Bảng kỳ vọng dấu và kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 63 - 87)

Biến Kỳ vọng dấu Hệ số tương quan p-value AQ (*) + 0.247050 0.000100 DA (**) + 0.146726 0.012600 AQ*DA (**) + -0.138612 0.018500 LOSS (*) + 0.290567 0.000000 DE (**) + 0.302029 0.024800 QUALG (***) + -0.110817 0.080000 LASSET +/- -0.042161 0.156500 TIME - 0.010207 0.132000 INVTA (*) + -0.268431 0.001600 RECTA + 0.050477 0.347100 C N/A 0.441381 0.006200

Giả thiết H1: Giữa các khoản kế tốn dồn tích tự định |DA| và ý kiến kiểm

tốn điều chỉnh có mối quan hệ tuyến tính

Dựa vào bảng 4.10, ta thấy hệ số tương quan giữa QUAL và DA trong mơ hình phân tích là 0,147 với p-value là 0,0126 nhỏ hơn 0,05. Vậy DA và QUAL có mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, kết quả hồi quy từ mơ hình nghiên cứu cho phép tai chấp nhận giả thiết H1. Tức là khi công ty niêm yết thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận càng cao thì càng có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán điều chỉnh cho BCTC.

4.3.2 Kiểm định giả thiết H2

Giả thiết nghiên cứu thứ hai (H2): Khi xuất hiện khoản kế tốn dồn tích tự định, kiểm tốn viên trong nhóm Big4 thường đưa ra ý kiến kiểm tốn điều chỉnh nhiều hơn kiểm tốn viên khơng nằm trong nhóm Big4.

Kết quả thống kê mô tả và sự tương quan trong ma trận hệ số tương quan giữa các biến cho thấy biến QUAL với biến AQ và biến DA*AQ có xu hướng đồng biến. Theo kết quả bảng 4.10, hệ số tương quan trong mơ hình phân tích của biến AQ là 0,247050 với p-value là 0,0001 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa là 1%, điều này có nghĩa là AQ đồng biến với QUAL. Tuy nhiên, hệ số tương quan của biến DA*AQ lại mang dấu âm (-0.1386) với p-value là 0,0185 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, cơng ty kiểm tốn trong nhóm Big 4 có thể cho ý kiến kiểm tốn điều chỉnh trên BCTC khi có hành vi quản trị lợi nhuận. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Mayangsari năm 2003; Budi năm 2005; Renyowijoyo năm 2005; Hery năm 2006; Mutmainah năm 2007; Noviyanti, 2008; and Dwicahyaningtyas, 2010. Nhưng trong mối quan hệ với các yếu tố khác, cơng ty có hành vi quản trị lợi nhuận và được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn trong nhóm Big 4 chưa chắc đã nhận được ý kiến kiểm toán điều chỉnh trên BCTC. Kết quả này khác với các nhận định trong các nghiên cứu trước đây (của Monroe & The năm 1993; Mutchler và cộng sự năm 1997; Lennox năm 1999; Bartov và cộng sự năm 2001) nhưng lại phù hợp với thực tế là các cơng ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC và được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn danh tiếng nằm trong nhóm Big 4 nhưng lại nhận được ý kiến kiểm tốn khơng điều chỉnh (ý kiến chấp nhận tồn phần). Ví dụ như báo cáo của công ty Dược Viễn Đông – một công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2009. Sau đó, cơng ty bị phát hiện có nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh và tài chính và đã bị hủy niêm yết vào năm 2011. Tuy nhiên, trước khi các sai phạm được phát hiện, kiểm tốn viên của cơng ty là cơng ty Ernst & Young vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trên BCTC năm 2010. Hay một trường hợp nổi tiếng khác trên thế giới là vụ Enron được kiểm toán bởi Anthur Anderson. Từ kết quả hồi của mơ hình

và được kiểm tốn bởi cơng ty nằm trong nhóm Big 4 thì chưa chắc đã nhận được ý kiến kiểm toán điều chỉnh trên BCTC.

4.3.3 Phân tích mối quan hệ của các biến kiểm sốt

Cho kết quả của các biến kiểm soát, từ bảng 4.10 ta thấy một số biến kiểm sốt có cho ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa cao (1% - 10%) như biến LOSS, DE, QUALG, INVTA nhưng các biến kiểm sốt khác lại khơng có ý nghĩa thống kê cao như vậy. Ở đây, tác giả chỉ tập trung phân tích kết quả của các biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa cao.

Biến LOSS – tình trạng lỗ ở năm hiện tại có hệ số tương quan với QUAL là 0,290567 với p-value bé hơn 0,01 nên có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, tình trạng lỗ ở năm hiện tại có quan hệ đồng biến với việc phát hành ý kiến kiểm toán điều chỉnh ở Việt Nam. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của của Monroe & The năm 1993; Dopuch và các cộng sự năm 1987.

Biến DE – tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản có hệ số tương quan là 0,302029 với p-value là 0,0248, nên có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, DE có mối quan hệ đồng biến với QUAL nghĩa là nếu cơng ty có địn bẫy tài chính cao, biểu hiện bằng tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản lớn thì có nhiều khả năng sẽ nhận được ý kiến kiểm toán điều chỉnh. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Mutchler năm 1985; Levitan & Knoblett năm 1985; và Carcello và cộng sự năm 2000.

Biến QUALG – ý kiến kiểm tốn năm trước có hệ số tương quan là -0,110817 với p-value là 0,08, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Nghĩa là biến QUALG có mối quan hệ nghịch biến với biến QUAL, điều này trái với các nghiên cứu trước đây của Mutchler năm 1985; Bell & Tabor năm 1991; Monroe & The năm 1993; and Lennox năm 1999. Tuy nhiên, điều này lại tương đối hay xảy ra trong thực tế, nguyên nhân một phần là do các cơng ty kiểm tốn ngày càng có sự cạnh tranh để tìm kiếm khách hàng. Với thị trường kiểm tốn cạnh tranh, có nhiều lựa chọn cho cơng ty niêm yết để tìm kiếm một cơng ty kiểm tốn có thể giải quyết được vấn đề kế tốn của

Biến INVTA – tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản có hệ số tương quan là -0,268431 và p-value là 0,0016, nên có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy biến này có mối quan hệ ngược biến với biến QUAL. Điều này trái với các nghiên cứu của Bell và Tabor (1991), Dopuch và cộng sự (1987), và Monroe và Teh (1987). Như đã giải thích trong phần phân tích ma trận hệ số tương quan của các biến, do trong những năm gần đây, hành vi gian lận trên BCTC dẫn đến BCTC bị nhận ý kiến điều chỉnh thường ít khi nằm ở việc gian lận hàng tồn kho. Hơn nữa, trong kiểm tốn có khái niệm tương đối chấp nhận được. Nên việc ban giám đốc cơng ty niêm yết có điều chỉnh hàng tồn kho nhưng vẫn nằm trong mức cho phép thì BCTC vẫn có thể nhận ý kiến kiểm tốn khơng điều chỉnh. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tìm thấy sự tương quan thuận chiều giữa biến QUAL và biến RECTA với hệ số tương quan là 0,050477. Điều này có nghĩa là việc quản trị lợi nhuận đối với tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản sẽ dễ nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh hơn là quản trị lợi nhuận trên tỷ lệ hàng tồn kho. Kết quả này giống như các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên điều này không mang nhiều ý nghĩa thống kê trong mơ hình này ở Việt Nam do giá trị p-value lớn (0,3471).

Các biến kiểm sốt cịn lại như LASSET – quy mơ tổng tài sản và TIME – thời gian niêm yết trên thị trường có ý nghĩa thống kê thấp trong mơ hình nghiên cứu. Hệ số tương quan giữa QUAL và LASSET mang dấu âm (-0,042161) có nghĩa là cơng ty niêm yết có quy mơ tài sản càng nhỏ thì càng có nhiều hành vi quản trị lợi nhuận nên dễ nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh. Hệ số tương quan giữa QUAL và TIME mang dấu dương (+0,010207), điều này có nghĩa là trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, cơng ty có thời gian niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam càng lâu thì càng có nhiều hành vi quản trị lợi nhuận nên dễ nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn điều chỉnh và hành vi quản trị lợi nhuận, dựa trên dữ liệu được thu thập được từ 249 cơng ty phi tài chính đựợc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2015, với phương pháp ước lượng các hệ số hồi quy được sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất (OLS).

Với các kết quả thu được, bài nghiên cứu của tác giả đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trước đó là rằng liệu có mối quan hệ nào tồn tại giữa ý kiến kiểm toán và hành vi quản trị lợi nhuận tại các cơng ty cơng bố BCTC trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty có hành vi quản trị lợi nhuận

trên BCTC thì được phản ảnh bằng việc nhận ý kiến kiểm tốn điều chỉnh thơng qua hệ số tương quan giữa QUAL và DA là 0,1467.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng kiểm định được BCTC có hành vi quản trị

lợi nhuận và được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn trong nhóm Big 4 vẫn có thể nhận được ý kiến kiểm tốn khơng điều chỉnh thơng qua hệ số tương quan giữa QUAL và AQ*DA là -0,1386. Điều này được lý giải bằng các trường hợp cụ thể như đã đề cập

trong chương 4.

● Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu:

Từ những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán điều chỉnh và hành vi quản trị lợi nhuận, ta thấy ý kiến kiểm tốn điều chỉnh có thể phát ra những tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư về hành vi quản trị lợi nhuận của ban lãnh đạo công ty. Như vậy, ý kiến kiểm tốn điều chỉnh đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp những thơng tin hữu ích cho những người sử dụng. Phát hiện của bài nghiên cứu góp phần giải quyết những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là giá trị của báo cáo kiểm toán đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ là một gợi ý đối với nhà đầu tư khi đứng trước các quyết định kinh tế. Hiểu được các loại ý kiến trong báo cáo kiểm toán sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được

chất lượng lợi nhuận của các cơng ty được kiểm tốn và từ đó sẽ đưa ra quyết định kinh tế hiệu quả.

Ngồi ra, qua bài nghiên cứu cũng có ý nghĩa đối với kiểm tốn viên ở các cơng ty kiểm tốn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi thực hiện kiểm tốn BCTC, kiểm tốn viên có thể phân tích để tìm hiểu về việc có hay khơng hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC để từ đó đưa ra các thủ tục kiểm tốn thích hợp.

5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 5.2.1 Hạn chế của bài nghiên cứu 5.2.1 Hạn chế của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu đã có đóng góp trong việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng, đặc biệt là với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:

- Do hạn chế về dữ liệu nên tác giả chỉ có thể chọn mẫu được 249 cơng ty phi tài chính có đầy đủ báo cáo kiểm toán và BCTC trong các doanh nghiệp được niêm yết từ năm 2011 và còn giao dịch đến năm 2015 trên cả hai sàn chứng khoán HOSE và HNX.

- Do đặc thù hệ thống tài chính Việt Nam, thông tin công bố trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chưa thật sự minh bạch do đó độ tin cậy của dữ liệu đầu vào chưa cao so với các nước phát triển.

- Giai đoạn nghiên cứu từ 2011 - 2015 là khoảng thời gian không dài. Nguyên nhân là do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu mà việc thu thập dữ liệu một cách thủ cơng từ các báo cáo kiểm tốn sẽ cần rất nhiều thời gian.

- Mơ hình định lượng hành vi điều chỉnh lợi nhuận được sử dụng trong nghiên cứu này là mơ hình De Angelo (1986) và được cải tiến bởi Friedlan (1994), trong khi

nghiên cứu nên được kiểm chứng bằng các mơ hình khác cho kết quả định lượng tốt hơn về giá trị DA.

5.2.1 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Bài nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC. Tuy nhiên, các BCTC ở đây chỉ tập trung thu thập dữ liệu từ các cơng ty phi tài chính, trong khi thị trường chứng khốn Việt Nam bao gồm rất nhiều cơng ty tài chính. Như vậy, một nghiên cứu khác là cần thiết để kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC của các cơng ty tài chính.

Bên cạnh đó, các cơng ty phi tài chính trên thị trường chứng khốn Việt Nam hoạt động trong rất nhiều lính vực khác nhau như: Bất động sản, thương mại, dịch vụ,… Nên các dữ liệu thu thập được trong đề bài với khoản thời gian 4 năm chưa đi sâu được phân tích mối quan hệ của ý kiến kiểm toán và hành vi quản trị lợi nhuận trong từng ngành kinh doanh khác nhau. Bài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trên từng lĩnh vực cụ thể với việc mở rộng thời gian thu thập dữ liệu để đảm bảo số lượng mẫu là cần thiết để tìm hiểu sự khác nhau trong mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và quản trị lợi nhuận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài Chính. Hệ thống Chuẩn mực kế tốn Việt Nam. 2. Bộ Tài Chính. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

3. Khoa kế toán kiểm toán - Bộ mơn kiểm tốn - Trường đại học kinh tế TPHCM (2007). Kiểm toán (tái bản lần thứ 5), Nhà xuất bản Lao động xã hội.

4. Nguyễn Công Phương (2010). Kế tốn theo cơ sở dồn tích và kế tốn theo cơ sở tiền. Tạp chí kế tốn số 77.

5. Phạm Thị Bích Vân (2013), Các cách đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận, Tạp chí Ngân hàng số 1.

6. Trần Thị Thu Thảo (2014). “Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa một số

đặc điểm của cơng ty kiểm tốn và kiểm tốn viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn thạc

sỹ, trường Đại học Kinh tế TP HCM. 7. https://vi.wikipedia.org

TIẾNG ANH

1. Arens, A., Beasley. M., and Elder. R. (2009). Auditing and Assurance Services: An Integrated Approach. (13th ed). Pearson.

2. Akers, M. D., Giacomino, D.E., and Bellovary, J. L. (2007). “Earnings Management and its Implications”, The CPA Journal, 77 (8), 64-67.

3. Banks”, Journal of Accounting and Economics, 12, 123-154.

4. Bartov, E., F.A. Gul, and J.S.L. Tsui. (2001). “Discretionary accruals models and audit qualifications”, Journal of Accounting and Economics, 30 (4), pp. 421-452. 5. Becker, C. L., M. L. Deond, J. Jiambalvo, and K. R. Subramanyam. (1998). “The

6. Bell, T.B. and Tabor, R.H. (1991). “Empirical analysis of audit uncertainty Qualifications”, Journal of Accounting Research, Vol. 29, pp. 350-70.

7. Bradbury, M.E. (1980). The incentives for voluntary audit committee formation.

Journal of Accounting and Public Policy, 9 (1), 19-36.

8. Bradshaw, M.T., Richardson, S.A. and Sloan, R.G. (2001). “Do analysts and auditors use information in accruals?”, Journal of Accounting Research, 39 (1), 45-73.

9. Budi, Sasongko. (2005). “Internal Auditor dan Dilema Etika”, Jurnal Akuntansi, 8 (1).

10. Bushee, B. (1998). “The influence of institutional investors on myopic R&D investment behavior”, The Accounting Review, 73 (3), 305-333.

11. Carcello, J.V., Hermanson, R.H. and Huss, H.F. (2000). “Going-concern opinions: the effects of partner compensation plans and client size”, Auditing: A Journal of Practice & Theory, 19 (1), 67-77.

12. Chang, W. J. (2001). “The effect of auditor’s quality on earnings management”,

Journal of Contemporary Accounting, 2 (November): 195-214. Taiwan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 63 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)