6. Bố cục nội dung của đề tài
1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên kinh
1.5.2 Đào tạo và phát triển
DeCenzo D.A & Robbins S.P.(1994) cho rằng các khái niệm đào tạo và phát triển đều đề cập đến một quá trình tương tự: quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện cơng việc của các cá nhân. Điều đó cũng có nghĩa là giáo dục, đào tạo, phát triển được áp dụng để làm thay đổi việc nhân viên biết gì, làm như thế nào, quan điểm của họ đối với công việc, hoặc mối quan hệ với các đồng nghiệp và các “sếp”.
Theo Trần Kim Dung (2015) cho rằng cơ hội đào tạo thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên được trang bị những kỹ năng chun mơn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt nhiều thành tích hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc với tổ chức, doanh nghiệp, các chương trình định hướng cơng việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích nghi với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp. Do đó, sự thiếu vắng những chương trình đào tạo có thể là nguyên nhân dẫn đến nhân viên khơng hồn thành được cơng việc, thể hiện cơng việc không như mong đợi và cảm thấy mình khơng đủ năng lực thực hiện cơng việc. Điều này khiến nhân viên dễ dẫn đến quyết định nghỉ việc.
Đào tạo được xem là một dạng đầu tư vốn con người và sự đầu tư này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc công ty. Phát triển là một nỗ lực cung cấp cho nhân viên các năng lực mà tổ chức sẽ cần trong tương lai. Khi nhân viên nhận thức được rằng họ có nhiều cơ hội đào tạo và phát triển trong cơng ty thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp