CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1. Quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh
3.1.4. Công tác Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Long An
Công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Long An đã ổn định, đi vào chiều sâu và đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường công tác quản lý của Hải quan và tăng nguồn thu cho Ngân sách; Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thu thập thơng tin doanh nghiệp và phối hợp kiểm tra nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra sau thơng quan.
Hình 3.3. Tình hình kiểm tra sau thơng quan qua các năm
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Long An (2011-2015)
doanh nghiệp, số vụ bị xử phạt và ấn định thuế tăng lên, cho thấy số vụ phát hiện có sai phạm qua cơng tác kiểm tra sau thơng quan có sự gia tăng qua các năm.
Hình 3.4. Thu ngân sách từ kiểm tra sau thông quan qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng.
Nguồn: Cục Hải quan Long An (2011-2015)
Cơ cấu thu nộp ngân sách từ hoạt động kiểm tra sau thơng quan đã có sự thay đổi qua các năm, tỷ trọng thu thuế nhập khẩu giảm xuống, tỷ trọng thuế giá trị gia tăng lên, phù hợp với cơ cấu của từng sắc thuế trong tổng số thu nộp ngân sách của toàn Cục; Số thu từ xử phạt vi phạm hành chính tăng lên và chiếm tỷ trọng đáng kể. Tỷ trọng số thu nộp ngân sách trên tổng số thuế bị ấn định tăng lên, trong đó, tổng thu nộp ngân sách năm 2013 và 2014 tăng cao do phát sinh thu hồi nợ thuế từ 01 doanh nghiệp (số thuế truy thu cuối năm 2012 là 10,17 tỷ đồng, nộp thuế vào năm
2013) và bị xử phạt vi phạm hành chính vào đầu năm 2013 (số tiền phạt bằng 01 lần số thuế gian lận là 10,17 tỷ đồng, nộp phạt vào năm 2014).
3.1.5. Thanh tra thuế, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại a. Thanh tra thuế
Công tác thanh tra thuế nhằm đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, chống thất thu cho ngân sách. Đây là một hoạt động mới phát sinh tại Cục từ năm 2013, sau khi Luật Thanh tra có hiệu lực thi hành.
Hình 3.5. Tình hình phạt vi phạm hành chính và số thuế truy thu
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Long An (2013-2015)
b. Chống bn lậu và gian lận thƣơng mại
Tình hình bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới tỉnh Long An vẫn diễn ra khá phức tạp. Đối tượng buôn lậu khơng chỉ là dân địa phương mà cịn có cả người dân ở những địa phương khác đến. Buôn lậu chủ yếu diễn ra ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của Hải quan. Hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá, rượu, đường cát Thái lan, mỹ phẩm các loại, hàng điện tử đã qua sử dụng,…
Hình 3.6. Tình hình chống bn lậu, chống gian lận thương mại
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Long An (2011-2015)
3.2. TÍNH TỐN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU-XUẤT KHẨU
nhập khẩu - xuất khẩu tại địa phương có so sánh với cơ cấu thu toàn Ngành Hải quan. Như đã nêu, thuế liên quan đến hàng nhập khẩu - xuất khẩu gồm bốn sắc thuế là (1) thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, (2) thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu, (3) thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu, và (4) thuế bảo vệ môi trường. Thuế giá trị gia tăng thường được thống kê riêng vì số thu tương đối lớn. Ba loại thuế còn lại được nhập chung thành một nhóm.
Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu - xuất khẩu trong tổng thu thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An giảm dần, từ 92,2% xuống còn 72,1%; đối nghịch là sự tăng lên của số thu từ thuế nhập khẩu - xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường, tỷ trọng của ba thuế này tăng từ 7,6% lên 37,4%. Mặc dù, thuế giá trị gia tăng tại Cục Hải quan tỉnh Long An chỉ còn chiếm tỷ trọng 72,1% ở năm 2015, nhưng con số này cũng khá lớn so với tỷ trọng bình quân 62,5% của cả Ngành Hải quan. Đây là một nét đặc thù của cơ cấu thu tại Cục Hải quan tỉnh Long An so với bình qn tồn Ngành.
Hình 3.7. Cơ cấu thu tại Hải quan Long An so với Ngành Hải quan
Nguồn: Cục Hải quan Long An (2011-2015) và Tổng cục Hải quan (2011-2015)
3.2.1. Hiệu suất thu
Như đã trình bày tại Mục 2.3 - Khung đánh giá hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu, Luận văn tính hiệu suất thu từ hai góc độ. Một là góc độ tương
trước. Ở góc độ tương quan với chi phí vận hành, hiệu suất thu được tính qua cơng thức: Hiệu suất thu = Số thu thuế / Chi vận hành
Hiệu suất thu cho biết mỗi đồng chi vận hành mang lại bao nhiêu số thu. Con số này càng lớn càng cho thấy năng suất thu cao.
Bảng 3.1. Số thu thuế và chi vận hành
Đơn vị tính: tỉ đồng
2011 2012 2013 2014 15/11/2015
1. Số thu
Thuế nhập khẩu - xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường.
87.30 104.29 205.80 515.22 469.39
Thuế giá trị gia tăng 1053.10 864.21 889.72 1263.70 1231.70
Thu khác 1.53 2.47 5.67 22.50 6.08
Tổng thu 1141.93 970.97 1101.19 1801.42 1707.17
2. Chi vận hành 21.61 28.216 35.096 34.806 32.221
3. Hiệu suất thu 52.8 34.4 31.4 51.8 53.0
Nguồn: Cục Hải quan Long An (2011-2015)
Hình 3.8. Hiệu suất thu (lần)
Từ năm 2011 đến 2015, số thu thuế tính trên một đồng chi vận hành lần lượt là 52,8 ; 34,4 ; 31,4 ; 51,8 và 53,0. Hiệu suất thu thấp nhất ở năm 2012 và 2013. Sau đó có được cải thiện ở năm 2014 và năm 2015. Tuy nhiên đường xu hướng hiệu suất thu của Cục Hải quan tỉnh Long An dốc lên.
Hiệu suất thu toàn ngành Hải quan trong giai đoạn 2011-2015 lần lượt là 92,5; 57,8; 64,6; 57,2 và 69,4. Đường xu hướng của hiệu suất thu toàn ngành Hải quan dốc xuống.
Hình 3.9. So sánh hiệu suất thu của Hải quan Long An với hiệu suất thu toàn ngành Hải quan trong giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2011-2015) và Hải quan Long An (2011-2015)
Như đã mô tải tại Mục 2.3, Cục Hải quan tỉnh Long An là một cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hàng nhập khẩu và xuất khẩu và có chức năng thu các khoản thuế liên quan. Đã là một cơ quan nhà nước thì phải vận hành theo nhiệm vụ được giao và dự toán ngân sách được duyệt.
Ở góc độ phần trăm vượt kế hoạch. Hiệu suất thu được tiếp cận như sau. Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành kế hoạch thu
2011 2012 2013 2014 15/11/2015
So với kế hoạch
cùng năm 217% 104% 103% 170% 92%
So với thực hiện
năm trước liền kề 263% 85% 113% 163,5% 115%
Nhìn chung, số thu các năm có sự biến động khơng đồng đều và có xu hướng tăng, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2011 tăng cao và bằng 263% số thu năm 2010 (gấp khoảng 2 lần so với năm 2010), năm 2014 so với năm 2013 bằng 163,5% và số thu đến ngày 15/11/2015 bằng 115%.
Năm 2011, Cục Hải quan tỉnh Long An đã giải quyết các vướng mắc về thuế, tập trung thanh khoản thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu để giảm nợ thuế tạm thu. Cùng với sự hỗ trợ của chương trình KT559 theo dõi sát sao tiến độ thu ngân sách của từng đơn vị để kịp thời có biện pháp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với Kho bạc, Cục Thuế, Công An, Ngân hàng thương mại trong công tác quản lý thu thuế. Các giải pháp được triển khai thực hiện đồng bộ nên đã góp phần nâng cao hiệu suất thu.
Năm 2014, Cục Hải quan tỉnh Long An phân tích tình hình, khả năng thu thuế trên từng địa bàn, đánh giá từng khoản thu theo nhóm, ngành hàng có thể khai thác được để giao chỉ tiêu phù hợp cho từng đơn vị trực thuộc. Đến lượt mình, các đơn vị cơ sở đã tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể đến từng cơng chức có liên quan để tiếp cận doanh nghiệp, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và những khó khăn vướng mắc để hỗ trợ, phục vụ và quản lý tốt nguồn thu trên địa bàn.
3.2.2. Dịch vụ cho ngƣời nộp thuế
Dịch vụ cho người nộp thuế bao gồm những công việc mà cơ quan quản lý thuế cung cấp theo chức năng cho người nộp thuế và những cơng việc mang tính trợ giúp khác. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID, 2013), dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế là một chức năng cơ bản của quản lý thuế, tức là một công việc cơ quan thuế “phải làm” chứ không phải hành động “ban ơn” cho người nộp thuế. Dịch vụ cho người nộp thuế thể hiện ở số lượt hướng dẫn thủ tục nộp, số buổi hướng dẫn pháp luật thuế, mức triển khai hệ thống phục vụ người nộp, thời gian giải phóng hàng, mức hài lịng của khách hàng, số lượng và chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế,… Nhiều thuộc tính của nó khó đo lường, đặc biệt là thuộc tính “mức hài lịng của người nộp thuế”.
Giai đoạn 2011 - 2015, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Long An đã tổ chức nhiều đồn cơng tác trực tiếp đến thăm, hướng dẫn chính sách, thủ tục hải quan, giải đáp kịp thời các vướng mắc tại trụ sở các doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật để được hưởng ưu đãi về hải quan,… từ đó, tạo được niềm tin, uy
trước đây làm thủ tục tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quay về làm thủ tục tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Long An.
Dịch vụ cho người nộp thuế được đo bằng số lượt làm thủ tục cho các doanh nghiệp.
Hình 3.10. Số lượt doanh nghiệp làm thủ tục tại Hải quan Long An
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Long An (2011-2015)
Như vậy, Cục Hải quan tỉnh Long An đã cung cấp dịch vụ cho ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.2.3. Nợ thuế đọng
Hiệu suất thu thuế đạt cao nhưng nợ thuế đọng nhiều cũng chưa thể khẳng định quản lý thuế hiệu quả. Sau khi tỷ lệ nợ phát sinh so với tổng thu và số nợ thuế đọng tăng đột ngột ở năm 2012, thì cả hai số đo này đều giảm mạnh ở năm 2013 và năm 2014. Diễn biến này thể hiện qua hình 3.11 và 3.12 dưới đây.
Hình 3.11. Tỷ lệ nợ phát sinh so với tổng thu ngân sách
Hình 3.12. Nợ thuế đọng (tỉ đồng)
3.2.4. Mức sai phạm
Không thể khẳng định quản lý thuế đạt hiệu quả khi cơ quan thuế kiểm sốt khơng được tình hình và quy mơ sai phạm, gian lận thuế. Số vụ vi phạm hành chính có khuynh hướng tăng trong khi số vụ vi phạm qua kiểm tra sau thơng quan có khuynh hướng giảm.
Hình 3.13. Số vụ sai phạm hành chính và qua kiểm tra sau thông quan
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 đã điểm qua công tác quản lý các loại thuế liên quan đến hoạt động nhập khẩu-xuất khẩu. Một phần quan trọng của chương dành mơ tả tình hình thu ngân sách thuộc địa bàn do Cục Hải quan tỉnh Long An quản lý. Đó là tình hình thu của tám đơn vị trực thuộc Cục; tình hình kiểm tra và thu thuế sau thơng quan; tình hình chống gian lận thương mại và chống buôn lậu;…Đây là những thực tiễn quan trọng để Luận văn thiết kế nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Long An.
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ mơ hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các giả thiết trong chương 2, Luận văn tiến hành thiết kế nghiên cứu và đưa ra kết quả đánh giá tiêu chí (nhân tố) tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An. Cấu trúc trong chương này sẽ bao gồm thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
4.1. TỔNG QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MẪU PHÂN TÍCH
Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu đã đặt ra ở các chương trước, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát với các đối tượng nghiên cứu là các cá nhân hiện đang làm việc tại Cục Hải quan, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Chi cục Hải quan, Kho bạc nhà nước và Cơ quan Tư vấn thuế trên địa bàn tỉnh Long An năm 2015. Sau khi tiến hành phân loại, loại bỏ các quan sát khơng thích hợp. Kết quả thu được 200 phiếu điều tra đạt yêu cầu trong tổng số phiếu thu về đủ để phân tích dữ liệu có ý nghĩa về mặt khoa học trong đề tài nghiên cứu này.
4.1.1. Đặc điểm cá nhân đại diện đƣợc khảo sát
Với mẫu nghiên cứu này, số người hoàn tất bậc đại học và cao đẳng chiếm đa số (81,50%) và tỷ trọng nhỏ các cá nhân được khảo sát có trình độ trên đại học (14,50%) và hoàn tất bậc phổ thơng (4%).
Hình 4.1. Trình độ học vấn
Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)
Và hiện tại, họ đang làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau như Cục Hải quan, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Chi cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước và Cơ quan tư vấn Thuế.
Hình 4.2. Cơ quan làm việc
Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)
Trong đó, đối tượng được khảo sát đang làm việc nhiều nhất tại Chi cục Hải quan (chiếm 35,00%), Cục Hải quan (chiếm 15,00%), cơ quan Tư vấn thuế (14,50%). Điều này giúp chúng ta thu thập thông tin nhiều hơn trong quá trình khảo sát khi nghiên cứu các nhân tố cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.
Hình 4.3. Vị trí tại nơi làm việc
Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)
Tại nơi làm việc của mình họ là lãnh đạo cơ quan cấp Sở và tương đương, Trưởng phòng cấp Sở hoặc tương đương, Đội trưởng, Tổ trưởng, và chuyên viên. Kết quả khảo sát cho thấy, cá nhân được chọn trong mẫu với vị trí chuyên viên là chủ yếu (82,50%).
Kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá của các đối tượng được khảo sát. Kết quả cho thấy, các cán bộ được khảo sát có thời gian làm việc liên quan đến thuế nhập khẩu - xuất khẩu ở nhiều nhóm khác nhau: Trên 10 năm, Trên 5 đến 10 năm, Trên 1 đến 5 năm, Một năm. Trong đó, những người được điều tra có thời gian làm việc phân bổ chủ yếu ở nhóm: Trên 1 đến 5 năm (chiếm tỷ lệ 48,00%); Trên 5 đến 10 năm (chiếm 21,50%); Trên 10 năm (chiếm 17,00%) và một năm (chiếm 13,50%).
Hình 4.5. Thời gian tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu (lần)
Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)
Tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu cũng góp phần am hiểu sâu về lĩnh vực nhập khẩu - xuất khẩu. Kết quả cho thấy, các cán bộ được khảo sát có thời gian tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu mức độ có khác nhau, số lần được tập huấn Trên 10 lần và trên 5 đến 10 lần chiếm tỷ lệ ít, trong khi đó số lần tập huấn từ 1 đến 5 lần chiếm tỷ lệ nhiều hơn, thậm chí cũng có trường hợp chưa từng được tập huấn. Kết quả khảo sát trên 10 lần (chiếm tỷ lệ 8,50%); Trên 5 đến 10 lần (chiếm 17,50%); Trên 1 đến 5 năm (chiếm 55,50%); Chưa từng tham gia (chiếm 18,50%).
Thế nên, trình độ học vấn, cơ quan làm việc, số lần tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu, vị trí nơi làm việc cũng như kinh nghiệm (thời gian làm việc) của những đáp viên góp phần khẳng định tính phù hợp của mẫu và có thể khảo sát mức cấu thành của các tiêu chí (nhân tố) tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.
Ngoài ra, với câu hỏi được khảo sát “Theo anh, chị, cơ quan Hải quan có nên
khảo sát đồng tình nên xây dựng chiến lược quản lý thuế tại hải quan (chiếm tỷ lệ 96,00%).
Hình 4.6. Chiến lược quản lý thuế
Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)
Tóm lại, với các biến về đặc điểm cá nhân được thu thập trong mẫu khảo sát