Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 79 - 149)

Các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Kết luận Chƣơng 4

Chương này mơ tả quy trình nghiên cứu định lượng mức cấu thành của các nhân tố đến hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu. Từ lý thuyết và lược khảo cơng trình nghiên cứu liên quan, Tác giả đã thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Với Cronbach’s Alpha đủ lớn và thông qua EFA, các thang đo đã được kiểm định độ tin cậy và sự phù hợp: Năm thành tố độc lập gồm Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTTT), Hiệu suất thu thuế (HSTT), Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC), Nợ thuế đọng (NTD), Sai phạm (SP), và 01 nhân tố kết quả - “Hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu (HQQLT)” với 22 biến quan sát đã được kiểm định đủ điều kiện đo lường.

Kết quả kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) đã ủng hộ 5 giả thuyết (H1, H2, H3, H4, H5), tức là cả 5 nhân tố nói trên đều cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu với cường độ mạnh hoặc yếu khác nhau. Trong đó, thành tố Mức sai phạm thể hiện rõ nhất

hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu trong mẫu khảo sát này. Thành tố Mức

tuân thủ thuế của người nộp thuế thể hiện thấp nhất hiệu quả quản lý thuế nhập

khẩu-xuất khẩu.

Chương 5 sẽ nhận định kết quả nghiên cứu, nêu những thành công, hạn chế của nghiên cứu, đồng thời khuyến nghị những giải pháp cơ bản và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Sau khi đã trình bày kết quả nghiên cứu, phần này sẽ đưa ra những nhận định về kết quả nghiên cứu và giải pháp về mặt chính sách.

5.1. NHẬN ĐỊNH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mơ hình lý thuyết ban đầu gồm 5 thành tố với 22 biến quan sát. Từ các kiểm định của mơ hình bằng phương pháp OLS, hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An được đo lường bằng năm tiêu chí tương đồng với ý kiến các mẫu khảo sát. Tuy nhiên, mức độ cấu thành có khác nhau, cụ thể thứ tự cường độ cấu thành hiệu quả quản lý thuế như sau:

- Mức sai phạm (SP), Kết quả nghiên cứu cho thấy Mức sai phạm là thước đo

rõ nhất, mạnh nhất của hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An. Hệ số hồi quy của thành tố này là 0,310. Thành tố này chứa 04 biến quan sát: Hạn chế được số vụ sai phạm (SP1), Hạn chế được giá trị sai phạm (SP2), Kiểm sốt được các hình thức sai phạm (SP3), Xây dựng được quy trình kiểm sốt rủi ro (SP4). Mức sai phạm phản ánh thông qua số vụ và trị giá sai phạm. Số vụ sai phạm ít nhưng giá trị sai phạm lớn cho thấy mức nghiêm trọng của tình trạng gian lận. Giá trị sai phạm nhỏ nhưng số vụ sai phạm nhiều cho thấy mức phổ biến của tình trạng vi phạm pháp luật. Xét từ phía cơ quan quản lý thuế, họ mong đợi “số vụ sai phạm” giảm xuống còn tối thiểu và “mức tuân thủ thuế” đạt cực đại đến mức có thể. Trên thực tế, hai đại lượng này có tương quan như thế nào cịn phải kiểm định thực nghiệm mới có thể nhận biết.

Tất cả những điều trên đã gợi ý rất nhiều về chính sách nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại địa bàn thuộc Cục Hải quan tỉnh Long An. Chúng tôi sẽ phát triển kết quả nghiên cứu này trong những hàm ý chính sách ở phần tiếp sau.

- Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DVCC), cấu thành nên hiệu quả

quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An đứng ở vị trí thứ hai với hệ số hồi quy 0,257. Nhân tố này được đo lường thông qua 06 biến quan sát:

quan và phương pháp tính thuế (DVCC2), Kết quả giải quyết công việc, giải đáp thắc mắc, khiếu nại (DVCC3), Tờ rơi, băng-rôn, biểu ngữ tuyên truyền thuế (DVCC4), Thời gian giải phóng hàng (DVCC6), Định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan hải quan và người nộp thuế (DVCC8). Dịch vụ cho người nộp thuế thể hiện những công việc mà cơ quan quản lý thuế cung cấp cho người nộp thuế là tổ chức hoặc cá nhân. Dịch vụ cho người nộp thuế thể hiện ở số lượt hướng dẫn thủ tục nộp, số buổi hướng dẫn pháp luật thuế, mức triển khai hệ thống phục vụ người nộp, thời gian giải phóng hàng, mức hài lòng của khách hàng, số lượng và chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế,… Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế không chỉ thể hiện trách nhiệm của cơ quan hải quan mà cịn cho thấy mức cảm thơng hoặc thấu hiếu của một cơ quan quản lý nhà nước đối với tổ chức, cá nhân.

- Nợ thuế đọng (NTD), giữ vị trí thứ ba cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế

nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An với hệ số hồi quy là 0,183. Nhân tố này được đo lường qua 04 biến quan sát: Kiểm soát được mức nợ thuế nhập khẩu-xuất khẩu (NTD1), Kiểm soát được tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu thuế nhập khẩu-xuất khẩu (NTD2), Kiểm soát được thời gian nợ thuế nhập khẩu-xuất khẩu (NTD3), Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cao (NTD4). Số thuế nợ đọng được đo bằng số tuyệt đối hoặc số tương đối. Số tuyệt đối chính là số thuế quá hạn. Số tương đối thể hiện qua tỷ lệ phần trăm (%) giữa số thuế nợ đọng so với tổng nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ tính thuế. Ngồi ra, số thuế nợ đọng cũng có thể được đo bằng tuổi của chúng, tức là số ngày nợ đọng. Hiệu suất ghi thu cao nhưng nợ thuế đọng nhiều và dài ngày thì khó thể kết luận quản lý thuế hiệu quả, nếu có thì nhiều khả năng mang tính giả mạo hoặc kém bền vững.

- Hiệu suất thu thuế (HSTT), giữ vị trí thứ tư cấu thành nên hiệu quả quản lý

thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An với hệ số hồi quy là 0,147. Nhân tố này được đo lường qua 04 biến quan sát: Số thuế thu ngày càng nhiều so với chi phí hành thu (HSTT1), Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch thu được giao (HSTT2), Tăng trưởng của số thu năm sau so với số thu thực hiện năm trước (HSTT3), Hoàn thiện và cơng khai quy trình xác định trước trị giá hải quan

(HSTT4). Hiệu suất thu phản ánh năng suất thu thuế. Hiệu suất thu được xác định từ góc độ cơ quan quản lý thuế, tức là được đo bằng tỉ số giữa số thuế thu được với chi phí vận hành. Ngồi ra, vì hải quan là một cơ quan chức năng thuộc bộ máy nhà nước vốn hoạt động theo kế hoạch hoặc theo dự toán nên hiệu suất thu còn được đo bằng tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch thu được giao hoặc phần trăm tăng của thực tế năm nay so với năm trước. Hiệu suất thu thuế không phải là nhân tố cấu thành mạnh nhất hiệu quả quản lý thuế khơng có gì ngạc nhiên bởi cơ quan hải quan có nhiều nhiệm vụ, chứ khơng phải chỉ có duy nhất nhiệm vụ thu thuế.

- Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTTT), cũng cấu thành nên hiệu

quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An với hệ số hồi quy là 0,127. Nhân tố này bao gồm 04 biến quan sát: Người nộp thuế khai báo thuế nhập khẩu-xuất khẩu kịp thời (MTTT2), Người nộp thuế khai báo đầy đủ chứng từ, sổ sách (MTTT3), Người nộp thuế sẵn lòng hợp tác với cơ quan hải quan (MTTT4), Kim ngạch nhập khẩu-xuất khẩu qua địa phương ngày càng nhiều (MTTT6). Mức tuân thủ của người nộp thuế thể hiện ở tỷ lệ người nộp thuế đăng ký thuế, tính đúng hạn thời gian khai báo thuế, việc mở sổ sách chứng từ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế,… Trên thực tế, tồn tại tuân thủ dưới áp lực của pháp quy bên cạnh tuân thủ tự nguyện. Khoảng cách này càng rộng hay hẹp một phần tùy thuộc vào nỗ lực của cơ quan quản lý thuế. Rất khó xóa bỏ khoảng cách giữa tuân thủ theo pháp quy và tuân thủ tự nguyện.

5.2. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH

Từ những nhận định từ nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, ta thấy hiệu quả quản lý thuế là một khái niệm đa chiều, chứ không đơn thuần chỉ là hiệu suất thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, ít nhất nó được phản ánh qua 05 số đo với cường độ mạnh yếu khác nhau. Cấu thành mạnh nhất hiệu quả quản lý thuế đến từ nhân tố Mức sai phạm mà không phải Hiệu suất thu thuế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhằm gia tăng hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại địa bàn thuộc thẩm quyền của Cục Hải quan tỉnh Long An, Luận văn khuyến

5.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ sở dữ liệu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế: nhập khẩu nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế:

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn nhiều hạn chế, tính tự giác, tự nguyện tuân thủ pháp luật của người nộp thuế chưa cao, nhiều trường hợp cố tình gian lận, trốn thuế, chây ỳ nợ thuế,… Chính vì thế, muốn nâng cao hiệu quả quản lý thuế của ngành Hải quan, thì điều trước tiên và quan trọng nhất là phải nâng cao được tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Cụ thể, Luận văn khuyến nghị như sau:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về Hải quan nói chung, pháp luật thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu nói riêng phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế và các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả cơng tác cải cách hành chính trong lĩnh vực Hải quan, trong đó có thủ tục hành chính thuế; Duy trì thực hiện có hiệu quả Hệ thống thông tin tự động và thực hiện cơ chế một cửa quốc gia (Vnaccs/Vcis), tiến tới thực hiện cơ chế một cửa ASEAN nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thơng quan hàng hóa, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp và người dân.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của người nộp thuế; thay đổi phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, thuận lợi; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ điều tra về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho cơ quan Hải quan; xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế đảm bảo ghi chép đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu

hoặc trao đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý hải quan.

Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện nghiêm quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế.

Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan Hải quan và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức quản lý thuế; nghiên cứu, xây dựng bộ phận điều tra thuế và mối quan hệ giữa bộ phận điều tra Hải quan với cơ quan điều tra của các Bộ liên quan và cơ quan tư pháp; kiện toàn hệ thống pháp chế chuyên trách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác pháp chế của ngành Hải quan và đại diện cho cơ quan Hải quan khi giải quyết khiếu nại, khởi kiện liên quan đến việc thực thi công vụ của cán bộ công chức Hải quan; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Đại lý Hải quan.

Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với q trình cải cách

thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tạo điều kiện để hiện đại hóa ngành thuế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Tăng cường hợp tác, phối hợp với các tổ chức Hải quan, các lực lượng chức năng trong và ngồi nước nhằm trao đổi thơng tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế để người nộp thuế hiểu, nắm vững các quy định của Pháp luật Hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu , xuất khẩu để họ tự nguyện tuân thủ pháp luật và được hưởng các ưu đãi về hải quan, về thuế theo quy định.

5.2.2. Xây dựng chiến lƣợc dựa trên thế mạnh lõi là chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp

Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế

nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An đứng ở vị trí thứ hai với hệ số hồi quy 0,257. Kết quả này gợi ý cho chiến lược khác biệt hóa của Cục Hải quan

tỉnh Long An nhằm thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp về làm thủ tục tại Cục Hải quan tỉnh Long An, để từ đó số thu thuế gia tăng một cách tự nhiên. Lợi thế trung tâm của chiến lược khác biệt hóa chính là chất lượng dịch vụ.

Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID, 2013), cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế là một chức năng cơ bản của quản lý thuế. Đó là những cơng việc mà cơ quan quản lý thuế cung cấp theo chức năng cho người nộp thuế và những cơng việc mang tính trợ giúp khác. Giai đoạn 2011 - 2015, Cục Hải quan tỉnh Long An đã cung cấp nhiều dịch vụ cho doanh nghiệp như: tổ chức nhiều đồn cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 79 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)