Số thu thuế và chi vận hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 47)

Đơn vị tính: tỉ đồng

2011 2012 2013 2014 15/11/2015

1. Số thu

Thuế nhập khẩu - xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường.

87.30 104.29 205.80 515.22 469.39

Thuế giá trị gia tăng 1053.10 864.21 889.72 1263.70 1231.70

Thu khác 1.53 2.47 5.67 22.50 6.08

Tổng thu 1141.93 970.97 1101.19 1801.42 1707.17

2. Chi vận hành 21.61 28.216 35.096 34.806 32.221

3. Hiệu suất thu 52.8 34.4 31.4 51.8 53.0

Nguồn: Cục Hải quan Long An (2011-2015)

Hình 3.8. Hiệu suất thu (lần)

Từ năm 2011 đến 2015, số thu thuế tính trên một đồng chi vận hành lần lượt là 52,8 ; 34,4 ; 31,4 ; 51,8 và 53,0. Hiệu suất thu thấp nhất ở năm 2012 và 2013. Sau đó có được cải thiện ở năm 2014 và năm 2015. Tuy nhiên đường xu hướng hiệu suất thu của Cục Hải quan tỉnh Long An dốc lên.

Hiệu suất thu toàn ngành Hải quan trong giai đoạn 2011-2015 lần lượt là 92,5; 57,8; 64,6; 57,2 và 69,4. Đường xu hướng của hiệu suất thu tồn ngành Hải quan dốc xuống.

Hình 3.9. So sánh hiệu suất thu của Hải quan Long An với hiệu suất thu toàn ngành Hải quan trong giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2011-2015) và Hải quan Long An (2011-2015)

Như đã mô tải tại Mục 2.3, Cục Hải quan tỉnh Long An là một cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hàng nhập khẩu và xuất khẩu và có chức năng thu các khoản thuế liên quan. Đã là một cơ quan nhà nước thì phải vận hành theo nhiệm vụ được giao và dự tốn ngân sách được duyệt.

Ở góc độ phần trăm vượt kế hoạch. Hiệu suất thu được tiếp cận như sau. Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành kế hoạch thu

2011 2012 2013 2014 15/11/2015

So với kế hoạch

cùng năm 217% 104% 103% 170% 92%

So với thực hiện

năm trước liền kề 263% 85% 113% 163,5% 115%

Nhìn chung, số thu các năm có sự biến động khơng đồng đều và có xu hướng tăng, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2011 tăng cao và bằng 263% số thu năm 2010 (gấp khoảng 2 lần so với năm 2010), năm 2014 so với năm 2013 bằng 163,5% và số thu đến ngày 15/11/2015 bằng 115%.

Năm 2011, Cục Hải quan tỉnh Long An đã giải quyết các vướng mắc về thuế, tập trung thanh khoản thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu để giảm nợ thuế tạm thu. Cùng với sự hỗ trợ của chương trình KT559 theo dõi sát sao tiến độ thu ngân sách của từng đơn vị để kịp thời có biện pháp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với Kho bạc, Cục Thuế, Công An, Ngân hàng thương mại trong công tác quản lý thu thuế. Các giải pháp được triển khai thực hiện đồng bộ nên đã góp phần nâng cao hiệu suất thu.

Năm 2014, Cục Hải quan tỉnh Long An phân tích tình hình, khả năng thu thuế trên từng địa bàn, đánh giá từng khoản thu theo nhóm, ngành hàng có thể khai thác được để giao chỉ tiêu phù hợp cho từng đơn vị trực thuộc. Đến lượt mình, các đơn vị cơ sở đã tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể đến từng cơng chức có liên quan để tiếp cận doanh nghiệp, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và những khó khăn vướng mắc để hỗ trợ, phục vụ và quản lý tốt nguồn thu trên địa bàn.

3.2.2. Dịch vụ cho ngƣời nộp thuế

Dịch vụ cho người nộp thuế bao gồm những công việc mà cơ quan quản lý thuế cung cấp theo chức năng cho người nộp thuế và những công việc mang tính trợ giúp khác. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID, 2013), dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế là một chức năng cơ bản của quản lý thuế, tức là một công việc cơ quan thuế “phải làm” chứ không phải hành động “ban ơn” cho người nộp thuế. Dịch vụ cho người nộp thuế thể hiện ở số lượt hướng dẫn thủ tục nộp, số buổi hướng dẫn pháp luật thuế, mức triển khai hệ thống phục vụ người nộp, thời gian giải phóng hàng, mức hài lịng của khách hàng, số lượng và chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế,… Nhiều thuộc tính của nó khó đo lường, đặc biệt là thuộc tính “mức hài lòng của người nộp thuế”.

Giai đoạn 2011 - 2015, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Long An đã tổ chức nhiều đồn cơng tác trực tiếp đến thăm, hướng dẫn chính sách, thủ tục hải quan, giải đáp kịp thời các vướng mắc tại trụ sở các doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật để được hưởng ưu đãi về hải quan,… từ đó, tạo được niềm tin, uy

trước đây làm thủ tục tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quay về làm thủ tục tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Long An.

Dịch vụ cho người nộp thuế được đo bằng số lượt làm thủ tục cho các doanh nghiệp.

Hình 3.10. Số lượt doanh nghiệp làm thủ tục tại Hải quan Long An

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Long An (2011-2015)

Như vậy, Cục Hải quan tỉnh Long An đã cung cấp dịch vụ cho ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3.2.3. Nợ thuế đọng

Hiệu suất thu thuế đạt cao nhưng nợ thuế đọng nhiều cũng chưa thể khẳng định quản lý thuế hiệu quả. Sau khi tỷ lệ nợ phát sinh so với tổng thu và số nợ thuế đọng tăng đột ngột ở năm 2012, thì cả hai số đo này đều giảm mạnh ở năm 2013 và năm 2014. Diễn biến này thể hiện qua hình 3.11 và 3.12 dưới đây.

Hình 3.11. Tỷ lệ nợ phát sinh so với tổng thu ngân sách

Hình 3.12. Nợ thuế đọng (tỉ đồng)

3.2.4. Mức sai phạm

Không thể khẳng định quản lý thuế đạt hiệu quả khi cơ quan thuế kiểm soát khơng được tình hình và quy mơ sai phạm, gian lận thuế. Số vụ vi phạm hành chính có khuynh hướng tăng trong khi số vụ vi phạm qua kiểm tra sau thơng quan có khuynh hướng giảm.

Hình 3.13. Số vụ sai phạm hành chính và qua kiểm tra sau thông quan

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 đã điểm qua công tác quản lý các loại thuế liên quan đến hoạt động nhập khẩu-xuất khẩu. Một phần quan trọng của chương dành mơ tả tình hình thu ngân sách thuộc địa bàn do Cục Hải quan tỉnh Long An quản lý. Đó là tình hình thu của tám đơn vị trực thuộc Cục; tình hình kiểm tra và thu thuế sau thơng quan; tình hình chống gian lận thương mại và chống buôn lậu;…Đây là những thực tiễn quan trọng để Luận văn thiết kế nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Long An.

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ mơ hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các giả thiết trong chương 2, Luận văn tiến hành thiết kế nghiên cứu và đưa ra kết quả đánh giá tiêu chí (nhân tố) tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An. Cấu trúc trong chương này sẽ bao gồm thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

4.1. TỔNG QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MẪU PHÂN TÍCH

Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu đã đặt ra ở các chương trước, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát với các đối tượng nghiên cứu là các cá nhân hiện đang làm việc tại Cục Hải quan, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Chi cục Hải quan, Kho bạc nhà nước và Cơ quan Tư vấn thuế trên địa bàn tỉnh Long An năm 2015. Sau khi tiến hành phân loại, loại bỏ các quan sát khơng thích hợp. Kết quả thu được 200 phiếu điều tra đạt yêu cầu trong tổng số phiếu thu về đủ để phân tích dữ liệu có ý nghĩa về mặt khoa học trong đề tài nghiên cứu này.

4.1.1. Đặc điểm cá nhân đại diện đƣợc khảo sát

Với mẫu nghiên cứu này, số người hoàn tất bậc đại học và cao đẳng chiếm đa số (81,50%) và tỷ trọng nhỏ các cá nhân được khảo sát có trình độ trên đại học (14,50%) và hoàn tất bậc phổ thơng (4%).

Hình 4.1. Trình độ học vấn

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Và hiện tại, họ đang làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau như Cục Hải quan, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Chi cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước và Cơ quan tư vấn Thuế.

Hình 4.2. Cơ quan làm việc

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Trong đó, đối tượng được khảo sát đang làm việc nhiều nhất tại Chi cục Hải quan (chiếm 35,00%), Cục Hải quan (chiếm 15,00%), cơ quan Tư vấn thuế (14,50%). Điều này giúp chúng ta thu thập thông tin nhiều hơn trong quá trình khảo sát khi nghiên cứu các nhân tố cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.

Hình 4.3. Vị trí tại nơi làm việc

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Tại nơi làm việc của mình họ là lãnh đạo cơ quan cấp Sở và tương đương, Trưởng phòng cấp Sở hoặc tương đương, Đội trưởng, Tổ trưởng, và chuyên viên. Kết quả khảo sát cho thấy, cá nhân được chọn trong mẫu với vị trí chuyên viên là chủ yếu (82,50%).

Kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá của các đối tượng được khảo sát. Kết quả cho thấy, các cán bộ được khảo sát có thời gian làm việc liên quan đến thuế nhập khẩu - xuất khẩu ở nhiều nhóm khác nhau: Trên 10 năm, Trên 5 đến 10 năm, Trên 1 đến 5 năm, Một năm. Trong đó, những người được điều tra có thời gian làm việc phân bổ chủ yếu ở nhóm: Trên 1 đến 5 năm (chiếm tỷ lệ 48,00%); Trên 5 đến 10 năm (chiếm 21,50%); Trên 10 năm (chiếm 17,00%) và một năm (chiếm 13,50%).

Hình 4.5. Thời gian tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu (lần)

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu cũng góp phần am hiểu sâu về lĩnh vực nhập khẩu - xuất khẩu. Kết quả cho thấy, các cán bộ được khảo sát có thời gian tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu mức độ có khác nhau, số lần được tập huấn Trên 10 lần và trên 5 đến 10 lần chiếm tỷ lệ ít, trong khi đó số lần tập huấn từ 1 đến 5 lần chiếm tỷ lệ nhiều hơn, thậm chí cũng có trường hợp chưa từng được tập huấn. Kết quả khảo sát trên 10 lần (chiếm tỷ lệ 8,50%); Trên 5 đến 10 lần (chiếm 17,50%); Trên 1 đến 5 năm (chiếm 55,50%); Chưa từng tham gia (chiếm 18,50%).

Thế nên, trình độ học vấn, cơ quan làm việc, số lần tập huấn thuế nhập khẩu - xuất khẩu, vị trí nơi làm việc cũng như kinh nghiệm (thời gian làm việc) của những đáp viên góp phần khẳng định tính phù hợp của mẫu và có thể khảo sát mức cấu thành của các tiêu chí (nhân tố) tạo nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.

Ngoài ra, với câu hỏi được khảo sát “Theo anh, chị, cơ quan Hải quan có nên

khảo sát đồng tình nên xây dựng chiến lược quản lý thuế tại hải quan (chiếm tỷ lệ 96,00%).

Hình 4.6. Chiến lược quản lý thuế

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Tóm lại, với các biến về đặc điểm cá nhân được thu thập trong mẫu khảo sát bao gồm: trình độ, cơ quan làm việc, vị trí nơi làm việc, kinh nghiệm, số lần tập huấn. Tất cả giúp kết quả phân tích có những đánh giá khách quan hơn. Như vậy, xét về thông tin từ đặc điểm cá nhân đại diện trả lời phiếu khảo sát, kết quả cho thấy dữ liệu điều tra của Đề tài đủ độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

4.1.2. Thống kê về các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu

- Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTTT):

Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế là một trong những minh chứng của hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu đã được khẳng định trong lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả khảo sát cho thấy có 76% cá nhân được khảo sát khẳng định minh chứng này và chỉ có 5,83% phủ nhận.

Bảng 4.1. Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế

Trung bình Độ lệch chuẩn Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý MTTT 4,06 0,66 1,00 4,83 18,17 39,33 36,67 MTTT1 3,93 1,00 1,50 7,00 23,50 33,00 35,00 MTTT2 4,07 0,93 1,50 5,00 15,50 41,00 37,00 MTTT3 3,99 0,83 0,50 3,00 23,00 44,00 29,50

MTTT5 4,03 0,89 7,00 17,00 42,00 34,00

MTTT6 4,15 0,93 2,00 3,00 16,00 36,50 42,50

Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Đi sâu vào từng khía cạnh trong nhân tố Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế cho thấy các cán bộ đánh giá yếu tố Người nộp thuế sẵn lòng hợp tác với cơ quan

hải quan ảnh hưởng chặt chẽ nhất đến Mức tuân thủ thuế (trung bình điểm đánh giá 4,19/5).Bên cạnh yếu tố Tỷ lệ đăng ký thuế cao có điểm bình qn cho mức độ đồng

ý thấp nhất trong thang đo (trung bình điểm đánh giá 3,93/5). Nhìn chung, trung bình mức độ đồng ý của các cán bộ được khảo sát về Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế ở mức khá (4,06/5) với mức độ thống nhất khá cao (sai lệch chuẩn 0,66).

- Hiệu suất thu thuế (HSTT):

Kết quả từ các nghiên cứu lý thuyết và thực chứng đã chứng minh Hiệu suất thu thuế là yếu tố thứ hai thể hiện hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ khẳng định mối quan hệ này chiếm đến 74,38% trong khi đó chỉ có khoảng 6,26% số cán bộ phủ nhận mối quan hệ này.

Bảng 4.2. Hiệu suất thu thuế

Trung bình Độ lệch chuẩn Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý HSTT 4,05 0,74 0,88 5,38 19,38 36,25 38,13 HSTT1 3,99 0,97 1,50 6,00 20,00 37,00 35,50 HSTT2 4,06 0,95 1,00 6,00 18,50 35,00 39,50 HSTT3 4,03 0,88 0,50 4,00 22,00 39,00 34,50 HSTT4 4,14 0,92 0,50 5,50 17,00 34,00 43,00 Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Như vậy, phần lớn cá nhân được khảo sát đồng ý rằng Hiệu suất thu thuế cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu. Tác giả phân tích sâu vào cụ thể từng khía cạnh trong nhân tố Hiệu suất thu thuế cho thấy yếu tố Hồn thiện và

(trung bình điểm đánh giá 4,14/5). Trong khi đó, yếu tố Số thuế thu ngày càng nhiều so với chi phí hành thu mức độ đồng ý thấp nhất khi xét trong thang đo này.

Nhìn chung, mức độ đồng ý của các đối tượng được khảo sát về Hiệu suất thu thuế được xác nhận ở mức khá (trung bình 4,05/5) với sai lệch chuẩn thấp (0,74).

- Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC):

Nhân tố Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế cũng thể hiện hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu; kết quả khảo sát cho thấy có 72,44% cán bộ được khảo sát đồng ý khẳng định minh chứng này và tỷ lệ phủ nhận chỉ chiếm 8,07%.

Bảng 4.3. Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế

Trung bình Độ lệch chuẩn Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hồn toàn đồng ý DVCC 3,96 0,71 1,69 6,38 19,50 39,13 33,31 DVCC1 3,97 1,00 2,00 6,50 20,00 36,00 35,50 DVCC2 4,02 0,93 1,00 6,50 17,00 40,50 35,00 DVCC3 4,00 0,91 0,50 6,00 20,50 39,50 33,50 DVCC4 3,74 1,06 2,50 11,00 24,50 34,00 28,00 DVCC5 4,06 0,93 1,50 6,50 12,00 44,50 35,50 DVCC6 3,96 0,95 1,50 6,00 20,50 39,50 32,50 DVCC7 3,97 0,96 2,50 4,50 19,50 41,00 32,50 DVCC8 3,98 0,95 2,00 4,00 22,00 38,00 34,00 Nguồn: Tác giả tính tốn (phụ lục 4)

Tác giả phân tích sâu vào cụ thể từng khía cạnh trong nhân tố cho thấy yếu tố

Tập huấn thủ tục hải quan và phương pháp tính thuế có ảnh hưởng chặt chẽ nhất

(trung bình điểm đánh giá : 4,06/5). Trong khi đó, yếu tố Tờ rơi, băng-rơn, biểu ngữ

tun truyền thuế có mức độ đồng ý thấp nhất khi xét trong thang đo này (3,74/5). Nhìn chung, mức độ đồng ý của các cá nhân được khảo sát về nhân tố Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế được xác nhận ở mức trung bình (3,96/5). Và các sai lệch

chuẩn trong đánh giá về các khía cạnh của các nhân tố này khá thấp, cho thấy sự thống nhất ý kiến của các đối tượng khi được khảo sát về nhân tố này.

- Nợ thuế đọng (NTD):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)