CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 4.9 thể hiện ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Ta thấy biến ý kiến kiểm tốn - QUAL có mối tương quan đồng biến với hầu hết các biến khác như: biến chất lượng kiểm toán - AQ (hệ số tương quan 0,12), biến giá trị khoản kế tốn dồn tích tự điều chỉnh – DA (hệ số tương quan 0,13), biến tương tác giữa DA và AQ – DA*AQ (hệ số tương quan là 0,13), biến tình trạng lỗ - LOSS (hệ số tương quan là 0,19)... Các mối tương quan này hầu hết đều giống với kỳ vọng ban đầu của tác giả.
Riêng biến thời gian niêm yết - TIME, có mối tương quan khơng giống như kỳ vọng ban đầu (hệ số tương quan với biến QUAL là 0,01) là ngược biến (-). Điều này có thể giải thích là do giai đoạn từ năm 2012 đến 2015, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn đầy khó khăn. Cơng ty càng có thời gian niêm yết dài thì càng có nhiều động lực để thực hiện hành vi gian lận trên BCTC vì ban giám đốc công ty chịu nhiều áp lực trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của công ty thể hiện qua các số liệu trên BCTC. Tương tự, biến tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản – INVTA có hệ số tương quan với biến QUAL là -0,13 ngược với kỳ vọng đồng biến ban đầu của tác giả. Điều này có thể giải thích là do trong những năm gần đây, hành vi gian lận trên BCTC dẫn đến BCTC bị nhận ý kiến điều chỉnh thường ít khi nằm ở việc gian lận hàng tồn kho. Hơn nữa, trong kiểm tốn có khái niệm tương đối chấp nhận được. Nên việc ban giám đốc cơng ty niêm yết có điều chỉnh hàng tồn kho nhưng vẫn nằm trong mức cho phép thì BCTC vẫn có thể nhận ý kiến kiểm tốn khơng điều chỉnh. Mặc dù mối tương quan với biến QUAL của biến TIME và biến INVTA không như kỳ vọng của tác giả, tuy nhiên đây là các biến kiểm soát, các biến kiểm sốt này khơng có ảnh hưởng trọng yếu đến giả thiết chính của nghiên cứu.
Dựa vào bảng 4.9, ta thấy tất cả các biến độc lập đều có các cặp hệ số tương quan khác 0 và nằm trong khoản từ -0,8 đến 0,8. Do vậy, tính đa cộng tuyến khơng phải là vấn đề của bài nghiên cứu.
QUAL AQ DA DA*AQ LOSS DE QUALG LASSET TIME INVTA RECTA QUAL 1.0000 AQ 0.1245 1.0000 DA 0.1320 0.1324 1.0000 DA*AQ 0.1291 0.1473 0.7986 1.0000 LOSS 0.1912 -0.0093 0.1482 0.1444 1.0000 DE 0.0958 0.1504 -0.0023 -0.0012 0.0739 1.0000 QUALG 0.0794 0.7595 0.1269 0.1397 0.0047 0.1476 1.0000 LASSET 0.0318 0.5359 -0.0211 -0.0129 -0.0186 0.4394 0.5418 1.0000 TIME 0.0135 -0.0152 -0.0658 -0.0669 -0.0971 -0.0612 -0.0224 0.0976 1.0000 INVTA -0.1320 -0.0809 -0.0589 -0.0595 -0.0171 -0.1816 -0.0820 0.0007 -0.0018 1.0000 RECTA 0.0090 -0.0745 -0.0019 -0.0012 -0.0156 -0.1767 -0.0735 -0.1379 -0.0288 -0.0130 1.0000 Nguồn: tổng hợp từ Eview 8.1.