(nghìn người)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động
2.2.1. Năng suất lao động theo khu vực kinh tế
Tính đến năm 2015, khu vực FDI có năng suất lao động cao nhất trong 3 khu vực. Trong giai đoạn 2005 – 2015, năng suất lao động của khu vực FDI có sự biến động rất nhiều, với khoảng thời gian 2005 – 2007, năng suất của khu vực này thấp hơn khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 2008 – 2015, năng suất lao động của khu vực FDI đã vượt lên khu vực Nhà Nước và dẫn đầu trong 3 khu vực.
Trong khi đó, khu vực ngồi Nhà nước có năng suất lao động thấp nhất trong 3 khu vực, cụ thể: Năm 2005, năng suất lao động của khu vực ngoài Nhà nước chỉ đạt 18,6 triệu đồng/người, trong khi đó khu vực FDI đạt 41,9 triệu đồng/người và khu vực Nhà nước đạt 53,4 triệu đồng/người. Và đến năm 2015, năng suất lao động của khu vực ngoài Nhà nước chỉ đạt 37 triệu đồng/người, trong khi đó khu vực FDI đạt 181,7 triệu đồng/người và khu vực Nhà nước đạt 79,4 triệu đồng/người.
Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân trong giai đoạn 2005 – 2015 của khu vực ngoài Nhà nước đạt 7,15%/năm, khu vực Nhà nước đạt 4,68%/năm, trong khi đó khu vực FDI đạt cao nhất 19,41%/năm.
0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nông, lâm, thủy sản Cơng nghiệp xây dựng Thương mại, dịch vụ
Hình 2.10: Năng suất lao động theo khu vực kinh tế (triệu đồng/người)
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Định
2.2.2. Nguồn gốc tăng trưởng năng suất
Sử dụng phương pháp phân tích dịch chuyển cấu phần để xem xét đóng góp của các hiệu ứng tĩnh, hiệu ứng động và hiệu ứng nội ngành vào tăng trưởng năng suất của nền kinh tế tỉnh Bình Định.