Tỷ lệ đào tạo lại Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)
Dưới 25% 1 14,3
Từ 25% đến dưới 50% 1 14,3
Từ 50% đến dưới 75% 2 28,6
Trên 75% 3 42,9
Tổng cộng 7 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)
Như vậy, hầu như các doanh nghiệp chế biến thủy sản sau khi tuyển dụng đều phải đào tạo lại lao động cho phù hợp với điều kiện thực tế, chiếm tỷ lệ 50% trở lên.
Điều này cũng cho thấy việc đào tạo tại các trường lớp, cơ sở dạy nghề hiện tại vẫn chưa đáp ứng được công việc thực tế cho người lao động do đó các cơ sở
đào tạo cần phải cải tiến phương pháp cũng như nội dung giảng dạy cho sát thực tế để có thể đào tạo được nguồn lao động chất lượng, người lao động có thể nhanh chóng nắm bắt cơng việc ngay sau khi được tuyển dụng.
Khảo sát đối với 62 người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật từ cơng nhân kỹ thuật có bằng trở lên (bảng 2.10), có 20 nhân viên cho rằng kiến thức và kỹ năng được đào tạo tại trường lớp rất không phù hợp với công việc (chiếm tỷ lệ 32,3%), 27 nhân viên cho là không phù hợp (chiếm tỷ lệ 43,5%), 8 nhân viên cho là phù hợp (chiếm tỷ lệ 12,9%) và 7 nhân viên cho là rất phù hợp (chiếm tỷ lệ 11,3%). Bảng 2.10: Kiến thức và kỹ năng đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc
Mức độ Số lao động Tỷ trọng (%) Rất không phù hợp 20 32,3 Không phù hợp 27 43,5 Phù hợp 8 12,9 Rất phù hợp 7 11,3 Tổng cộng 62 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)
Bảng 2.11 cho thấy, nguyên nhân kiến thức và kỹ năng đáp ứng rất không phù hợp và khơng phù hợp là do doanh nghiệp bố trí cơng việc khơng đúng ngành nghề đào tạo (16 ý kiến, chiếm tỷ lệ 34%), do doanh nghiệp bố trí kiêm nhiệm nhiều cơng việc (19 ý kiến, chiếm tỷ lệ 40,4%) và do kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc (12 ý kiến, chiếm tỷ lệ 25,5%).
Bảng 2.11: Nguyên nhân kiến thức và kỹ năng không phù hơp
Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp bố trí cơng việc khơng đúng ngành
nghề đào tạo 16 34,0
Doanh nghiệp bố trí kiêm nhiệm nhiều cơng việc 19 40,4
Kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp
ứng yêu cầu công việc 12 25,5
Tổng cộng 47 100,0
Kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc phần lớn do cơ sở vật chất và trang thiết bị lỗi thời, phương pháp giảng dạy cịn mang nặng lý thuyết, trình độ chun mơn của giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, thời gian đào tạo ngắn hạn và nội dung chương trình đào tạo chưa gắn kết với thực tiễn.
Từ phân tích trên có thể khẳng định rằng các cơ sở đào tạo của tỉnh Hậu Giang chưa đáp được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Mức độ không phù hợp giữa kiến thức, kỹ năng đối với công việc đã chỉ ra sự bất cập và lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như sự cần thiết phải đào tạo lại nguồn nhân lực có kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
2.3.3.4. Thị trường lao động tỉnh Hậu Giang
Thị trường lao động ở Hậu Giang chưa được phát triển, mặc dù đã trung tâm giới thiệu việc làm và trung tâm xúc tiến việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các tổ chức đoàn thể nhưng vẫn chưa tạo được cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp - trung tâm giới thiệu việc làm - người lao động. Hiện tại, doanh nghiệp muốn thông báo tuyển dụng phải thông qua các kênh tuyển dụng truyền thống như quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo đài, ti vi, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, ... và các hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ngồi ra để nhanh chóng tuyển dụng được lao động phù hợp với cơng việc địi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp cùng lúc nhiều kênh tuyển dụng, bảng 2.12 thể hiện rõ các kênh tuyển dụng mà doanh nghiệp thường hay sử dụng.
Bảng 2.12: Các kênh tuyển dụng lao động của doanh nghiệp
Kênh tuyển dụng Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp tự tuyển dụng 7 100
Bạn bè, người thân đang làm việc giới thiệu 3 42,9
Các trung tâm việc làm 5 71,4
Liên kết tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo 1 14,3
Ứng viên tự nộp hồ sơ 6 85,7
Các kênh tuyển dụng khác 2 28,6
Kênh tuyển dụng chủ yếu của doanh nghiệp là doanh nghiệp tự tuyển dụng, tiếp đến ở vị trí thứ hai là kênh từ việc ứng viên tự nộp hồ sơ chiếm tỷ lệ 85,7%; vị trí thứ ba là kênh từ các trung tâm giới thiệu việc làm chiếm tỷ lệ 71,4%; kênh từ bạn bè, người thân đang làm việc giới thiệu chiếm tỷ lệ 42,9%; từ các kênh tuyển dụng khác là 28,6% và cuối cùng là từ kênh liên kết tuyển dụng với các cơ sở đào tạo chỉ có 14,3%. Điều này cho thấy các cơ sở đào tạo tại địa phương chưa thực sự đạt chất lượng đào tạo tốt, không thể làm cầu nối thông tin thị trường lao động với dịch vụ đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm, chưa tạo được niềm tin vững chắc cho doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động.
2.3.4. Thực trạng về chính sách hỗ trợ nhà ở cơng nhân
Kết quả khảo sát 199 người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản thì có 80 lao động th nhà trọ ở ngoài hoặc ở nhà trọ do doanh nghiệp xây dựng.
Bảng 2.13: Chất lượng nhà trọ của người lao động đang cư trú
Chất lượng nhà trọ Số ý kiến Tỷ trọng (%) Kém 13 16,3 Trung bình 35 43,8 Tốt 11 13,8 Khơng có ý kiến 21 26,3 Tổng cộng 80 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)
Bảng 2.13 cho thấy chất lượng nhà trọ đang ở. Có 13 ý kiến đánh giá chất lượng nhà trọ kém (chiếm tỷ lệ 16,3%), 35 ý kiến đánh giá chất lượng nhà trọ trung bình (chiếm tỷ lệ 43,8%), 11 ý kiến đánh giá tốt (chiếm tỷ lệ 13,8%), 21 người khơng có ý kiến (chiếm tỷ lệ 26,3%). Điều này cho thấy chất lượng nhà trọ mà người lao động thuê bên ngoài doanh nghiệp chưa được tốt.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang (2015), có khoảng 60% số cơng nhân đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp phải thuê nhà ở. Giá thuê trung bình từ 500.000 - 700.000 đồng/tháng/phòng cho 3 - 4 người với diện
tích khoảng 15 - 20m2, điều kiện sinh hoạt rất khó khăn thiếu thốn. Hệ thống nhà trọ cho người lao động phát triển tự phát, không giấy phép xây dựng, bùng nổ mạnh ở các khu vực vành đai xung quanh các khu, cụm cơng nghiệp. Trong đó có một số khu nhà trọ xây dựng rất tạm bợ, thiếu ánh sáng và các điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tình hình chung hiện nay là doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho cơng nhân. Vì vậy để có chỗ ở, phần lớn người lao động phải thuê nhà trọ của tư nhân. Qua khảo sát 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản thì chỉ có 3 doanh nghiệp xây dựng nhà trọ cho cơng nhân, chiếm tỷ lệ 42,9%. Trong khi đó, số doanh nghiệp chưa xây dựng nhà trọ cho công nhân là 4 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 57,1%.
Tất cả các doanh nghiệp có xây dựng nhà trọ cho cơng nhân ở thì các doanh nghiệp này tự mua đất để cất nhà trọ cho công nhân ở. Điều này cho thấy, tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ quỹ đất để doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân mặc dù chủ trương nhà ở công nhân đã được Trung ương ban hành đã lâu (như Quyết định số 66/2009/QĐ-TTG ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho cơng nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê). Các doanh nghiệp xây dựng nhà trọ cơng nhân thì khả năng đáp ứng nhu cầu của công nhân ở là rất thấp, chỉ dưới 30% số cơng nhân có nhu cầu trọ. Đối với 4 doanh nghiệp chế biến thủy sản không xây dựng nhà trọ cho công nhân thì nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp khơng đủ nguồn tài chính để mua đất và xây dựng nhà ở công nhân, kế đến là do doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có kế hoạch xây dựng, do nhà nước chưa hỗ trợ quỹ đất và cuối cùng là do một số nguyên nhân khác. Cũng theo kết quả khảo sát, trong số 4 doanh nghiệp ở trên thì chỉ có 2 doanh nghiệp hỗ trợ tiền cho cơng nhân th nhà trọ bên ngồi và số tiền được hỗ trợ bình quân khoảng từ 200.000 - 300.000 đồng/lao động/tháng.
2.4. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 2.4.1. Thực trạng về tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp
Tình hình tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang được thể hiện trong bảng 2.14. Về tuyển
dụng lao động phổ thơng: có 1 doanh nghiệp cho là tuyển dụng dễ dàng (chiếm tỷ lệ 14,3%), 2 doanh nghiệp cho là tuyển dụng bình thường (chiếm tỷ lệ 28,6%), 3 doanh nghiệp cho là tuyển dụng khó (chiếm tỷ lệ 42,9%) và có 1 doanh nghiệp cho là tuyển dụng rất khó (chiếm tỷ lệ 14,3%). Điểm trung bình của chỉ tiêu này là 3,57 (trong tháng đo 1 - 5 với 5 là rất khó khăn), cho thấy việc tuyển dụng lao động phổ thơng hiện tại có khó khăn.
Bảng 2.14: Khả năng tuyển dụng theo trình độ chun mơn
Trình độ chun mơn
Khả năng tuyển dụng lao động
Tổng cộng Điểm trung bình Rất dễ dàng Dễ dàng Bình thường Khó Rất khó LĐ phổ thơng (chưa bằng) Số DN 1 2 3 1 7 3,57 Tỷ lệ (%) 14,3 28,6 42,9 14,3 100,0 % tích lũy 14,3 42,9 85,7 100 LĐ nghề (CNKT, CC nghề,..) Số DN 1 2 2 2 7 3,71 Tỷ lệ (%) 14,3 28,6 28,6 28,6 100,0 % tích lũy 14,3 42,9 71,4 100,0 LĐ Trung cấp (TC nghề và chuyên nghiệp) Số DN 3 4 7 3,57 Tỷ lệ (%) 42,9 57,1 100,0 % tích lũy 42,9 100,0 LĐ từ Cao đẳng, Đại học trở lên Số DN 1 1 2 2 1 7 3,14 Tỷ lệ (%) 14,3 14,3 28,6 28,6 14,3 100,0 % tích lũy 14,3 28,6 57,1 85,7 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)
Về tuyển dụng lao động nghề: có 1 doanh nghiệp cho là tuyển dụng dễ dàng (chiếm tỷ lệ 14,3%), 2 doanh nghiệp cho là tuyển dụng bình thường (chiếm tỷ lệ 28,6%), có 2 doanh nghiệp cho là tuyển dụng khó (chiếm tỷ lệ 28,6%) và 2 doanh nghiệp cho là tuyển dụng rất khó (chiếm tỷ lệ 28,6%). Điểm trung bình của chỉ tiêu này là 3,71 (trong tháng đo 1 – 5 với 5 là rất khó khăn), cho thấy việc tuyển dụng hiện tại lao động nghề hiện tại ở mức khó khăn.
Về tuyển dụng lao động trung cấp: Kết quả khảo sát 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản được nêu trong bảng 2.12 cho thấy, có 3 doanh nghiệp cho là tuyển dụng bình thường (chiếm tỷ lệ 42,9%), có 4 doanh nghiệp cho là tuyển dụng khó (chiếm
tỷ lệ 57,1%). Điểm trung bình của chỉ tiêu này là 3,57 (trong tháng đo 1 – 5 với 5 là rất khó khăn), cho thấy việc tuyển dụng lao động trung cấp hiện tại có khó khăn.
Tuyển dụng lao động cao đẳng, đại học trở lên: Theo kết quả khảo sát 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản được nêu trong bảng 2.12 cho thấy, có 1 doanh nghiệp cho là tuyển dụng rất dễ dàng (chiếm tỷ lệ 14,3%), có 1 doanh nghiệp cho là tuyển dụng dễ dàng (chiếm tỷ lệ 14,3%), có 2 doanh nghiệp cho là tuyển dụng bình thường (chiếm tỷ lệ 28,6%), có 2 doanh nghiệp cho là tuyển dụng khó (chiếm tỷ lệ 28,6%) và có 1 doanh nghiệp cho là tuyển dụng rất khó (chiếm tỷ lệ 14,3%). Điểm trung bình của chỉ tiêu này là 3,14 (trong tháng đo 1 – 5 với 5 là rất khó khăn), cho thấy việc tuyển dụng lao động cao đẳng, đại học trở lên hiện tại ở mức bình thường.
Nhìn chung, cơng tác tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm cơng nghiệp tỉnh Hậu Giang có khó khăn nhất định, đặc biệt để tuyển dụng được lao động có chun mơn giỏi, tay nghề cao lại càng khó khăn hơn.
2.4.2. Các chương trình đào tạo và phát triển lao động tại doanh nghiệp
Về công tác đào tạo cán bộ quản lý: Cũng như nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề khác, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Hậu Giang bao gồm cán bộ quản lý cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở.
Đối với cán bộ quản lý cấp cao như thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc doanh nghiệp chế biến thủy sản; cán bộ cấp trung là trưởng các phòng ban chức năng được đào tạo về kỹ năng quản lý chung và một số kiến thức về kỹ thuật chuyên ngành thủy sản như kỹ năng quản lý dây chuyền thủy sản, quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản.
Đối với cán bộ quản lý cấp trung làm việc tại phân xưởng sản xuất như quản đốc, phó quản đốc thường hiện nay các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản ở bậc đại học và cao đẳng chỉ xác định công việc chủ yếu của sinh viên sau khi tốt nghiệp là làm các công việc về kỹ thuật trong doanh nghiệp chế biến thủy sản, vì vậy các kiến thức về quản trị doanh nghiệp chế biến thủy sản thường được đưa vào chương trình đào tạo với thời lượng không tương xứng với vị trí quản lý doanh nghiệp chế biến thủy sản do đó sinh viên sau khi tốt nghiệp thường khơng thể đảm
nhiệm các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản được mà thường phải bồi dưỡng thêm các kiến thức về quản lý qua các khoá bồi dưỡng ngắn hạn.
Đối với cán bộ quản lý cấp cơ sở là các chức danh như trưởng ca, tổ trưởng, tổ phó, đại đa số là các cơng nhân có tay nghề tương đối tốt, có tâm huyết với doanh nghiệp nên được doanh nghiệp giữ lại làm bộ khung quản lý cấp cơ sở. Tuy nhiên, trong thực tế những chương trình dạy nghề thủy sản cho các đối tượng trên, hầu như không đề cập đến những kiến thức về quản lý chuyên ngành thủy sản nên những cán bộ này khơng có kiến thức về quản lý vì vậy khi được đề bạt thành tổ trưởng hoặc trưởng ca để quản lý một tổ sản xuất hoặc một ca sản xuất thường rất lúng túng và quản lý khơng có hiệu quả vì kiến thức về quản lý mà họ có được là do tự quan sát và trau dồi trong q trình làm cơng nhân thủy sản tại doanh nghiệp, không được đào tạo một cách có hệ thống.
Về cơng tác đào tạo cán bộ kỹ thuật: cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản là các cán bộ phụ trách công nghệ sản xuất. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm các công tác về cơng nghệ sản xuất của ngành thủy sản có đặc điểm tương đối khác với các ngành nghề khác. Nghề thủy sản là nghề bán thủ công, sản xuất của ngành thủy sản vẫn chủ yếu là sản xuất gia cơng vì vậy mặc dù có sự trợ giúp của nhiều thiết bị hiện đại nhưng tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật vẫn hết sức quan trọng cần phải được quan tâm đào tạo thường xuyên.
Về công tác đào tạo lao động phổ thông: đa số các doanh nghiệp chế biến thủy sản tuyển dụng lao động phổ thơng chưa có tay nghề nên buộc phải đào tạo lao động mới có thể làm việc được. Phương pháp đào tạo lao động phổ thông sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản là phương pháp đào tạo tại chỗ. Khi có nhân viên mới vào thì các nhân viên cũ có kinh nghiệm hoặc quản lý sẽ hướng dẫn, kèm cặp công việc cho các nhân viên mới kể cả bộ phận trực tiếp sản xuất hay bộ phận văn phòng.
2.4.3. Thực trạng cơng tác phân tích, đánh giá kết quả cơng việc
Bảng 2.15 cho thấy kết quả khảo sát về phân chia và đánh giá công việc đối với người lao động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công
nghiệp tỉnh Hậu Giang. Về cơng tác phân tích cơng việc: nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa có bản phân tích và xác định cơng việc mà chỉ mới có bản phân