CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2 Lựa chọn chiến lược cạnh tranh ngân hàng bán lẻ của HDBank
Để phát triển thị phần ngân hàng bán lẻ, gia tăng số lượng khách hàng cá nhân đến giao dịch, HDBank cần lựa chọn và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Lựa chọn đi theo một chiến lược chuyên biệt hoặc kết hợp các chiến lược lại với nhau là tùy thuộc vào tình hình thực tế của HDBank cũng như bối cảnh chung của ngành ngân hàng.
Năm 2015 nền kinh tế nước ta đã bước đầu phục hồi và tăng trưởng theo chiều hướng tích cực: kinh tế vĩ mơ ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng giảm nhiều…đã có tác động tích cực đến việc tăng đầu tư mở rộng hoặc phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng nội địa.
Đối với ngành ngân hàng, đến năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đại, vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa trên phạm vi tồn cầu. Do đó, giai đoạn 2015 -2020 là giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ ngân hàng, cải thiện về chất, tăng quy mô ngân hàng bằng việc sáp nhập. Theo kế hoạch trước mắt, năm 2015 phải sáp nhập từ 6 đến 8 ngân hàng, mục tiêu đến cuối năm 2018, giảm số lượng các ngân hàng thương mại từ 34 xuống còn 20 ngân hàng. Đây là giai đoạn mà ngành ngân hàng phải đối mặt với những thách thức lớn:
- Việc sáp nhập giữa các tổ chức tín dụng dẫn đến sự cạnh tranh về quy mô
hoạt động, về năng lực tài chính;
- Việc mở cửa thị trường tài chính đối với các định chế tài chính nước ngồi
mơ hình tổ chức, khơng ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ để cùng cạnh tranh, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính;
- Cần phải gia tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ đề bù đắp nguồn thu từ tín
dụng đang co hẹp do lãi suất cho vay ngày càng giảm để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, HDBank đang thực hiện chiến lược khác biệt hóa – đa dạng sản phẩm dịch vụ - nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có một mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch phân bố ở các thành phố lớn trên toàn quốc. Từ năm 2013 HDBank đã thuê McKinsey tư vấn triển khai thêm việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cho vay tiêu dùng và đã dần hồn thiện mộ mơ hình bán lẻ định hướng chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ ngân hàng bán lẻ (CBO) ổ định, chất lượng, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận hàng năm của ngân hàng.
Vì vậy, căn cứ vào nguồn lực hiện tại cũng như so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính, HDBank nên tiếp tục đi theo chiến lược khác biệt hóa, tập trung vào cải tiến dịch vụ, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ đó duy trì và tăng trưởng thị phần trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gia tăng trong ngành ngân hàng.