Nguồn: Báo cáo tổng hợp thuyết minh tình trạng cơ sở hạ tầng tỉnh Bình Định
Chính vì vậy, tỉnh cần phải nâng cấp và đồng bộ hóa hệ thống giao thơng trên địa bàn tỉnh, bằng cách:
Thứ nhất, đa dạng hóa việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ
các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau, ưu tiên đầu tư một số cơng trình giao thơng quan trọng cấp bách. Đây là một trong những vấn đề quan trọng
lịch, tỉnh cần thiết phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư các cơng trình giao thơng trọng điểm của tỉnh.
Thứ hai, đồng thời, tỉnh Bình Định cũng nên quy hoạch các vùng nơng thơn,
các vùng ngoại ô để mở rộng hệ thống các tuyến đường bộ đến các địa phương khác
trong tỉnh.
Cụ thể đối với từng loại hình giao thơng, tỉnh Bình Định nên chú trọng như sau:
- Đối với đường bộ: Tập trung nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống Quốc
lộ, tỉnh lộ và mở mới một số tuyến cần thiết, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn.
- Đối với đường biển: Mở rộng cảng biển Quy Nhơn thành cảng biển hiện đại,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định, khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời nâng cấp một số tuyến đường thủy nội địa và xây dựng mới một số cảng bến thuyền du lịch ven Đầm Thị Nại, phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế.
- Đối với đường sắt: Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam theo hướng hiện đại. Xây dựng một số ga đường sắt theo hướng là các trung tâm chuyển hành khách và hàng hóa chất lượng cao, khối lượng lớn.
- Đối với hàng không: Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Phù Cát đạt tiêu
chuẩn sân bay quốc tế, để thu hút các khách hàng không những trong mà cịn ngồi nước đến với tỉnh.
5.2.2. Cải thiện môi trường kinh doanh
Với chất lượng môi trường kinh doanh yếu kém sẽ dễ dẫn đến những rào cản bất lợi cho các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh tham gia vào hoạt động kinh doanh, từ đó làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định.
Do đó, tỉnh cần chú trọng các phương hướng nhằm gia tăng khả năng cho các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh nhiều hơn, có thể đó là:
Thứ nhất, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách khảo sát các ý kiến trực tiếp từ các doanh nghiệp tư nhân về những vấn đề mà họ đang vướn phải, những khó khăn cần tỉnh hỗ trợ. Đây là điều thiết yếu khi tỉnh muốn phát triển một cách bền vững, bởi sự cạnh tranh bình đẳng sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngày càng hồn thiện mình hơn về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ họ cung cấp có chất lượng hơn.
Thứ hai, gia tăng tính năng động và cải tạo các sáng kiến mới để thúc đẩy
các doanh nghiệp tư nhân phát triển, khơng nên áp dụng các chính sách q cũ kỹ, lạc hậu vào trong môi trường kinh doanh năng động và cạnh tranh như hiện nay. Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp cần thiết phải luôn đổi mới, áp dụng các phương pháp mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, cung ứng dịch vụ, nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm, hàng hóa và giảm chi phí, có như vậy các doanh nghiệp mới gia tăng thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, thẳng tay khai trừ loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn bất chính, sản
xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, từ đó làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cùng ngành nghề và uy tín của cả tỉnh. Các lãnh đạo Tỉnh cần mạnh tay trong việc xóa bỏ các doanh nghiệp không nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh, bởi sự tồn tại các doanh nghiệp này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng không những đến sự phát triển của ngành nghề liên quan mà còn ảnh hưởng đến uy tín của tồn tỉnh, gây kìm hãm sự phát triển của Tỉnh.
Thứ tư, thực hiện chính sách khen thưởng, tuyên dương các doanh nghiệp có
các sáng kiến mới trong kinh doanh, các doanh nghiệp có chế độ chính sách tốt cho người lao động, sử dụng nhiều lao động. Không những vậy, lãnh đạo Tỉnh cần thiết phải có những chính sách hỗ trợ tốt nhất về nguồn vốn, cơ chế hoạt động đối với các doanh nghiệp áp dụng những tiến bộ của khoa học, giải quyết được tình trạng lao động thiếu việc làm trên địa bàn Tỉnh.
5.2.3. Tập trung phát triển cụm ngành du lịch
mức sẽ trở thành ngành mũi nhọn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho tỉnh Bình Định. Chính vì vậy, sau đây, tác giả xin đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển cụm ngành du lịch của tỉnh Bình Định như sau:
Thứ nhất, tỉnh Bình Định cần thực hiện chính sách liên kết các vùng miền,
các tỉnh thành lân cận trong việc phát triển du lịch. Nằm sát ven biển và thuộc vùng duyên hải Miền Trung, do đó, Bình Định có thể liên kết với các tỉnh như Khánh Hòa, Đà Nẵng trong việc phát triển du lịch, vì các tỉnh thành này du lịch rất phát triển. Việc liên kết vùng không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch của tỉnh mà còn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của toàn Tỉnh.
Thứ hai, tỉnh Bình Định cần đầu tư nhiều hơn hoặc có chính sách kêu gọi
các nhà đầu tư vào những dịch vụ vui chơi, giải trí, đầu tư các địa điểm du lịch nhằm tạo sức hút để du khách lưu lại lâu hơn. Để làm được điều này, tỉnh Bình Định cần thiết phải tạo hành lang pháp lý rõ ràng và thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh.
Thứ ba, cơng tác bảo vệ mơi trường cần có những hành động mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh việc xử phạt cần có các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và khách du lịch. Gìn giữ vệ sinh mơi trường là tiêu chí hàng đầu trong việc thu hút du khách, hiện nay, các tỉnh thành khác như Khánh Hòa, Đà Nẵng đã áp dụng cách thức này một cách triệt để tạo tất cả các địa điểm vui chơi, giải trí, địa điểm du lịch,...
Thứ tư, quảng bá hình ảnh du lịch của Bình Định mạnh mẽ hơn đến các thị
trường trong và ngồi nước thơng qua nhiều biện pháp như tổ chức các cuô ̣c hô ̣i thảo, hô ̣i chợ ẩm thực, triển lãm, internet, truyền hình và các sự kiê ̣n văn hóa – thể thao. Đặc biệt là tỉnh nền giới thiệu về các cơ hội đầu tư vào ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm, nâng cao nguồn nhân lực dành cho ngành du lịch. Để đảm bảo cho
việc phát triển ngành du lịch lầu dài, tỉnh cần phải có đội ngũ lao động chuyên biệt đối với ngành này. Do đó, tỉnh cần có chính sách thu hút các giảng viên chuyên
ngành du lịch, đồng thời doanh nghiệp cũng cần liên kết với các cơ sở đào tạo để có thể nâng cao trình độ lao động phù hợp với yêu cầu của ngành du lịch.
Thứ sáu, tạo điều kiện hình thành, phát triển và nâng cao vai trị của các hiệp
hội du lịch. Không chỉ riêng đối với ngành du lịch mà ngay cả những ngành khác, hiệp hội của mỗi ngành có một vai trị quan trọng trong việc kết nối giữa các đơn vị cùng ngành nghề để tập hợp các thông tin liên quan đến ngành và tiến hành tìm kiếm cũng như tiếp xúc với các đối tượng khách hàng có liên quan. Vì vậy, khi hiệp hội ngành du lịch của tỉnh ngày cảng phát triển và mở rộng sẽ giúp cụm ngành du lịch của tỉnh được nhiều người biết đến hơn và gia tăng số lượng du khách đến với Bình Định nhiều hơn.
Thứ bảy, thực hiện việc bảo tồn, gìn giữ và nâng cấp các địa điểm du lịch ngày càng đẹp và hấp dẫn hơn. Bên cạnh việc khai thác các khu du lịch trên địa bàn, tỉnh cần lưu ý gìn giữ và cải tạo để các khu du lịch luôn tồn tại và thu hút thêm nhiều du khách.
Và quan trọng hơn hết tỉnh Bình Định cần thiết phải thực hiện phân bố không gian và trung tâm phát triển cụm ngành du lịch, cụ thể như sau:
Phát triển không gian cụm du lịch
Trên cơ sở phân bố tài nguyên theo không gian và các đặc điểm về tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng, các hành lang kinh tế quan trọng, tổ chức phân bố không gian phát triển du lịch tỉnh Bình Định thành 04 cụm như sau:
Cụm du lịch thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận: Thế mạnh là tài nguyên
tự nhiên với các cảnh quan, hệ sinh thái ở bán đảo Phương Mai - Núi Bà, đầm Thị Nại, suối nước khoáng Long Mỹ, các bãi biển đẹp như Quy Nhơn, Hồng Hậu, Quy Hồ... xen vào đó là các di tích lịch sử văn hố có giá trị như Tháp Đơi, tháp Bánh ít, chùa Long Khánh, mộ Hàn Mạc Tử, hồ Phú Hoà, chùa Linh Phong, mộ Đào Tấn... Khu kinh tế mở Nhơn Hội nằm sát cạnh nội thị Quy Nhơn là nguồn khách kèm dịch vụ dồi dào cho cụm và toàn tỉnh. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của
cụm là: Du lịch tắm biển, thể thao nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Du lịch mạo hiểm, biển, đảo; Du lịch tham quan các di tích kiến trúc tôn giáo, lịch sử; Du lịch tham quan các danh thắng...; Trung tâm dịch vụ của tỉnh, của khu vực; Trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ.
Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận: Tài nguyên du lịch của cụm
phân bố tương đối tập trung trên khu vực huyện Tây Sơn, An Nhơn, Phù Cát và Tuy Phước. Thế mạnh của cụm du lịch này tập trung các nguồn tài nguyên nhân văn mà tiêu biểu là các di tích liên quan đến vua Quang Trung - gắn với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và hệ thống Tháp Chàm hết sức tiêu biểu và phong phú đặc trưng cho nghệ thuật kiến trúc Chăm pa. Bên cạnh đó ở cụm du lịch này cịn một số điểm du lịch hấp dẫn mà hầu như chưa được đầu tư khai thác như thắng cảnh Hầm Hô, thắng cảnh Hồ Núi Một, suối nước khống Hội Vân, hành lang Đơng Tây kề với hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn bảo tồn được ở khu vực. Việc phát triển cụm du lịch này sẽ bổ sung cho hoạt động du lịch ở cụm Quy Nhơn và phụ cận tạo ra sự đa dạng phong phú của du lịch Bình Định. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: Du lịch tham quan các di tích lịch sử; Du lịch tham quan các di tích văn hố nghệ thuật; Du lịch làng nghề; Du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh...; Du lịch lễ hội; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận: bao gồm các danh lam thắng cảnh, bãi
biển đẹp như: Tam Quan, Lộ Diêu, Hà Ra, Phú Thứ, Mũi Rồng, Tân Phụng, Vĩnh Lợi... tại đây còn tập trung các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Bình Định. Ngồi ra cụm này còn là chiến trường xưa, lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển..; Du lịch làng nghề; Du lịch ẩm thực; Vui chơi giải trí; Du lịch tham quan di tích lịch sử; Trung tâm dịch vụ của vùng phía Bắc tỉnh.
Cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn và Đơng Trường Sơn: bao gồm các danh
lam thắng cảnh như hồ Định Bình, hồ thuỷ điện Vĩnh Sơn, di tích khởi nghĩa Tà lốc, Tà Léc, suối nước nóng Vĩnh Quang (Vĩnh Thạnh) gắn với con đường huyền
thoại Đông Trường Sơn cùng một số các cảnh đẹp núi rừng khác. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm là: Du lịch thể thao (bơi, chèo thuyền...), nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Du lịch mạo hiểm, leo núi; Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng; Du lịch tham quan phong cảnh...
Phát triển Trung tâm du lịch bao gồm:
Thành phố Quy Nhơn:
Vai trò của trung tâm du lịch Quy Nhơn là trung tâm du lịch của toàn tỉnh, là thành phố du lịch biển trong hệ thống du lịch Việt Nam. Khoảng cách tới các cụm du lịch khá tương đối thuận lợi, là nơi giao nhau của các khơng gian du lịch chính của tỉnh. Có mối liên hệ thuận lợi bằng đường bộ, đường sắt, đường biển với các tỉnh khác và liên hệ dễ dàng với các khu, điểm du lịch khác trong phạm vi toàn tỉnh.
Chức năng của trung tâm du lịch Quy Nhơn là đầu mối đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch trong tỉnh, là trung tâm dịch vụ du lịch, cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho hệ thống du lịch tồn tỉnh, là trung tâm vui chơi giải trí lớn trong hệ thống du lịch toàn tỉnh, là trung tâm lưu trú và tổ chức một số loại hình du lịch đặc thù như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE ( Hội thảo, hội nghị ..)
Thị xã Tây Sơn:
Vai trò của trung tâm du lịch thị xã Tây Sơn: Là trung tâm du lịch cấp vùng,
quốc gia, là trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử gắn với lịch sử thời kì Tây Sơn hùng tráng. Có mối liên hệ thuận lợi bằng đường bộ với trung tâm du lịch Quy Nhơn và các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên thông qua QL 19. Nằm trong không gian tổng thể các di tích, thắng cảnh nổi tiếng như đền thờ Bùi Thị Xuân, từ đường Võ Văn Dũng, thắng cảnh Hầm Hô, liền kề với hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn bảo tồn được ở khu vực.
Chức năng của trung tâm du lịch Tây Sơn là đầu mối phía Tây Nam đón tiếp
khách du lịch, là trung tâm du lịch văn hóa – lịch sử Tây Sơn trong hệ thống du lịch toàn tỉnh, là trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch của tỉnh và Quốc gia.
phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng khơng có nghĩa là tỉnh phải hy sinh những mục tiêu khác để cho du lịch phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của ngành du lịch chỉ có ý nghĩa khi bảo tồn được các bản sắc văn hóa của người dân bản địa, giúp cộng đồng địa phương tiếp cận các dịch vụ và cơ sở vật chất tốt hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường. Có như vậy thì du lịch phát triển mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững.
Trên đây là những kiến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định trong thời gian tới, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhiều hơn.
5.3. Hạn chế của đề tài
Song song với việc cố gắng và hoàn thiện nghiên cứu một cách tốt nhất thì tác giả vẫn cịn những yếu điểm cần khắc phục, đó là:
Thứ nhất: Do giới hạn về mặt thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, do đó, tác giả
vẫn chưa phân tích hết các cụm ngành tại tỉnh Bình Định để có thể đi đến quyết định lựa chọn cụm ngành đúng đắn nhất.
Thứ hai: Các kiến nghị của tác giả đề xuất vẫn chỉ dừng lại góc độ đề xuất,
chưa phân tích sâu.
Tác giả tin rằng, với những cố gắng và nỗ lực của mình trong việc hồn thành đề tài này, sẽ một phần nào đó đóng góp tích cực vào việc nhìn nhận và đánh giá tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định hiện nay và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Giao thông vận tải (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.