CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
2.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan trước đây
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và quản trị lợi nhuận. Các nghiên cứu trước đây từ các quốc gia phát triển sẽ cung cấp các căn cứ nền tảng để làm cơ sở cho các giả thiết sử dụng trong bài nghiên cứu. Tác giả xin trình bày một số bài nghiên cứu và kết quả như sau.
2.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc phát hành ý kiến kiểm toán và việc quản trị lợi nhuận toán và việc quản trị lợi nhuận
Francis và các cộng sự (1999) tiến hành nghiên cứu trên mẫu gồm 74.390 quan sát là BCTC trong giai đoạn 1974-1994 của công ty niêm yết trên sàn NASDAQ. Sau khi kiểm sốt các biến số rủi ro tài chính và rủi ro thị trường, thấy rằng kiểm toán viên của mẫu lớn của các cơng ty niêm yết của Mỹ có mức độ cao trong việc sử dụng các khoản kế tốn dồn tích (đại lượng đại diện hành vi quản trị lợi nhuận) sẽ có nhiều khả năng phát hành ý kiến ngoại trừ trên các tài sản không chắc chắn và cho vấn đề về hoạt động liên tục so với kiểm tốn viên của cơng ty với mức độ sử dụng các khoản kế tốn dồn tích thấp hơn.
Nghiên cứu thực nghiệm của Bradshaw và các cộng sự (2001) tìm thấy bằng chứng rằng kiểm toán viên là người nghèo nàn trong việc sử dụng thông tin về các
ngoại trừ cho các công ty được kiểm tốn có các khoản kế tốn dồn tích cao. Bradshaw tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng kiểm tốn viên khơng liên kết cuộc kiểm toán với các vấn đề của nhà đầu tư phát sinh từ các khoản kế tốn trích trước cao được báo cáo. Do đó, nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm tốn viên khơng có khả năng phát hành ý kiến là ý kiến kiểm toán điều chỉnh cho các cơng ty được kiểm tốn có các hành vi quản trị lợi nhuận với biến kế tốn dồn tích lớn.
Bartov và các cộng sự (2001) nghiên cứu các các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New York từ năm 1980 đến năm 1997 đã phát hiện ra rằng có một mối quan hệ đồng biến giữa giá trị tuyệt đối của các khoản kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh và khả năng nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
2.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc phát hành ý kiến kiểm toán bởi cơng ty kiểm tốn danh tiếng và việc quản trị lợi nhuận toán bởi cơng ty kiểm tốn danh tiếng và việc quản trị lợi nhuận
Nghiên cứu của Becker và các công sự (1998) dựa trên lợi ích riêng của của các cơng ty, phát hiện ra rằng các công ty với các khoản kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh ở mức độ thấp có xu hướng chọn cơng ty kiểm tốn viên có danh tiếng tốt (Big 6), và các cơng ty với các khoản kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh ở mức độ thấp có xu hướng chọn cơng ty kiểm tốn có danh tiếng thấp hơn (khơng Big 6).
Chang (2001) đề xuất hai giả thuyết là thông tin báo hiệu và sự quản lý cơ hội thực hiện các khoản kế tốn dồn tích để kiểm tra tác động của chất lượng kiểm toán viên về việc quản trị thu nhập. Bà kết luận rằng kiểm toán viên chất lượng cao hơn trong Big 5 có xu hướng làm giảm cơ hội thực hiện các khoản kế tốn dồn tích.
Nghiên cứu của Vander Bauwhede và các công sự (2003) thực hiện trên các công ty Bỉ, nghiên cứu kiểm tra các mối quan hệ của quy mơ doanh nghiệp kiểm tốn, các cơng ty nhà nước, và quản lý kế tốn dồn tích của các cơng ty. Nghiên cứu thơng báo rằng các kiểm toán viên Big6 chỉ có thể hạn chế việc quản trị thu nhập hơn kiểm tốn viên khơng phải là Big6 trong khu vực khách hàng tư nhân, nhưng lại khơng có sự khác biệt trong khu vực cơng.
Năm 2007, Johl và các cộng sự đã kiểm tra sự tương tác giữa các khoản kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh bất thường và chất lượng kiểm toán, với các yếu tố kích thước kiểm tốn viên và chuyên ngành công nghiệp đặc thù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế châu Á. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các cơng ty kiểm tốn Big 5 thường đưa ra ý kiến kiểm tốn ngoại trừ khi có yếu tố khi khoản kế tốn dồn tích tự định xuất hiện lớn hơn là các cơng ty kiểm tốn khơng phải Big 5. Tuy nhiên, mối quan hệ này là không đáng kể cho các công ty được kiểm tốn là các cơng ty hoạt động trong ngành công nghiệp đặc thù.
● Khoảng trống nghiên cứu:
Các nghiên cứu trên thế giới đã phần nào đó tìm ra mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thường là các nghiên cứu riêng lẻ, hoặc chỉ nghiên cứu một mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán với hành vi quản trị lợi nhuận (giả thiết 1) mà chưa nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa khả năng phát hành ý kiến kiểm toán điều chỉnh khi có hành vi quản trị lợi nhuận của các nhóm cơng ty kiểm tốn (giả thiết 2); hoặc nếu có nghiên cứu về giả thiết 2 thì nghiên cứu đó chỉ thực hiện trong trường hợp đặc biệt ví dụ như xét trên khía cạnh lợi ích riêng của cơng ty (nghiên cứu của Becker, 1998), xét trên quy mô các doanh nghiệp nhà nước (nghiên cứu của Vander Bauwhede, 2003), nghiên cứu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á (Johl, 2007). Chưa có nghiên cứu nào tổng hợp 2 giả thiết nghiên cứu và được nghiên cứu trong điều kiện bình thường của thị trường.
Tại Việt Nam, qua tìm hiểu và tra cứu ở các thư viện, kho dữ liệu diện tử, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào kiểm nghiệm mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi quản trị lợi nhuận. Như vậy, chưa có bằng chứng thực nghiệm thông qua các nghiên cứu khoa học nào ở Việt Nam về vấn đề đưa ra trong luận văn này. Thông qua nghiên cứu trong bài viết này, tác giả kỳ vọng sẽ phần nào đó lấp được khoảng trống nghiên cứu ở Việt Nam.