So sánh của người lao động về mức lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 62 - 126)

Stt So sánh với doanh nghiệp khác Số quan sát Tỷ lệ (%)

1 Thấp hơn DN khác 29 14,6

2 Hơi thấp hơn DN khác 44 22,1

3 Tương đương với DN khác 53 26,6

4 Khá hơn DN khác 72 36,2

5 Cao hơn DN khác 1 0,5

Cộng 199 100

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Bảng 2.18 cho thấy mặt bằng lương của các doanh nghiệp, có 29 ý kiến cho rằng thu nhập thấp hơn các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 14,6%), 44 ý kiến cho rằng thu nhập hơi thấp hơn so với các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 22,1%), 53 ý kiến cho là thu nhập tương đương với các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 26,6%), 72 ý kiến cho rằng thu nhập khá hơn các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 36,6%) và chỉ có 1 ý kiến cho là thu nhập cao hơn các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 0,5%).

Nhìn chung, mức thu nhập hiện tại được người lao động đánh giá là tương đương hoặc khá hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của họ đối với tiền lương chưa cao (như đã phân tích ở trên) cho thấy mặt bằng lương của các doanh nghiệp tại địa phương hiện tại ở mức thấp.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Qua phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang, đề tài đánh giá chung về những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế như sau:

2.5.1. Những kết quả đạt được

Hậu Giang là tỉnh có dân số tương đối, lao động trong độ tuổi có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng lao động trong độ tuổi cao hơn so với tốc độ tăng của dân số. Đa phần lao động của tỉnh có tuổi đời khá trẻ, lao động có kỹ năng và tay nghề cao đang ngày càng tăng tạo nguồn cung lao động cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu

Giang đã tạo việc làm cho hơn 6.500 lao động. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Hệ thống đào tạo nghề được quan tâm phát triển, bao gồm nhiều ngành nghề tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường và năng lực của mình; từng bước nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chế biến thủy sản trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, với quy mô khá phù hợp. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực đang dần được nâng cao, cơ cấu nguồn nhân lực được cải thiện từng bước phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Hậu Giang.

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân hạn chế

2.5.2.1. Môi trường kinh tế văn hóa xã hội Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh có xuất phát điểm thấp, kinh tế thuần về nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, chất lượng tăng trưởng chưa cao, các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh chưa thật hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.

Nguồn gốc lao động xuất thân chủ yếu từ nông thôn nên người lao động chưa có thói quen chấp hành kỷ luật lao động và nội quy cơ quan.

Xuất phát những tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

(1) Chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh chưa phù hợp với từng lĩnh vực, chưa chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách của nhà đầu tư.

(2) Cơng tác xã hội hố, huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo còn hạn chế.

(3) Nguồn gốc lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu là nông thôn nên tâm lý và hành vi còn e ngại khi tiếp cận với thiết bị máy móc của doanh nghiệp.

2.5.2.2. Về chất lượng lao động cá nhân

chưa được đánh giá cao. Lao động có trình độ chun mơn chưa đáp ứng tốt yêu cầu cơng việc, kỹ năng mềm yếu và thiếu, tính tự chủ sáng tạo trong cơng việc chưa cao. Đạo đức tác phong của đội ngũ lao động chưa cao và quan tâm đến những lợi ích, mục tiêu ngắn hạn, trước mắt, chưa chú trọng đến học nghề dài hạn.

Xuất phát những tồn tại trên là do nguồn gốc lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản chủ yếu là nông thôn ra làm việc nên họ thiếu tác phong công nghiệp, không chịu được áp lực công việc cao nên thường xuyên đổi chỗ làm ảnh hưởng đến năng suất, tay nghề, thu nhập của chính bản thân người lao động. Phương pháp làm việc người lao động còn tùy tiện, thiếu khoa học, kỹ năng giao tiếp và tính năng động cịn hạn chế.

2.5.2.3. Về giáo dục đào tạo và pháp luật lao động

Hệ thống đào tạo hiện nay ở Hậu Giang vẫn chưa đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, thiếu ngành đào tạo chế biến thủy sản trong khi chế biến thủy sản đang là lợi thế của tỉnh. Đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế doanh nghiệp mà chỉ đào tạo những ngành nào có nhiều học viên theo học.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh còn quá phụ thuộc vào ngân sách nhà nước chưa kêu gọi được nguồn khác từ xã hội hóa. Các trung tâm dịch vụ việc làm ở Hậu Giang hoạt động chưa được tốt.

Xuất phát những tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

(1) Nhà nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế.

(2) Hệ thống pháp luật của Nhà nước về lao động chưa hoàn thiện, các hướng dẫn của Trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa nhất qn, đơi khi chậm thể chế hố.

(3) Khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo của tỉnh theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

2.5.2.4. Về các chính sách hỗ trợ của Ihà nước về lao động

Công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về lao động của tỉnh chưa thật sự hiệu quả có sự lồng ghép với các chương trình khác.

Xuất phát những tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

(1) Công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực còn chồng chéo và bất cập trong việc phối hợp giữa các sở, ban ngành tỉnh và các cấp chính quyền địa phương.

(2) Nhận thức của người lao động về đào tạo nghề cịn có hạn chế.

(3) Các cấp chính quyền tỉnh và doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa quan tâm nhiều đến việc xây nhà trọ cơng nhân.

2.5.2.5. Tuyển dụng lao động

Chính sách tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa được người lao động hài lòng cao. Một số doanh nghiệp chưa xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng cho các chức danh nên sau khi vào làm việc đã phần nào gây khó khăn trong q trình giải quyết cơng việc.

Công tác tuyển dụng lao động hiện nay ở Hậu Giang gặp nhiều khó khăn đối với tất cả các loại lao động, từ lao động phổ thông cho đến lao động có tay nghề. Việc phân cơng, bố trí cơng việc chưa phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và khả năng người lao động dẫn đến việc sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa đạt hiệu quả cao.

Xuất phát những tồn tại trên là do các nguyên nhân chính sau:

(1)Số lượng và chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

(2) Phần lớn lao động tại Hậu Giang đi làm tại các tỉnh, thành có điều kiện tốt hơn (Cần Thơ, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai).

(2) Đa số doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Hậu Giang là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường bố trí nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc. Một số doanh nghiệp chưa có cán bộ chun trách về cơng tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.5.2.6. Đào tạo và phát triển

Nhân viên tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa hài lịng về cơng tác đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cơng việc. Chương trình đào tạo phát triển lao động có chất lượng chưa được cao.

Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản thơng qua hình thức đào tạo tại chỗ là chính do lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản chủ yếu là lao động phổ thơng.

Nhân viên chưa có niềm tin trong vấn đề thăng tiến, đề bạt tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Hậu Giang, bởi vì họ khơng thể xác định được quy chế đề bạt, thăng tiến của doanh nghiệp là như thế nào, để có nhiều động lực phấn đấu hơn trong cơng việc và tâm huyết gắn bó vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Xuất phát những tồn tại trên là do các nguyên nhân sau:

(1) Nhu cầu đào tạo được nhận thức rất chủ quan và cảm tính từ ý muốn người quản lý, chưa xuất phát từ việc phân tích nhu cầu cơng việc một cách đầy đủ và có hệ thống như doanh số, chỉ tiêu kinh doanh.

(2) Người lao động ở Hậu Giang chưa quan tâm về trình độ học nghề mà chỉ quan tâm đến học ở mức trình độ cao hơn như đại học nên dẫn đến việc thiếu hụt trình độ nghề, trung cấp nghề ở Hậu Giang.

(3) Công tác đánh giá cá nhân nhân viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý đề bạt chưa được quy định chặt chẽ, cịn mang nặng tính hình thức.

2.5.2.7. Cơng tác phân tích và đánh giá kết quả cơng việc

Cơng tác phân tích cơng việc ở doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa được các nhân viên đánh giá cao, công việc của nhân viên trong doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa xác định phạm vi và trách nhiệm rõ ràng. Nguyên nhân là do đa số các doanh nghiệp chế biến thủy sản có quy mơ vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức thì thường xun thay đổi, gây khó cho q trình phân cơng giao việc.

Phương pháp đánh giá kết quả công việc hiện nay ở một số doanh nghiệp chế biến thủy sản Hậu Giang thì chưa được hợp lý một số tiêu chuẩn đánh giá còn chưa rõ ràng, chưa định lượng được kết quả của một số mặt công tác.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa xây dựng được quy trình đánh giá nhân viên theo các tiêu chí cụ thể, cơng tác đánh giá nhân viên còn nặng cảm tính, chưa thấy rõ những đóng góp của nhân viên vào hoạt động của doanh nghiệp.

2.5.2.8. Về môi trường làm việc doanh nghiệp chế biến thủy sản

Điều kiện làm việc chưa được tốt nhất là giờ giấc làm việc. Môi trường lao động và an toàn lao động chưa được doanh nghiệp coi trọng đúng mực. Trình độ cơng nghệ máy móc, thiết bị ở doanh nghiệp chế biến thủy sản còn lạc hậu.

Hoạt động cơng đồn cơ sở tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản còn mang tính hình thức.

Xuất phát từ những tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

(1) Lãnh đạo doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực.

(2) Tổ chức cơng đồn ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản hoạt động còn hạn chế.

(3) Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chế biến thủy sản thấp nên khả năng đổi mới máy móc thiết bị và cơng nghệ mới chưa được doanh nghiệp chế biến thủy sản chú trọng cao.

2.5.2.9. Về lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp

Mức thu nhập (tiền lương, tiền thưởng) của người lao động ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản còn thấp. Các khoản phúc lợi và đãi ngộ cho người lao động chưa tốt lắm chỉ đáp ứng những yêu cầu cần thiết đơi khi chỉ mang tính tượng trưng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa xây dựng được chế độ tiền lương, tiền thưởng, đãi ngộ và phúc lợi cho những chức danh công việc cần thiết để khuyến khích, động viên nhân viên. Mức khen thưởng, đãi ngộ và phúc lợi còn thấp, chưa tạo được động lực cho người lao động.

2.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Kết quả cho thấy, các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang gồm có

4 nhóm yếu tố đó là: mơi trường kinh tế, văn hóa xã hội; chất lượng người lao động; tình hình giáo dục đào tạo và pháp luật lao động và chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Các yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang gồm có 5 nhóm yếu tố đó là: tình hình tuyển dụng lao động; công tác đào tạo và phát triển lao động; cơng tác phân tích và đánh giá kết quả công việc; môi trường làm việc và quan hệ lao động; lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 7 doanh nghiệp doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang và 199 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp để đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Trên cơ sở kết hợp giữa số liệu thứ cấp và khảo sát thực tế, chương 2 đã đánh giá những hạn chế và nguyên nhận hạn chế đối với chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM

CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG

2.7. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM CÔNG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP HẬU GIANG

2.7.1. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

Theo quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang (UBND tỉnh Hậu Giang, 2010), quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang nói chung và doanh nghiệp chế biến thủy sản như sau:

Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang và Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trị quan trọng có tính chất quyết định đến sự tăng tưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động với cơ chế đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp là cơng việc chung của chính quyền, của các cơ sở đào tạo, của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động.

2.7.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

2.7.2.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo về số lượng và chất lượng, trình độ chun mơn, tay nghề đạo đức, tác phong công nghiệp, ... đáp ứng được

nhu cầu của doanh nghiệp.

2.7.2.2. Mục tiêu cụ thể

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Hậu Giang, cần hướng đến bốn mục tiêu sau:

Một là, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Hậu Giang góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt bình quân 16,0%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 62 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)