Phân tích độ tin cậy các thang đo sau EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 72)

Nhân tố cấu thành hiệu quả Các mục Tải nhân tố Giá trị Eigen Tổng phƣơng sai trích (%) Hệ số Cronbach ‘s Alpha Hệ số KMO Kiểm định Bartlett Mức tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế MTTT4 0,773 2,323 58,087 0,758 0,766 0,000 MTTT3 0,763 MTTT6 0,757 MTTT2 0,756

Hiệu suất thu thuế HSTT2 0,833 2,511 62,769 0,801 0,794 0,000 HSTT3 0,799 HSTT4 0,773 HSTT1 0,762 Dịch vụ cung cấp cho ngƣời nộp thuế DVCC6 0,808 3,580 59,673 0,864 0,868 0,000 DVCC1 0,774 DVCC3 0,773 DVCC2 0,769

Nhân tố cấu thành hiệu quả Các mục Tải nhân tố Giá trị Eigen Tổng phƣơng sai trích (%) Hệ số Cronbach ‘s Alpha Hệ số KMO Kiểm định Bartlett DVCC4 0,765 DVCC8 0,745 Nợ thuế đọng NTD2 0,845 2,508 62,691 0,794 0,739 0,000 NTD1 0,807 NTD3 0,763 NTD4 0,749 Mức sai phạm SP2 0,847 2,559 63,987 0,812 0,751 0,000 SP3 0,810 SP1 0,808 SP4 0,730

Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu khảo sát (phụ lục 8, 9)

Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các thang đo đều đạt yều cầu nghiên cứu. Cụ thể: Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều từ 0,7 trở lên (chuẩn là 0,5), độ tin cậy của các thang đo trong mơ hình đều đạt giá trị về độ tin cậy chung của từng nhân tố lớn hớn 0,6 và độ phù hợp của thang đo với hệ số KMO ≥ 0,5 với kiểm định Bartlett cho giá trị sig nhỏ hơn 1%. Tổng phương sai trích đều lớn hơn 50%.

Vì vậy, qua kết quả phân tích độ tin cậy thang đo trước EFA, phân tích EFA và đánh giá lại thang đo sau khi loại các biến không phù hợp, tạo lập nhân tố trong phân tích EFA chung, thơng qua phân tích EFA cho từng nhân tố và đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’ Alpha cho thấy dữ liệu nghiên cứu đạt độ tin cậy, giá trị phân biệt và hội tụ.

4.6. ĐIỀU CHỈNH MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Như vậy, sau khi đánh giá sơ bộ thang đo về các nhân tố tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An, có 22 biến quan sát đo lường cho 5 nhân tố được sẽ sử dụng trong mơ hình nghiên cứu. Số biến và nhân tố được điều chỉnh cụ thể trong bảng phía dưới.

STT

Mức tuân thủ thuế của ngƣời

nộp thuế (MTTT) Hiệu suất thu thuế (HSTT) Dịch vụ cung cấp cho ngƣời nộp thuế (DVCC) Nợ thuế đọng (NTD) Mức sai phạm (SP) 1 MTTT2 HSTT1 DVCC1 NTD1 SP1 2 MTTT3 HSTT2 DVCC2 NTD2 SP2 3 MTTT4 HSTT3 DVCC3 NTD3 SP3 4 MTTT6 HSTT4 DVCC4 NTD4 SP4 5 DVCC6 6 DVCC8 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh sau EFA:

H1: Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.

H2: Hiệu suất thu thuế cấu thành nên hiệu quả hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu- xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.

H3: Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.

H4: Nợ thuế đọng cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.

H5: Mức sai phạm cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.

Từ các khái niệm nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh, mơ hình nghiên cứu của đề tài có dạng: Hình 4.8. Mơ hình nghiên cứu

Mức tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế

Dịch vụ cung cấp cho ngƣời nộp thuế

Hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu -xuất khẩu tại Hải quan Long An Nợ thuế đọng

H1

H2 H3

H4

Như vậy, so với mơ hình nghiên cứu đề nghị ban đầu mơ hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh bao gồm 5 nhân tố độc lập; 5 nhân tố độc lập này được đo lường lại bằng việc điều chỉnh thang đo sau khi đã loại đi một số biến khơng có ý nghĩa và đo lường cùng một lúc nhiều thành phần. Hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu được tạo nên từ năm tiêu chí, được mơ hình hóa như sau:

HQQLT = β0 + β1* MTTT + β2* HSTT + β3* DVCC + β4* NTD + β5*SP + e Chú thích:

- HQQLT: Hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu, - MTTT: Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế, - HSTT: Hiệu suất thu thuế,

- DVCC: Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế, - NTD: Nợ thuế đọng,

- SP: Mức sai phạm.

1, 2, 3, 4 và 5 lần lượt thể hiện mức cấu thành của mỗi tiêu chí đến hiệu quả

quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu.

4.7. PHÂN TÍCH MƠ TẢ VÀ TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÂN TỐ SAU EFA

Kết quả phân tích tương quan cho thấy các nhân tố Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTTT), Hiệu suất thu thuế (HSTT), Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC), Nợ thuế đọng (NTD), Sai phạm (SP) đều có tương quan dương với (tạo nên) hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu (HQQLT) và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (p-value < 0,05). Do đó, có thể kết luận mơ hình đo lường phù hợp với lý thuyết.

Bảng 4.17. Phân tích mơ tả và tương quan giữa các nhân tố sau EFA

Nhân tố cấu thành Trung bình Độ lệch chuẩn HQQLT MTTT HSTT DVCC NTD SP

Hiệu quả quản lý thuế 3,990 0,796 1 Mức tuân thủ thuế của

Dịch vụ cung cấp 3,943 0,748 0,679*** 0,557*** 0,554*** 1

Nợ thuế đọng 3,954 0,746 0,638*** 0,477*** 0,519*** 0,597*** 1

Mức sai phạm 3,829 0,840 0,680*** 0,510*** 0,433*** 0,551*** 0,520*** 1

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4, 5, 11). Ghi chú: ký hiệu ***: Biểu thị mức ý nghĩa 1%

Như vậy, các nhân tố đặt ra ban đầu đều đạt độ tin cậy (hệ số tin cậy > 0,6) cho phân tích nhân tố khám phá từ dữ liệu điều tra, 26 biến quan sát ban đầu qua phân tích độ tin cậy và nhân tố khám phá đã loại bỏ 04 biến khơng đạt tiêu chuẩn cịn 22 biến phù hợp. Thống kê chung về các nhân tố cho thấy nhân tố Mức tuân thủ

thuế của người nộp thuế được đánh giá cao nhất (4,098/5) có cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế và đây cũng là nhân tố được sự thống nhất của người trả lời với độ lệch chuẩn 0,676. Riêng nhân tố Mức sai phạm có mức độ đồng ý thấp nhất trong mẫu nghiên cứu này (3,829/5).

4.8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH 4.8.1. Kiểm định kết quả các nhân tố

Với hai cơng cụ phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu đã tìm ra 5 nhân tố tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An. Năm nhân tố gồm 22 biến quan sát và nhân tố hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An gồm 1 biến quan sát đạt chuẩn tiếp tục đưa vào mơ hình hồi quy bội để phân tích, xác định mức cấu thành hoặc mức tham gia của từng nhân tố trong việc tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu.

Phương pháp lưu nhân tố hồi quy (regression) trong phân tích EFA được sử dụng để lưu 5 nhân tố ảnh hưởng làm biến độc lập trong mơ hình hồi quy và 1 nhân tố hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu làm biến phụ thuộc.

Như đã trình bày, phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu với kỹ thuật ước lượng bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng các tham số của mơ hình. Ngồi ra, các tiêu chuẩn kiểm định trong OLS cũng được sử dụng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình.

Bảng dưới trình bày kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết về mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTTT), Hiệu suất thu thuế (HSTT), Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC), Nợ thuế đọng (NTD), Sai phạm (SP) với hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu (HQQLT).

Bảng 4.18. Kiểm định kết quả các nhân tố tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu

Giả thuyết nghiên cứu Kỳ vọng Dấu kết quả hồi quy Hệ số chuẩn hóa Giá trị P Kết quả kiểm định H VIF MTTT  HQQLT Dương Dương 0,127 ** 0,026 Chấp nhận 1,704 HSTT  HQQLT Dương Dương 0,147** 0,010 Chấp nhận 1,690 DVCC  HQQLT Dương Dương 0,257*** 0,000 Chấp nhận 1,812 NTD  HQQLT Dương Dương 0,183*** 0,002 Chấp nhận 1,800 SP  HQQLT Dương Dương 0,310*** 0,000 Chấp nhận 1,477 Các kiểm định R2 0,634 R2 hiệu chỉnh 0,624 Thống kê F (sig) 67,075 (0,000)

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 11). Ghi chú: Ký hiệu: ** biểu thị P < 5%, *** biểu thị P < 1%.

Dữ liệu thực nghiệm chỉ ra rằng, Kết quả ước lượng các hệ số ước lượng chuẩn hóa của các tham số β3 = 0,257; β4 = 0,183; β5 = 0,310 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; β1 = 0,127; β2 = 0,147 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này cho

thấy các biến độc lập: Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTTT), Hiệu suất thu thuế (HSTT), Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC), Nợ thuế đọng (NTD),

Sai phạm (SP) đều có tương quan dương với hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu (HQQLT).

4.8.2. Kiểm định độ phù hợp chung của mô hình

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp enter) cho hệ số R2 là 0,634 và hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,624. Kết quả này thể hiện mơ hình là phù hợp, có mối tương quan tương đối mạnh giữa 5 nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc, 62,4% biến động của hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu được giải thích bởi 5 nhân tố thành phần: Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế, Hiệu suất thu thuế, Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế, Nợ thuế đọng, Sai phạm.

Kết quả kiểm định độ phù hợp chung của mơ hình được thể hiện trong bảng trên cho thấy sig = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với ngay cả mức ý nghĩa α=1%. Do đó, có thể kết luận mơ hình phù hợp.

4.8.3. Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thơng qua hệ số phóng đại phương sai VIF thể hiện trong bảng 4.18 cho thấy, tất cả các thành phần nhân tố trong mô hình cho hệ số VIF rất nhỏ (đều xấp xỉ bằng 2), nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10 theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr252), chứng tỏ các nhân tố độc lập khơng có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.8.4. Kiểm tra hiện tƣợng phƣơng sai của sai số thay đổi

Kết quả kiểm định tương quan hạng giữa giá trị tuyệt đối phần dư hồi quy được chuẩn hóa với các nhân tố độc lập thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.19. Tương quan hạng giữa phần dư với các nhân tố độc lập

Spearman's rho ABSRE MTTT HSTT DVCC NTD SP

Hệ số tương quan hạng 1,000 0,017 -0,133 -0,045 0,004 -0,026 Sig. (2-tailed) 0,807 0,060 0,530 0,955 0,718 Số quan sát 200 200 200 200 200 200 Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 10)

Giá trị sig. của tất cả các tương quan hạng hầu hết đều lớn hơn mức ý nghĩa 5%, nên hệ số tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và các nhân tố độc lập sẽ bằng 0. Điều này có nghĩa là khơng xảy ra hiện tượng tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và các nhân tố độc lập, hay không xảy ra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

4.8.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dƣ

“Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do: sử dụng mơ hình khơng đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư khơng đủ nhiều để phân tích… Vì vậy, chúng ta nên thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của phần dư” Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr228). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot.

Hình 4.9. Biểu đồ tần số Histogram

Giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean= -1,68E-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (Std. Dev = 0,987) nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Kết luận Chƣơng 4

Chương này mô tả quy trình nghiên cứu định lượng mức cấu thành của các nhân tố đến hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu. Từ lý thuyết và lược khảo cơng trình nghiên cứu liên quan, Tác giả đã thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Với Cronbach’s Alpha đủ lớn và thông qua EFA, các thang đo đã được kiểm định độ tin cậy và sự phù hợp: Năm thành tố độc lập gồm Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTTT), Hiệu suất thu thuế (HSTT), Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC), Nợ thuế đọng (NTD), Sai phạm (SP), và 01 nhân tố kết quả - “Hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu (HQQLT)” với 22 biến quan sát đã được kiểm định đủ điều kiện đo lường.

Kết quả kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) đã ủng hộ 5 giả thuyết (H1, H2, H3, H4, H5), tức là cả 5 nhân tố nói trên đều cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu với cường độ mạnh hoặc yếu khác nhau. Trong đó, thành tố Mức sai phạm thể hiện rõ nhất

hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu trong mẫu khảo sát này. Thành tố Mức

tuân thủ thuế của người nộp thuế thể hiện thấp nhất hiệu quả quản lý thuế nhập

khẩu-xuất khẩu.

Chương 5 sẽ nhận định kết quả nghiên cứu, nêu những thành công, hạn chế của nghiên cứu, đồng thời khuyến nghị những giải pháp cơ bản và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Sau khi đã trình bày kết quả nghiên cứu, phần này sẽ đưa ra những nhận định về kết quả nghiên cứu và giải pháp về mặt chính sách.

5.1. NHẬN ĐỊNH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mơ hình lý thuyết ban đầu gồm 5 thành tố với 22 biến quan sát. Từ các kiểm định của mơ hình bằng phương pháp OLS, hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An được đo lường bằng năm tiêu chí tương đồng với ý kiến các mẫu khảo sát. Tuy nhiên, mức độ cấu thành có khác nhau, cụ thể thứ tự cường độ cấu thành hiệu quả quản lý thuế như sau:

- Mức sai phạm (SP), Kết quả nghiên cứu cho thấy Mức sai phạm là thước đo

rõ nhất, mạnh nhất của hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An. Hệ số hồi quy của thành tố này là 0,310. Thành tố này chứa 04 biến quan sát: Hạn chế được số vụ sai phạm (SP1), Hạn chế được giá trị sai phạm (SP2), Kiểm soát được các hình thức sai phạm (SP3), Xây dựng được quy trình kiểm sốt rủi ro (SP4). Mức sai phạm phản ánh thông qua số vụ và trị giá sai phạm. Số vụ sai phạm ít nhưng giá trị sai phạm lớn cho thấy mức nghiêm trọng của tình trạng gian lận. Giá trị sai phạm nhỏ nhưng số vụ sai phạm nhiều cho thấy mức phổ biến của tình trạng vi phạm pháp luật. Xét từ phía cơ quan quản lý thuế, họ mong đợi “số vụ sai phạm” giảm xuống còn tối thiểu và “mức tuân thủ thuế” đạt cực đại đến mức có thể. Trên thực tế, hai đại lượng này có tương quan như thế nào còn phải kiểm định thực nghiệm mới có thể nhận biết.

Tất cả những điều trên đã gợi ý rất nhiều về chính sách nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại địa bàn thuộc Cục Hải quan tỉnh Long An. Chúng tôi sẽ phát triển kết quả nghiên cứu này trong những hàm ý chính sách ở phần tiếp sau.

- Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC), cấu thành nên hiệu quả

quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An đứng ở vị trí thứ hai với hệ số hồi quy 0,257. Nhân tố này được đo lường thông qua 06 biến quan sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)