Phân tích hiệu quả hoạt động của chuỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần hùng vương (Trang 77 - 86)

8. Kết cấu của đề tài

2.2. Phân tích tính liên kết và hiệu quả trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của

2.2.3.1. Phân tích hiệu quả hoạt động của chuỗi

Đúc kết từ những phân tích ở trên (mục 2.2.2.) và những nhận xét từ các chuyên gia (mục 2.2.3.1) có thể nhận định ƣu và nhƣợc điểm của chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty Hùng Vƣơng nhƣ sau:

Tiêu chuẩn chất lƣợng

Nhà máy chế biến thức ăn đảm bảo đƣợc số lƣợng và chất lƣợng cung cấp.

Cho đến nay, ngồi Hùng Vƣơng, chƣa có nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra nào lại có thể đƣa ra đƣợc chất lƣợng ni trồng ổn định, chất lƣợng cá chế biến cao hơn 10-20% và tỷ lệ chế biến ra thành phẩm đạt cao hơn so với cá sử dụng nguồn thức ăn khác từ 5-10%. Cụ thể: 2,15kg cá nguyên liệu do Hùng Vƣơng nuôi trồng thu về hơn 1kg phi lê, thay vì phải hơn 3,2kg cá nguyên liệu mua ở ngồi.

Vùng ni của Hùng Vƣơng đạt nhiều chứng nhận về chất lƣợng an tồn.

Các ao ni của Hùng Vƣơng đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt những ao có chứng nhận ASC và Global Gap thƣờng xuyên đƣợc tái kiểm định theo đúng tiến độ, khách hàng cũng thƣờng xuyên tham quan các ao này để quyết định về các mối làm ăn lâu dài với Hùng Vƣơng. Việc chú trọng hiệu quả hoạt động của từng khâu suy cho cùng là để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm cuối cùng đem đến cho khách hàng. Trong suốt mƣời năm qua, chất lƣợng sản phẩm cá tra của Hùng Vƣơng xuất khẩu ra thế giới luôn ổn định, đƣợc các nhà nhập khẩu, nhất là các khách hàng bán lẻ ở hệ thống siêu thị hài lịng – trong đó phải kể đến 2 hệ thống siêu thị lớn Walmart, Costco. Điều này khiến nhu cầu đầu ra của Hùng Vƣơng liên tục tăng qua các năm.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2014 là 1.751 triệu USD (giảm 0,5% tổng kim ngạch 2013), kim ngạch xuất khẩu của Hùng Vƣơng đạt 215 triệu USD (tăng 9% so với 2013), chiếm 12,3% tổng kim ngạch. Trong đó, kim ngạch của thị trƣờng Châu Âu – thị trƣờng luôn yêu cầu cao về tiêu chuẩn hàng hóa và tỷ lệ kháng sinh nghiêm ngặt, vẫn là con số cao nhất (26%), điều này chứng tỏ Hùng Vƣơng đƣợc biết đến nhƣ một cơng ty uy tín về chất lƣợng.

Nhân sự lao động đảm bảo về lực lƣợng và tay nghề.

Ở Hùng Vƣơng, việc tăng doanh thu gắn liền với tăng lực lƣợng lao động. Từ con số 300 cán bộ nhân viên ngày đầu thành lập, đến nay lao động làm việc tại Hùng Vƣơng tăng hơn 40 lần với đội ngũ trên 12.000 ngƣời. Mục tiêu đề ra cho năm nay, Hùng Vƣơng dự kiến đạt 12.000 tỷ đồng doanh số, lực lƣợng lao động đạt 15.000 ngƣời. Bên cạnh cán bộ quản lý chủ chốt là lực lƣợng công nhân mà Hùng Vƣơng ln xem là lực lƣợng nịng cốt tạo ra doanh số của cơng ty nên các chính sách dành cho họ trong suốt 10 năm qua đƣợc chăm lo ở mức cao nhất. Ngoài ra, kinh nghiệm ở Hùng Vƣơng là nắm sâu sát cán bộ chủ chốt. Có tới 99% cán bộ chủ chốt đang làm việc ở Hùng Vƣơng là sinh viên đại học ra trƣờng, đây là lực lƣợng có kiến thức, cơng ty chỉ cần tốn thêm một ít chi phí đào tạo là họ có thể đảm nhận vai trị quản lý, nhân viên bán hàng đƣợc đào tạo thơng qua các chƣơng trình hội chợ nƣớc ngồi để họ tiếp xúc, trau dồi kiến thức thƣơng mại.

Tuy nhiên, hiện nay cá của Hùng Vƣơng chủ yếu là hàng Phi lê, tỷ lệ cá giá trị gia tăng rất thấp, và toàn bộ do các cơ sở nhà máy của Agifish sản xuất. Điều này sẽ nguy hiểm cho tƣơng lai khi các nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, thị trƣờng càng ngày càng đòi hỏi nhiều các mặt hàng đã chế biến.

Mặc dù tỷ lệ kháng bệnh của cá Hùng Vƣơng tốt hơn so với các công ty khác, nhƣng vẫn còn nhiều trƣờng hợp bị nhiễm, dƣ lƣợng kháng sinh còn cao. Tỷ lệ hàng trả về do phát hiện nhiễm khi kiểm tra ở nƣớc nhập khẩu năm 2015 vẫn chƣa thuyên giảm so với năm 2014, điều này chứng tỏ, cơng ty vẫn cần có sự cải tiến trong việc kiểm sốt

khâu chất lƣợng. Theo nhƣ bà Lê Thị Hạnh- Trƣởng phòng chất lƣợng của công ty Hùng Vƣơng thì có thể tạm chia ra 3 giai đoạn kiểm sốt. Giai đoạn ni trổng, giai đoạn sản xuất, giai đoan lƣu kho và đóng container. Nhiễm kháng sinh đểu có thể xảy ra ở 3 khâu này, mà thực tế là Hùng Vƣơng đã từng kiểm tra và phát hiện. Khâu nuôi trồng thƣờng liên quan nhiều đến thời tiết bởi vì kỹ thuật ni của Hùng Vƣơng là rất tốt, kinh nghiệm, khâu sản xuất có thể do sự lây chuyền từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, và khâu lƣu kho đóng container sẽ xuất hiện vi khuẩn gây nhiễm hàng hóa nếu sản phẩm bị di chuyển sang khu vực nhiệt độ chƣa đạt quá lâu.

Tiêu chuẩn chi phí

Định mức thấp

Đối với các nhà máy Hùng Vƣơng, máy móc đƣợc trang bị đạt chuẩn, hầu hết đều đƣợc nhập từ châu Âu nhƣ máy dò kim loại, băng chuyền cấp đông… Định mức đƣợc qui định cho các nhà máy của Hùng Vƣơng tƣơng ứng với các sản phẩm Phi lê Well-trimmed (Cắt tỉa hoàn toàn), Untrimmed (chƣa cắt vè, chừa mỡ bụng, thịt đỏ), Cá nguyên con, bỏ đầu - HGT là 2,10; 1,35; 1,5.

Định mức sản phẩm đƣợc tính theo cơng thức nhƣ sau: Định mức = Nguyên liệu/ Thành phẩm

Giám đốc sản xuất nhà máy sẽ theo dõi tình hình thành phẩm và định mức theo từng tháng. Nếu nhận thấy định mức vƣợt quá mức cho phép thì sẽ cân nhắc lại nguyên nhân định mức tăng nằm ở khâu nào để điều chỉnh.

Nhìn vào bảng 2.13 có thể thấy trong khoảng thời gian này, Hùng Vƣơng xuất đi chủ yếu vẫn là cá phi lê với tỷ trọng là 90%, trong đó cắt tỉa hồn tồn chiếm 50%. Nhƣ vậy định mức trung bình của các nhà máy vào tháng 10/2015 là 1,74, tƣơng đƣơng với tỉ lệ chế biến trung bình là 0,575 (1 kg cá tra nguyên liệu sẽ thu hồi 0,575 kg cá thành phẩm trung bình).

Định mức qui định cho cá Phi lê ở Nhà máy Hùng Vƣơng là 2,1- tƣơng đƣơng tỷ lệ chế biến là 0,48 trong khi đó con số này ở thị trƣờng chung chỉ nằm ở mức 0,35. Nhƣ

vậy, trƣớc mắt nhìn vào hiệu quả chế biến thì Hùng Vƣơng đã có ƣu thế hơn các cơng ty cùng ngành khác.

+ Công ty Hùng Vƣơng:

Loại SP Tỷ trọng Định mức Giá bán (USD/kg)

Well-trimmed 50% 2,1 2,35 Untrimmed 40% 1,35 1,85 Cá cắt khúc, cá nguyên con bỏ đầu 10% 1,5 1,95 Trung bình 1,74 2,11

Bảng 2.13. Định mức và giá bán của Hùng Vƣơng vào tháng 08- 10/2015 theo từng loại sản phẩm cá tra đông lạnh.

Với giá bán 2,11 USD/ kg Hùng Vƣơng thu về cho mình khoảng 47.000 đồng/ kg, mang lại giá trị gia tăng trung bình là 9.000 đồng/ kg. Ngay từ khâu đầu tiên nhập nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn thì Hùng Vƣơng đã có thể nắm đƣợc giá cả thị trƣờng bã đậu nành ở Việt Nam (vì nhập số lƣợng lớn). Với một chu trình khép kín thì Hùng Vƣơng ln chuyển giá giữa các khâu sẽ cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Hơn nữa, nhƣ đã đề cập ở trên thì cơng suất chế biến của các nhà máy chế biến của Hùng Vƣơng hoạt động tối đa để có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn khách hàng. Nhƣ vậy, chi phí nguyên liệu và chi phí sản xuất tính trên 1 đơn vị thành phẩm của Hùng Vƣơng sẽ thấp hơn những đối thủ cùng ngành khác.

Nhà sản xuất thức ăn cung cấp thứa ăn ổn định và sắp tới có thể giảm tiếp. Hiện tại giá thức ăn của các công ty này cung cấp cho Hùng Vƣơng khoảng 10.500 đồng/kg,trong khi giá bán ra thị trƣờng nằm ở khoảng 14.500 đồng/kg. Trong giá bán thức ăn của cơng ty sản xuất thức ăn thì chi phí cho nguyên liệu là 9.000 đồng, trừ đi chí phí quản lý thì lãi khoảng 300 đồng/kg. Đây là một trong những nguyên nhân

chính giúp giá thành ni trồng của Hùng Vƣơng giảm đáng kể- chênh lệch từ 10 đến 15% so với thị trƣờng, và dự tính thời gian tới sẽ giảm xuống cịn 9.500 đồng/kg, đây là một lợi thế cạnh tranh của Hùng Vƣơng nhờ vào quy trình sản xuất khép kín dƣới sự lãnh đạo sát sao và uyển chuyển.

Sắp tới, việc nhà nƣớc bỏ thuế VAT đầu vào nhiều loại nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, đồng thời bỏ hẳn VAT đầu ra 5% đối với mặt hàng thức ăn sẽ giúp sản phẩm cá tra xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh vƣợt trội so với một số mặt hàng thực phẩm trên thế giới. Đây đƣợc xem vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Hùng Vƣơng, phải tính tốn nhƣ thế nào để có thể tăng cạnh tranh, nâng cao cao vị thế của mình. Trƣớc mắt, Ban quản trị cũng đang chỉ đạo cho các nhà máy chế biến thức ăn đầu tƣ nghiên cứu thêm loại sản phẩm vẫn đảm bảo chất lƣợng nhƣng có thể tăng tỷ lệ bã nành lên để chi phí hạ xuống.

Chi phí quản lý cịn cao.

Chi phí lƣơng cho lao động chiếm khoảng 8% chi phí trực tiếp sản xuất và điều đáng nói là chi phí này phân bổ 50% cho lƣợng nhân viên cấp quản lý. Hiện tại trong các phòng ban của Hùng Vƣơng còn tồn tại nhiều vị trí khơng cần thiết, phân cấp quá nhiều, gây lãng phí.

Hao hụt giữa các thành phần trong chuỗi

Liên kết dọc của Hùng Vƣơng tạo tâm lý ỷ lại cho các khâu liên quan, một phần cũng là do mục tiêu lợi nhuận riêng của từng khâu. Nếu khơng có sự sâu sát thích đáng dễ dẫn đến chất lƣợng của từng bộ phận trong chuỗi giảm sút, ảnh hƣởng kết quả chung. Hơn nữa, tình hình hoạt động kinh doanh của một thành viên trong tập đoàn Hùng Vƣơng sẽ ảnh hƣởng đến cả hệ thống, dễ mất uy tín chung khi một trong các nhà máy sản xuất sai sót hàng hóa về chất lƣợng và số lƣợng, điều này thể hiện cụ thể qua giá cổ phiếu trên sàn.

Tiêu chuẩn thời gian

Hiện tại các ao ni của Hùng Vƣơng có khả năng quay vịng để đáp ứng nhu cầu kích cỡ cá nguyên liệu cho nhà máy. Ông Phong sẽ nắm giữ số liệu về tình hình cá nguyên liệu của Hùng Vƣơng theo từng thời điểm và cung cấp thông tin cho giám đốc sản xuất chính của Hùng Vƣơng, để từ đó phân bố ngun liệu về cho các nhà máy theo các đơn hàng thích hợp. Cũng khơng nằm ngồi quy luật khách quan chung, hầu hết các cá con mới thả vào ao trong tháng đầu rất dễ chết (size < 100 gr). Thời gian nuôi cá đến khi thu hoạch của Hùng Vƣơng dao động từ 2 đến 6 tháng, chỉ đặc biệt những tháng mùa lạnh (tháng 9-11) thì thời gian ni là 8 tháng, trong khi khoảng thời gian trung bình cho các cơng ty ở khu vực ĐBSCL là 7-9 tháng.

Ở mỗi trại ni, Hùng Vƣơng có kho sạch, khơ ráo, thống để chứa thức ăn cơng nghiệp. Mỗi ngày cá nguyên liệu sẽ đƣợc vận chuyển bằng thuyền trực tiếp từ ao nuôi đến nhà máy.Tất cả các nhà máy của Hùng Vƣơng đều nằm cập ven sông nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển và đảm bảo cá nguyên liệu đƣợc tƣơi khi đƣa vào chế biến. Điều này cũng phù hợp đối với hầu hết các công ty sản xuất và chế biến cá tra ở ĐBSCL.

Hùng Vƣơng có đơn đặt hàng lớn liên tục giúp tận dụng công suất của các nhà máy.

Việc hai kho lạnh đƣợc đƣa vào hoạt động từ năm 2007 và tháng 11/2008 khẳng định một Hùng Vƣơng sẽ lớn mạnh sau này. Trong giai đoạn ngƣời kinh doanh kín kẽ trong việc chi mua sắm xây dựng thì lãnh đạo Cơng ty đã đƣa ra một quyết định táo bạo khi triền khai Kho lạnh với sức chứa lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Tuy nhiên khơng lâu sau đó, quyết định này đã chứng tỏ đƣợc tính khả thi của mình. Những tháng sau hàng liên tục chuyển về để gửi trong kho dự trữ chờ xuất và trong vịng chƣa đầy 2 năm thì cơng ty đã có thể thu hồi vốn. Hiện Hùng Vƣơng cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm kho lạnh để có thể kịp thời cho việc chuyển hàng lên trữ hàng và đóng hàng xuất đi.

Cuối năm 2015, Hai Nhà máy đƣợc xây dựng mới chính thức đi vào hoạt động là một minh chứng cho thấy năng suất xuất hàng của Hùng Vƣơng là rất lớn. Chu trình sản xuất khép kín đảm bảo sản phẩm của Hùng Vƣơng đạt các tiêu chuẩn đầu ra và cũng thể hiện quy mô của công ty, nâng cao vị thế của Hùng Vƣơng trong mắt khách hàng. Hùng Vƣơng nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng lớn, dài hạn, đảm bảo quy trình sản xuất vận hành liên tục, khơng bị lãng phí cơng suất.

Mức độ tồn kho cịn cao do chƣa có hệ thống thơng tin chung.

Vì khơng có một hệ thống chung để theo dõi toàn bộ hàng của các nhà máy, dẫn đến khâu cập nhật thông tin trễ, dễ dẫn đến việc lô hàng đã chuyển lên vẫn còn thiếu một số lƣợng thùng khi đã đến hạn đóng hàng để đem ra cảng xuất. Để tránh tình trạng này, bên Kho có bộ phận phụ trách theo dõi hàng xuất nhập vào Kho sẽ gửi thông báo cho Giám đốc sản xuất nhà máy chính thơng qua một File Excel mỗi ngày. Một năm trở lại đây, Ban quản trị Hùng Vƣơng có một hƣớng điều chỉnh, đó là lập nên một phận tổng hợp riêng, trực thuộc trực tiếp ở Văn phòng kinh doanh. Bộ phận này có liên hệ trực tiếp với bộ phận Sales, Booking, Nhà máy chính và Kho- đƣợc xem nhƣ một trung gian để cập nhật và điều chỉnh thông tin cho các bộ phận, đồng thời đƣa ra các quyết định nhanh xung quanh vấn đề hàng hóa. Tuy nhiên các giải pháp hiện tại chỉ là tạm thời, khơng thể tránh sai sót cao.

Chƣa áp dụng cơng nghệ truy xuất Barcode vào sản phẩm nên việc kiểm tra tình trạng hàng hóa mất nhiều thời gian.

Đa số khách hàng hiện nay đều yêu cầu sản phẩm rất cao nên hay tiến hành kiểm hàng trƣớc khi đóng vào container. Việc kiểm tra hàng hóa khơng có sự hỗ trợ của cơng nghệ truy xuất hiện đại khó có thể tìm ra ngun nhân gốc rễ cho sản phẩm nếu xảy ra vấn đề.

Thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng thất lạc một vài thùng, cả Kho và nhà máy đều không chịu trách nhiệm, nhƣ vậy hoặc chờ hàng tiếp tục chuyển bổ sung từ Nhà máy nếu có thời gian hoặc chấp nhận giao hàng cho khách với số lƣợng còn thiếu.

Tiêu chuẩn giao hàng

Các nhà máy chế biến hỗ trợ nhau sản xuất để giao hàng đúng tiến độ, đúng yêu cầu của khách.

Sau khi đƣợc phân chia sản xuất theo đơn hàng, các nhà máy trực thuộc Hùng Vƣơng sẽ thực hiện quá trình sản xuất. Nếu nhƣ tiến độ bị chậm thì có thể nhờ nhà máy khác giúp cùng sản xuất lơ hàng đó để kịp thời gian giao hàng. Các code xuất đi cho các thị trƣờng sẽ đƣợc chia sẻ cho nhau, nhƣ vậy sẽ mở rộng khả năng cung cấp số lƣợng thành phẩm lớn kịp thời cho khách hàng trên nhiều thị trƣờng của Hùng Vƣơng.

Trung bình mỗi nhà máy có thể sản xuất đƣợc 70 container/ tháng (mỗi cont khoảng 24 tấn cá thành phẩm). Nếu tháng nào có nhu cầu xuất nhiều hàng hơn thì các giám đốc nhà máy chính sẽ thơng báo cho các nhà máy khác về kế hoạch sản xuất mới để đẩy cơng suất lên. Các nhà máy sẽ có sự hỗ trợ lẫn nhau để hồn thành lơ hàng kịp tiến độ, đặc biệt với các lơ hàng có kích cỡ cá ngun liệu đang thiếu thì thƣờng phải phân chia cho nhiều nhà máy, để khi nhà máy nào có nguyên liệu nhập vào thì tiến hành sản xuất nhanh. Bao bì của những lơ hàng đƣợc phân chia cho nhà máy nào thì sẽ đƣợc chuyển thẳng về nhà máy đó chứ khơng thơng qua Nhà máy chính Hùng Vƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần hùng vương (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)