn kết đối với tổ chức của CBNV.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến CBNV chưa trung thành gắn kết, chưa nỗ lực hết mình vì tổ chức là do nhiều lãnh đạo thiếu gương mẫu về đạo
đức cá nhân, làm việc chưa hiệu quả. Vì vậy các tổ chức, doanh nghiệp cần cương quyết thay thế những lãnh đạo khơng có uy tín đối với CBNV.