Hoạt động nuôi trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần hùng vương (Trang 36 - 38)

8. Kết cấu của đề tài

2.1. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

2.1.2.1. Hoạt động nuôi trồng

Vốn đƣợc nhiều ƣu đãi từ thiên nhiên nên ĐBSCL trở thành cái nôi của ngành chế biến và xuất khẩu cá tra. Cá tra là đối tƣợng nuôi đặc hữu của vùng, chủ yếu tại 10 tỉnh ĐBSCL với diện tích khoảng gần 6.000 ha, tập trung ở Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Vĩnh Long.

Giai đoạn 1997-2004: Đã chủ động đƣợc cá giống nhờ sinh sản nhân tạo, cá chủ yếu nuôi bằng lồng bè (năm 1997 đạt 23.250 tấn đến năm 2001 đạt 130.000 tấn và năm 2004 tăng lên là 300.000 tấn)

Giai đoạn 2004-2008: cá tra chủ yếu đƣợc nuôi trong ao/ hầm (năm 2005 đạt 500.000 tấn, 2007 đạt 1 triệu tấn, năm 2008 đạt khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn/ năm).

Giai đoạn 2009-2014: diện tích ni cá tra ổn định 5.500- 5.800 ha, sản lƣợng 1,1 - 1,2 triệu tấn/ năm. Thời gian này doanh nghiệp đã có sự đầu tƣ nghiêm túc vùng nuôi riêng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng nhƣ đảm bảo an toàn hơn về nguyên liệu. Dự kiến 2020 đạt sản lƣợng 1,5 – 2,0 triệu tấn cá tra.

Kết quả khảo sát 4 tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long) nuôi cá tra trọng điểm ở ĐBSCL, các hình thức ni cá tra đã hình thành trong vài năm gần

đây, phổ biến nhất là nông dân liên kết (LK) theo hình thức hợp tác xã hoặc chi hội, đƣợc gọi là LK ngang và nông dân LK với các DN chế biến thủy sản hoặc sản xuất thức ăn cá tra, cịn gọi là LK dọc. Hình thức LK dọc đã hình thành từ năm 2004, ngƣời ni LK với các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản hoặc công ty sản xuất thức ăn thủy sản theo hợp đồng đƣợc ký kết giữa hai bên. Ở hình thức LK này, nơng dân đƣợc công ty đầu tƣ 100% thức ăn và khốn chi phí sản xuất khác cho nơng hộ gồm: con giống, thuốc - hóa chất, lƣơng cơng nhân, thuê ao, điện - dầu và các chi phí khác. Hiện nay LK dọc tập trung nhiều nhất ở Đồng Tháp, LK ngang ở Cần Thơ và phát triển riêng lẽ nằm rãi rác ở khắp các Tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long. Nhìn chung thì LK ngang đƣợc xem là an tồn nhất vì đối với LK này sẽ có ngƣời quản lý và chịu trách nhiệm đôn đốc thi hành các trách nhiệm liên kết.

Các hợp đồng bao tiêu đều do bên mua soạn thảo, nơng dân khơng có khả năng thực hiện nên hợp đồng thƣờng rất lỏng lẻo, mang tính đối phó. Hệ quả tình trạng phá vỡ hợp đồng bao tiêu giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng nhiều và phần thiệt hầu hết thuộc về nơng dân. Trƣớc khó khăn của ngƣời dân, việc tái cơ cấu ngành nuôi và chế biến cá tra đang là vấn đề cấp thiết. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phân chia lại lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất cá tra thơng qua mơ hình liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế sản xuất ở ĐBSCL cho thấy, nông dân vẫn khơng đƣợc nhiều lợi nhuận, thậm chí là phải nhƣờng chỗ cho doanh nghiệp trong chuỗi nuôi và chế biến cá tra. Trong lúc nông dân treo ao vì thiếu vốn thì mơ hình ni gia cơng cho doanh nghiệp đƣợc xem là cứu cánh. Việc các công ty đầu tƣ vùng ni, cịn các hộ dân chuyển dần sang ký hợp đồng gia công cho doanh nghiệp là xu hƣớng tất yếu trong bối cảnh các thị trƣờng nhập khẩu cá tra Việt Nam đang có xu hƣớng địi hỏi những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một cao. Nhƣng một số doanh nghiệp thủy sản có tiềm lực lại khơng mặn mà với mơ hình liên kết này.

Do quy hoạch ni trồng và định hƣớng thị trƣờng khơng có, dẫn đến lúc thừa lúc thiếu xảy ra liên tục. Lúc thiếu thì giá cá có thể là 25.000 đồng/kg, nhƣng thừa thì

còn 19.000 đồng. Yếu tố thừa thiếu còn do mùa vụ tiêu thụ và ni trồng cá tra đang có sự lệch pha. Trong khi chính vụ ni trồng ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, còn tiêu thụ ở nƣớc ngoài lại diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3. Khi bị áp lực thừa thì nơng dân phải bán đổ bán tháo.

Trong tồn bộ chi phí giá thành ni trồng cá tra thì chí phí thức ăn chiếm lớn nhất (đến khoảng 80%). Điều này đặt ra cho doanh nghiệp sự tính tốn, cân nhắc để vừa có thể giảm chi phí thức ăn để giảm chi phí giá thành, vừa đảm bảo chất lƣợng nguồn cá nguyên liệu để sản xuất. Động cơ tăng giá cũng báo trƣớc cho một sự không bền vững sắp tới: khi nhu cầu tăng cao, nguồn cá thiếu thốn, doanh nghiệp cạnh tranh nhau để thu đƣợc cá tốt và đến lúc thị trƣờng lắng đọng trở lại thì tiếp tục một chu trình nhƣ đã biết trƣớc: Ngƣời ni mất niềm tin với DN, nuôi lỗ liên tiếp, cạn sức, cạn vốn,

không dám đầu tƣ ao. Ở đây ta lại thấy hiện lên một mâu thuẩn đối với ngƣời nông dân và cũng là của ngành: khi giá lên thì khơng có cá để bán, cịn giá xuống nhƣng đang lúc cạnh tranh và cũng sợ cá quá lứa nên lại cùng nhau tuôn ồ ạt ra thị trƣờng dẫn đến bị doanh nghiệp ép giá.

Theo chủ tịch Dƣơng Ngọc Minh, hiện nay tồn Đồng Bằng sơng Cửu Long có diện tích đang ni thả là khoảng 12.000 ha. Trong đó, cá thịt là 7.000 ha và cá giống là 5.000 ha, cá giống tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp và An Giang, diện tích tƣơng đối ổn định so với các năm trƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần hùng vương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)