CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.2.4 Định lượng hành vi quản trị lợi nhuận
2.1.2.4.1 Biến kế tốn dồn tích (Accrual)
Để hiểu hành vi quản trị lợi nhuận được định lượng như thế nào, ta làm quen với khái niệm biến kế tốn dồn tích như sau:
Theo chuẩn mực kế tốn số 01 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc cơ sở dồn tích được định nghĩa như sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh, khơng căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong q khứ, hiện tại và tương lai”.
Kế toán doanh nghiệp dựa trên cơ sở dồn tích nên lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận dồn tích. Trong khi đó, dịng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo cơ sở tiền – nghĩa là nhà quản trị chỉ được ghi nhận khi có số tiền thực thu và thực chi, không thể điều chỉnh thời điểm ghi
biến kế tốn dồn tích. Hay nói cách khác biến kế tốn dồn tích là phần lợi nhuận kế tốn khơng bằng tiền được trình bày trong BCTC.
2.1.2.4.1 Các mơ hình định lượng hành vi quản trị lợi nhuận
Để định lượng hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản trị có thể có nhiều phương pháp khác nhau:
Trực tiếp kiểm tra đối chiếu giữa BCTC với chứng từ sổ sách có liên quan. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Dựa vào cơ sở kế toán được vận dụng để lập BCTC. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên cơ sở dồn tích. Theo cơ sở này, lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp có thể được chia làm hai loại là “lợi nhuận bằng tiền” và “lợi nhuận dồn tích”. Lợi nhuận bằng tiền được hình thành từ các khoản doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã thực thu, thực chi trong kỳ. Lợi nhuận dồn tích đến từ các khoản doanh thu chưa thu được bằng tiền (doanh thu bán chịu trong kỳ) và các khoản chi phí khơng phải chi bằng tiền trong kỳ (chi phí phải trả, chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định, các khoản dự phịng...)
Trong khi đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở tiền. Theo cơ sở này, nhà quản lý không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch. Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạo ra những biến kế tốn được gọi là các khoản dồn tích. Hay nói cách khác các khoản dồn tích là phần lợi nhuận kế tốn khơng bằng tiền được trình bày trong kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng các khoản dồn tích (Total accruals_TA) = Lợi nhuận sau thuế - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (2.1)
Do dịng tiền từ hoạt động kinh doanh khơng thể điều chỉnh, để quản trị lợi nhuận các nhà quản lý phải nhận diện được các biến kế toán và điều chỉnh các biến này. Tuy nhiên khơng phải tồn bộ các khoản dồn tích đều là kết quả đến từ hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. Chẳng hạn như chi phí phải trả tăng có thể do các
khoản trích trước về tiền thưởng, việc này nằm trong ý muốn chủ quan của nhà quản lý và nó có thể được điều chỉnh. Tuy nhiên việc tăng các khoản chi phí phải trả có thể là do các khoản chi phí chưa có hóa đơn, chi phí lãi vay chưa đến kỳ trả..., các khoản này khơng thể điều chỉnh bởi ý chí chủ quan của nhà quản lý. Như vậy, biến kế toán dồn tích (TA) gồm có hai phần: các khoản dồn tích khơng tự định (Non-discretionary accruals_NDA) và các khoản dồn tích tự định (Discretionay accruals_DA) hay còn gọi là các khoản dồn tích bất thường (abnormal accruals)
TA = DA + NDA (2.2)
DA mới chính là thước đo phù hợp để đánh giá các nhà quản trị có điều chỉnh thơng tin lợi nhuận hay không. Theo nguyên tắc chung là khi DA mang giá trị dương quá cao (nguy cơ nhà quản trị thổi phồng lợi nhuận) hay âm quá thấp (nguy cơ nhà quản trị che giấu lợi nhuận) đều cho thấy có sự điều chỉnh chủ quan từ nhà quản lý.
Để ước tính giá trị của DA trong TA, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều mơ hình khác nhau, trong đó năm mơ hình nổi tiếng nhất là Healy model (1985), De Angelo model (1986), Jones model (1991), Modified Jones model (1995), Industry model (1995).
Healy Model (1985)
Healy (1985) cho rằng hành vi điều chỉnh có hệ thống xuất hiện trong mỗi giai đoạn. Tác giả phân chia mẫu thành ba nhóm, lợi nhuận được dự đoán đang bị thổi phồng vào một nhóm và lợi nhuận được dự đốn đang bị dấu bớt vào hai nhóm cịn lại, so sánh giá trị trung bình tổng các khoản dồn tích giữa các nhóm. Giá trị trung bình của tổng các khoản dồn tích trong giai đoạn ước tính là giá trị các khoản dồn tích khơng tự định (NDA). Mơ hình để tính NDA như sau:
NDA𝜏 = ∑ TAtt
T (2.3)
TA : Tổng các khoản dồn tích tính theo tổng tài sản t : 1,2,...,T chỉ các năm trong giai đoạn ước tính
𝜏 : năm ước tính các khoản dồn tích khơng tục định
De Angelo Model (1986)
De Angelo (1986) đo lường hành vi quản trị lợi nhuận bằng cách tính những khác biệt đầu tiên trong tổng các khoản dồn tích và giả định rằng những khác biệt ban đầu có giá trị mong đợi là bằng 0 theo giả thiết khơng của việc khơng có hành vi quản trị lợi nhuận. Mơ hình này sử dụng tổng các khoản dồn tích của năm trước liền kề để tính NDA. Mơ hình như sau:
NDAt = TAt-1
Phần dồn tích có thể điều chỉnh (DAt) là chênh lệch giữa tổng dồn tích trong năm t và biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh năm t, mơ hình của nó là:
DAt = TAt – NDAt = TAt – TAt-1
Mơ hình của De Angelo là trường hợp đặc biệt của mơ hình Healy (1985), trong đó giai đoạn dùng để ước tính NDA được giới hạn là năm trước liền kề.
Mơ hình của DeAngelo để ước tính NDA sẽ thật sự đúng nếu NDA khơng thay đổi theo thời gian và trung bình DA bằng 0 ở kỳ mà mình ước tính. Nhưng NDA lại thường phụ thuộc vào mức độ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Và nếu doanh nghiệp đang ở thời kì tăng trưởng thì NDA sẽ có sự biến động từ năm này sang năm khác. Ví dụ doanh nghiệp đang ở thời kì tăng trưởng nên nhiều máy móc thiết bị cần được đầu tư, mở rộng qui mô kinh doanh,... trong nhiều năm, mà ứng với mỗi loại TSCĐ sẽ có mức khấu hao khác nhau điều này sẽ dẫn đến phần NDA biến động, khi này NDA khơng chính xác.
Jone Model (1991)
Jone (1991) đưa ra một mơ hình làm suy yếu đi giả định rằng các khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA) là các bất biến. Mơ hình này nỗ lực để kiểm sốt tác động của những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của một doanh nghiệp lên các khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA). Mơ hình được thể hiện như sau:
NDAt = α1(1/At-1 ) + α2(ΔREVt) + α3(PPEt) (2.4) Với:
NDAt: Tổng các khoản dồn tích khơng tự định năm t At-1: Tổng tài sản tại năm t-1
REVt : Chênh lệch trong doanh thu năm t so với năm t-1
PPEt: Tổng giá trị còn lại của tài sản cố định tại năm t
Các hệ số α1, α2, α3 được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) từ phương trình hồi quy sau:
TAt = α1(1/At-1 ) + α2(ΔREVt) + α3(PPEt) + 𝜀t (2.5)
Modified Jones Model (Dechow và các cộng sự, 1995)
Trong mơ hình ngun gốc, Jones Model (1991) đưa vào phương trình hồi quy hai biến là REV và PPE. Theo diễn giải của bà, giá trị REV thể hiện sự biến động doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế tốn, nó phản ánh tình hình và mơi trường hoạt động kinh doanh và là khoản mục mang tính khách quan khơng bị nhà quản trị lợi dụng để quản trị lợi nhuận trong kỳ. Tuy nhiên, ở mục chú giải số 31 tại trang 212 trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng có đề cập tới những hạn chế trong diễn giải của mình khi chọn ΔREV làm biến nghiên cứu. Bà cho rằng, doanh thu thuần cũng có thể bị tác động thơng qua các khoản doanh thu bị ghi nhận không đúng
hạn chế kể trên của mơ hình gốc, các nhà nghiên cứu sau này đưa thêm biến ΔREC nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các khoản doanh thu dồn tích do sự tăng lên của khoản mục phải thu khách hàng trong kỳ, qua đó giá trị doanh thu thuần tăng thêm phản ánh chính xác hơn mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đó.
NDAt = α1(1/At-1 ) + α2(ΔREVt – ΔRECt) + α3(PPEt) + ε
Với : ΔRECt: Chênh lệch trong khoản mục phải thu khách hàng năm t so với năm t- 1.
Industry Model (1995)
Tương tự như mơ hình Jone Model, mơ hình Industry Model cúng là suy yếu giả định các khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA) là bất biến theo thời gian. Tuy nhiên, thay vì nỗ lực để mơ hình hóa một cách trực tiếp các yếu tố quyết định của các khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA), mơ hình Industry Model giả định rằng mức độ thay đổi trong các yếu tố quyết định của các khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA) là giống nhau giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Mơ hình được trình bày như sau:
NDAt = γ1 + γ2medianI(TAt) (2.7)
Với:
medianI(TAt) : giá trị trung vị của tổng các khoản dồn tích tính theo tổng tài sản của các doanh nghiệp khơng thuộc mẫu có cùng mã số SIC.
γ1, γ2 là các thơng số được ước tính bằng hồi quy OLS các quan sát trong giai đoạn ước tính.
Mơ hình chéo (mơ hình chạy dữ liệu chéo) (1994)
Hai mơ hình chéo mà nghiên cứu này đề cập là mơ hình chéo của Jones và mơ hình chéo của Jones đã điều chỉnh. “Hai mơ hình này tương tự như các mơ hình Jones và mơ hình của Jones đã điều chỉnh, một cách tương ứng, ngoại trừ các thông số của
mơ hình được tính bằng cách sử dụng dữ liệu chéo, chứ không phải dữ liệu theo chuỗi thời gian.
Trong nghiên cứu của mình về mơ hình này, Bartov, A. Gul & Tsui (2000) cũng lưu ý rằng, mỗi loại mơ hình dựa trên sự thiết lập các giả định khác nhau mà giả định đó khơng có khả năng thiết lập cho tất cả các doanh nghiệp. Việc lựa chọn giữa bản theo chuỗi thời gian và bản chéo trong mơ hình của Jones do đó đại diện cho sự cân bằng, và nó là một câu hỏi thực nghiệm mà sự lựa chọn sẽ dựa trên sự xem xét mơ hình nào thích hợp hơn. Ví dụ, trong khi giả định cơ bản của mơ hình theo chuỗi thời gian là độ dài của chu kỳ kinh doanh của một công ty không đổi theo thời gian lập dự tốn và năm sự kiện, thì cơ sở cho mơ hình chéo theo khơng gian là giả định rằng tất cả các công ty trong cùng một ngành có một chu kỳ hoạt động tương tự. Như phân tích ở trên, trong thực tế cả hai giả định khơng có khả năng để sử dụng cho mọi doanh nghiệp.
Mơ hình Jones điều chỉnh với tỷ lệ giá sổ sách trên giá thị trường và dòng lưu chuyển tiền thuần.
Larcker và Richardson (2004) đã thêm tỷ lệ giá sổ sách trên giá thị trường của vốn chủ sở hữu và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vào mơ hình Johns điều chỉnh.
TAit = α1 + α2(∆REVit - ∆RECit) + α3PPEit + α4BMit + α5CFOit + ε Trong đó:
BMit: Tỷ lệ giá sổ sách trên giá thị trường của vốn chủ sở hữu của công ty i trong năm t.
CFOit: Dịng tiền từ hoạt động kinh doanh của cơng ty i trong năm t.
Mơ hình Jones điều chỉnh với ROA
Beneish (1997) khơng ủng hộ mơ hình Jones (1991) và của Jones đã qua điều chỉnh (1995) bởi vì chúng khơng bao gồm các chỉ số hoạt động. Trong trường hợp đó, các mơ hình này khơng thể được sử dụng cho các cơng ty với một hiệu suất khơng
tính dồn tích có thể điều chỉnh mà sẽ xem xét hiệu quả kinh tế hiện tại và quá khứ của cơng ty. Tiếp đó, Kothari et al. (2005) phát triển một mơ hình xác định dồn tích có thể điều chỉnh phản ánh hạn chế này. Họ đề xuất một mơ hình mà biến kế tốn dồn tích có liên quan tới hoạt động q khứ và hiện tại của công ty được đo lường thông qua lợi nhuận trên tài sản (ROA).Và ở đây hiệu quả hoạt động của công ty được xem như một biến độc lập trong việc ước tính biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh.
Mơ hình của Kothari et al. (2005) như sau:
TAt= α1+ α2(∆REVit - ∆RECit) + α3PPEit + α4ROAit-1 + εit Trong đó:
ROAit – 1: Tỷ số lợi nhuận rịng trên tài sản của cơng ty i trong năm t-1.
Mơ hình của Raman & Shahrur (2008)
McNichols (2000) không đồng ý với tất cả các mô hình nêu trên, vì theo ơng, chúng bỏ qua các cơ hội phát triển của cơng ty. Ngồi lợi nhuận trên tài sản theo mơ hình của Kothari et al. (2005), Raman & Shahrur (2008) đề xuất một mơ hình xác định các biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh mà sẽ xem xét các cơ hội phát triển của công ty. Raman & Shahrur đề xuất sử dụng các tỷ lệ giá trị sổ sách trên thị trường như một cách đo lường của các cơ hội phát triển. Mơ hình này được ước lượng như sau:
TAit = α1 + α2(∆REVit - ∆RECit )+ α3PPEit + α4ROAit – 1 + α5BMKit +ε Trong đó:
BMKt: Tỉ lệ giá trị sổ sách trên thị trường được xác định bởi tỷ lệ của tổng tài sản trên tổng tài sản trừ đi giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu cộng với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng đo lường hành vi quản trị lợi nhuận theo mơ hình của Dechow & Dichev (2002), theo mơ hình này chất lượng lợi nhuận
dựa trên cơ sở tính chính xác của dồn tích tiên đốn dịng tiền hoạt động trong tương lai.
Mơ hình của Dechow & Dichev (2002)
Từ quan điểm khác với các tác giả trên, Dechow & Dichev (2002) cho rằng chức năng phù hợp của biến kế tốn dồn tích đến dịng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là quan trọng chính yếu và do đó, biến kế tốn dồn tích đốn được khoản thu được cũng như khoản phải trả dòng tiền trong tương lai và ngược lại, khi tiền kỳ trước được ghi nhận trong biến kế tốn dồn tích và nhận được hoặc phải trả trong kỳ này. Dựa trên lý luận này, họ đã xây dựng mơ hình như sau:
TCAit = φ0 + φ1 CFOit-1 + φ2 CFOit + φ3 CFOit+1 + ν TCA: Tổng dồn tích, và TCA = ΔCA – ΔCL – ΔCash + ΔSTDEBT ΔCA: Thay đổi trong tài sản lưu động trong năm;
ΔCL: Thay đổi nợ ngắn hạn trong năm;
ΔCash: Thay đổi trong khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong năm;
ΔSTDEBT: Thay đổi trong nợ vay được bao gồm trong nợ ngắn hạn trong năm;
CFO: Dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh.
Mơ hình của McNichols (2002) và của Francis và các cộng sự (2005)
TCAit = φ0 + φ1 CFOit-1 + φ2 CFOit + φ3 CFOit+1 + φ4 ΔREVit + φ5 PPEit + ν
TCA: Tổng dồn tích, và TCA = ΔCA – ΔCL – ΔCash + ΔSTDEBT ΔCA: Thay đổi trong tài sản lưu động trong năm;
ΔCash: Thay đổi trong khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong năm;
ΔSTDEBT: Thay đổi trong nợ vay được bao gồm trong nợ ngắn hạn trong năm;
CFO: Dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh. ΔREV: Thay đổi khoản doanh thu
PPE: Nguyên giá bất động sản, nhà máy và các trang thiết bị tại thời điểm cuối năm.
● Mơ hình sử dụng định lượng DA trong luận văn:
Kế thừa số luận văn thạc sĩ và cơng trình nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận thực hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây, cũng như dựa vào khả năng thu thập dữ liệu, tác giả lựa chọn mơ hình De Angelo Model (1986) được cải tiến bởi Friedlan (1994) để đo lường các khoản dồn tích tự định (DA).
Theo mơ hình này, De Angelo cho rằng mức biến động của các khoản dồn tích giữa hai kỳ chính là các khoản dồn tích tự định (DA).
DAt = TAt – TAt-1 (2.8)
Ước tính các khoản dồn tích tự định (DA) theo mơ hình De Angelo thực sự