Đặc trưng của người lao động tham gia khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 39)

Stt Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%) 1 Giới tính 199 100,0 Nữ 94 47,2 Nam 105 52,8 2 Độ tuổi 199 100,0 Dưới 30 tuổi 106 53,3 Từ 30 – 45 tuổi 87 43,7 Trên 45 tuổi 6 3,0 3 Trình độ chun mơn 199 100,0 Lao động phổ thông 137 68,8

Cơng nhân kỹ thuật có bằng nghề 7 3,5

Trung cấp chuyên nghiệp 15 7,5

Cao đẳng 16 8,0

Đại học trở lên 24 12,1

4 Chức vụ 199 100,0

Cán bộ quản lý 18 9,0

Nhân viên văn phòng 22 11,1

Nhân viên kỹ thuật 19 9,5

Khác 140 70,4 5 Mức thu nhập 199 100,0 Dưới 4 triệu 33 16,6 Từ 4 đến dưới 6 triệu 137 68,8 Từ 6 đến dưới 8 triệu 25 12,6 Từ 8 đến dưới 10 triệu 2 1,0 Trên 10 triệu 2 1,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Về thu nhập: 33 người thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng (chiếm 16,6%), 137 người thu nhập từ 4 đến dưới 6 triệu đồng/tháng (chiếm 68,8%), đây cũng được xem là mức thu nhập phổ biến nhất của người lao động. Có 25 người có thu nhập từ 6 đến dưới 8 triệu đồng (chiếm 12,6%), nhóm thu nhập từ 8 đến dưới 10 triệu đồng và nhóm thu nhập trên 10 triệu đồng thì mỗi nhóm chỉ có 2 người (chiếm 1%).

2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGỒI CĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

2.3.1. Thực trạng về mơi trường kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Hậu Giang

2.3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang được chia tách từ tỉnh Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới đầu năm 2004 theo Nghị quyết của Quốc hội. Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm của châu thổ sơng Mê Kơng, cách thành phố Hồ Chí Minh 240km, thành phố Cần Thơ 40km, cách thành phố Rạch Giá 60km, cách thành phố Sóc Trăng 60 km, thị xã Bạc Liêu 75km, thành phố Cà Mau 120km theo các tuyến quốc lộ

Dân số của Hậu Giang là 802.797 người (Cục thống kê Hậu Giang, 2014), người kinh chiếm 99,44%; người Hoa chiếm 1,14%, người Khơme chiếm 2,38%; các dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị 159.395 người, nông thôn

643.402. Mật độ dân số 478 người/km2, mật độ dân cư nội thị 1.007 người/km2, mật

độ dân cư ngoại thị 440 người/km2.

Thực tế cho thấy người dân sống tập trung ở nông thôn 75% dân số so với thành thị do Hậu Giang là tỉnh thuần nông chủ yếu là trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 544.988 người, trong đó lao động làm việc cho các thành phần kinh tế là 438.913 người (nguồn: Niên giám thơng kế 2014) Tỉnh Hậu Giang có hệ thống giao thơng thủy, bộ thuận tiện nối liền các mạch giao thông với các tỉnh ĐBSCL nên có khả năng giao lưu thúc đẩy và phát triển kinh tế- xã hội các Tỉnh vùng Nam sông hậu và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là tuyến đường bộ nối thị xã Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và thành phố Cần Thơ là cầu nối quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với Tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, tạo đà phát triển, giao lưu hàng hóa giữa Hậu Giang và các tỉnh trong khu vực. Ngồi các cơng trình do trung ương đầu tư trên địa bàn như: Quốc lộ IA, đường Nam Sông Hậu, quốc lộ 61, cầu Cái Tư, tuyến lộ Bốn Tổng - Một Ngàn, tuyến lộ Quản lộ - Phụng Hiệp, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, nạo vét 2 tuyến đường thủy quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương và thành phố Hồ Chí

Minh - Cà Mau, kênh Nàng Mau 2, dự án Ơ Mơn - Xà No... Tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, huyện, hệ thống đường nội ô thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy, các thị trấn, để tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nông thôn cũng phát triển đáng kể theo hướng sửa chữa, làm mới trãi thảm bê tông nhựa nóng, đầu tư hệ thống cầu vĩnh cửu. Hiện có 69/74 xã, phường, thị trấn có đường ơ tơ đến trung tâm (các xã còn lại do mới chia tách). Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phương; nâng cấp mở rộng Trung tâm dạy nghề tại các huyện, tập trung xây dựng mới các bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh; chương trình kiên cố hóa trường học giai đoạn 1 và 2, lớp học xóa phịng học tre lá, đã hồn tất các dự án ADB về y tế nông thôn bằng nguồn vốn ODA cùng nhiều cơng trình cơng cộng phúc lợi khác ở các địa phương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của 3 khu vực đều tăng, giai đoạn (2005- 2014) bình quân đạt 8,2%/năm. GDP bình quân đầu người của tỉnh Hậu Giang năm 2014 là triệu đồng 31,3 triêu đồng. So với GDP bình quân đầu người của thành phố Cần Thơ 70,2 triệu đồng (UBND thành phố Cần Thơ, 2014) thì GDP đầu người của Hậu Giang chỉ bằng 0,45 lần.

Nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực, chất lượng từng bước tăng trưởng đang được cải thiện, nội bộ các ngành kinh tế phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Đến hết năm 2014, trong cơ cấu GDP, ngành dịch vụ chiếm 40,87%; công nghiệp xây dựng chiếm 33,38%; nông nghiệp 25,76%. Nếu so với thành phố Cần Thơ thì cơ cấu kinh tế của Hậu Giang có sự dịch chuyển chậm hơn, cụ thể lĩnh vực nông nghiệp của Cần Thơ năm 2014 chỉ chiếm 7,27% GDP (UBND thành phố Cần Thơ, 2014), trong khi công nghiệp và dịch vụ chiếm đến 92,73%.

Tỉnh Hậu Giang tiếp tục ưu tiên khuyến khích đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hạ tầng du lịch, hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy bộ, cấp điện, cấp thoát nước, … nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.

2.3.2. Thực trạng về chất lượng người lao động tại doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang

Để đánh giá chất lượng người lao động tại Hậu Giang, đề tài đánh giá các chỉ tiêu về thể lực, trình độ chun mơn và đạo đức tác phong làm việc của người lao động, kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thể lực, trình độ chun mơn và đạo đức

Chỉ tiêu Mức độ đáp ứng cơng việc Tổng cộng Điểm trung bình Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Thể lực Số DN 2 4 1 7 3,86 Tỷ lệ (%) 28,6 57,1 14,3 100 % tích lũy 28,6 85,7 100,0 Trình độ chun mơn Số DN 2 3 2 7 4,00 Tỷ lệ (%) 28,6 42,8 28,6 100 % tích lũy 28,6 71,4 100,0 Đạo đức, tác phong làm việc Số DN 1 2 3 1 7 3,57 Tỷ lệ (%) 14,3 28,6 42,8 14,3 100 % tích lũy 14,3 42,9 85,7 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Về thể lực của người lao động: xã hội ngày càng tiến bộ nên chất lượng cuộc sống của người dân cũng ngày càng nâng cao, nhờ đó mà thể lực của người lao động có phần được cải thiện. Theo kết quả khảo sát của 7 doanh nghiệp thủy sản (được thống kê trong bảng 2.7) cho thấy, có 2 doanh nghiệp đánh giá thể lực người lao động ở mức trung bình (chiếm tỷ lệ 28,6%), có 4 doanh nghiệp đánh giá thể lực người lao động là khá (chiếm tỷ lệ 57,1%), còn lại 1 doanh nghiệp đánh giá thể lực người lao động là tốt. Nhìn chung, thể lực người lao động ở Hậu Giang được các doanh nghiệp đánh giá ở mức độ trung bình - khá (điểm bình quân là 3,86 điểm).

Về trình độ chun mơn của người lao động: trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn phát triển thì doanh nghiệp phải thiết lập trang thiết bị công

nghệ mới phù hợp với điều kiện kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải sử dụng lao động có chun mơn cao, có thể vận hành được máy móc, đáp ứng được cơng nghệ mới. Bảng 2.7 cho thấy trình độ chun mơn của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Hậu Giang, có 2 doanh nghiệp đánh giá trình độ chun mơn của người lao động ở mức trung bình (chiếm tỷ lệ 28,6%), có 3 doanh nghiệp đánh giá ở mức khá (chiếm tỷ lệ 42,8%) và có 2 doanh nghiệp đánh giá ở mức tốt (chiếm tỷ lệ 28,6%). Đa số các doanh nghiệp chế biến thủy sản đánh giá trình độ chun mơn được đào tạo ở các cơ sở đáp ứng ở mức độ khá tốt (điểm bình quân 4,00 điểm). Điều này cho thấy trình độ chun mơn của người lao động ở Hậu Giang đã dần được cải thiện và được các doanh nghiệp đánh giá tốt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, nhu cầu lao động có chun mơn cao sẽ ngày càng tăng, do đó trong tương lai đòi hỏi hệ thống đào tạo tại địa phương phải phát triển tương xứng để đáp ứng đầy đủ nhân lực cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hậu Giang nói riêng.

Về đạo đức và tác phong làm việc của người lao động: Đạo đức có vai trị rất lớn trong đời sống xã hội, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, ... là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hậu Giang (2015), lao động Hậu Giang đa số là ở nhóm tuổi trẻ, cầu tiến, chịu học hỏi, cần cù, siêng năng, cẩn trọng. Tuy nhiên, do đa số xuất thân từ nông thôn nên thiếu tác phong công nghiệp, không chịu được áp lực công việc cao nên thường xuyên đổi chỗ làm ảnh hưởng đến năng suất, tay nghề, thu nhập của chính bản thân người lao động. Ngồi ra, phương pháp làm việc còn tùy tiện, thiếu khoa học, kỹ năng giao tiếp và tính năng động cịn hạn

chế. Tác phong của đội ngũ lao động chưa cao và người lao động chỉ quan tâm đến những lợi ích, mục tiêu ngắn hạn, trước mắt, chưa chú trọng đến học nghề dài hạn ngay cả khi có sự hỗ trợ kinh phí đào tạo của Nhà nước.

Kết quả khảo sát 7 doanh nghiệp thủy sản được thống kê tại bảng 2.7 cho thấy, có 1 doanh nghiệp đánh giá đạo đức và tác phong của người lao động ở mức độ yếu (chiếm tỷ lệ 14,3%), có 2 doanh nghiệp đánh giá trung bình (chiếm tỷ lệ 28,6%), có 3 doanh nghiệp đánh giá khá (chiếm tỷ lệ 42,8%) và có 1 doanh nghiệp đánh giá ở mức tốt (chiếm tỷ lệ 14,3%). Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp thủy sản đánh giá chỉ tiêu này chỉ ở mức độ trung bình khá (điểm trung bình là 3,57) do đó người lao động ở Hậu Giang cần phải rèn luyện đạo đức, ý thức, tác phong công nghiệp nhiều hơn nữa mới có thể hội nhập vào thị trường lao động đang ngày càng cạnh tranh gay gắt và địi hỏi lao động phải có lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt.

2.3.3. Thực trạng về giáo dục đào tạo và pháp luật lao động

2.3.3.1. Hệ thống giáo dục đào tạo nhân lực tại Hậu Giang

Theo Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hậu Giang (2016), giáo dục đào tạo nhân lực tại Hậu Giang như sau:

Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 cơ sở đào tạo nghề đang hoạt động. Trong đó: có 02 Trường Trung cấp nghề; 07 Trung tâm Đào tạo nghề và 11 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề. Đến thời điểm này, tỉnh đã được đầu tư 06 nghề trọng điểm cấp Quốc gia là: Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ chế biến, Thú y, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.

Tồn tỉnh có gần 400 giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề, việc tuyển dụng giáo viên tại các trung tâm đào tạo nghề công lập cấp huyện đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn thiếu giáo viên cơ hữu, giáo viên dạy một số nghề mới… Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được quan tâm, chất lượng của đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề được quan tâm, đã phối hợp với các Sở ngành, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Trung tâm

Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hậu Giang; giải quyết khó khăn, thay đổi cơ chế khốn kinh phí của hai Trường Trung cấp nghề tỉnh.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát trên 650 lượt đối với các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tại tất cả các đơn vị cấp huyện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các địa phương đã quan tâm khảo sát nhu cầu, đối với nghề nông nghiệp tập trung dạy về kiến thức kỹ thuật cây con phù hợp vùng quy hoạch, tập quán sản xuất, đối với nghề phi nông nghiệp tập trung theo hướng linh hoạt, liên kết, đào tạo nghề có địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đào tạo theo cụm, tuyến dân cư, hoặc mở các ngành nghề thủ cơng có đơn vị ký hợp đồng gia cơng, bao tiêu sản phẩm.

Quan tâm đào tạo lao động nơng thơn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác, quân nhân xuất ngũ, người khuyết tật, phạm nhân hết hạn tù trở về địa phương và hộ cận nghèo. Tỷ lệ có việc làm sau học nghề là 84% (trong đó: nơng nghiệp là 90%, phi nơng nghiệp là 70%).

2.3.3.2. Kết quả quản lý lao động và đào tạo nhân lực giai đoạn 2011 – 2015

Theo Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hậu Giang (2016), năm 2015 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 115.100, đạt 104,6% so với kế hoạch. Trong đó có 216 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Đào tạo nghề cho 43.437 lao động, đạt 95,7% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 21,91%.

Hàng năm, thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tạo việc làm và giải quyết việc làm mới bình quân trên 20.000 lao động; tổ chức cập nhật và xử lý thông tin cung - cầu lao động; khảo sát lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng vùng, từng lĩnh vực; giảm dần tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp xuống còn 61%, tăng lao động trong khu công nghiệp và xây dựng lên 14,97%,

thương mại và dịch vụ lên 24,03%.

Hàng năm, phối hợp với các đơn vị tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phịng chống cháy nổ; trong khn khổ Tuần lễ Quốc gia đều tổ chức các hoạt động như: kiểm tra liên ngành về An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp (10 đến 20 doanh nghiệp); míttinh, diễu hành, diễn tập phương án chữa cháy…

Tư vấn việc làm cho gần 50.000 lao động, có trên 26.000 lao động đăng ký tìm việc làm, giới thiệu việc làm cho trên 16.000 lao động. Thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp kịp thời cho người lao động. Ra Quyết định hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho trên 5.000 lao động.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện 28 cuộc tư vấn về chính sách lao động, việc làm và học nghề cho 5.671 lao động; thực hiện 11 cuộc khảo sát nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)