Ưu điểm của tiếp cận nghiên cứu trên dữ liệu bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Ưu điểm của tiếp cận nghiên cứu trên dữ liệu bảng

So với các tiếp cận trên chuỗi thời gian, lợi thế của dữ liệu bảng so với dữ liệu theo chuỗi thời gian và không gian, theo Baltagi (2008):

1. Bởi vì dữ liệu bảng liên hệ đến các cá nhân, các doanh nghiệp, các tiểu bang, các quốc gia,... theo thời gian, nên chắc chắn có tính khơng đồng nhất trong các đơn vị này. Các kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến tính khơng đồng nhất đó một cách rõ ràng bằng cách bao gồm các biến chuyên biệt theo cá nhân, quốc gia.

2. Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho tác giả “dữ liệu chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.”

3. Bằng cách nghiên cứu quan sát lập đi lập lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu sự động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này.

4. Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà tác giả không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy. Có thể là văn hóa, dân số, vị trí địa lý, … các quốc gia. Phương pháp ước lượng trên dữ liệu bảng đo lường và kiểm soát và loại bỏ được tác động này.

5. Dữ liệu bảng làm cho tác giả có thể nghiên cứu các mơ hình hành vi phức tạp hơn. Thí dụ, tác giả có thể xử lý tốt hơn bằng dữ liệu bảng các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mô và thay đổi công nghệ so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian.

6. Bằng cách cung cấp dữ liệu đối với vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể giảm đến mức thấp nhất hiện tượng chệch có thể xảy ra nếu tơi gộp các quốc gia hay các doanh nghiệp theo những biến số có mức tổng hợp cao.

Trường hợp bài tác giả, mơ hình VAR là cách tiếp cận với hệ số hồi quy rất lớn so với các mơ hình hồi quy đơn do hệ phương trình đồng thời này dùng nhiều phương trình và cả độ trễ trong hàm hồi quy. Các tiếp cận trước đây thường sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian với cỡ mẫu không quá lớn hơn nhiều so với số hệ số làm bậc tự do giảm, ảnh hưởng đến tin cậy của kiểm định. Phương pháp trên dữ liệu bảng cho phép tăng nhiều số lượng quan sát.

Hơn nữa, nghiên cứu trên dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng loại trừ tác động riêng biệt của từng quốc gia. Quan sát được các yếu tố nội tại trong từng quốc gia mà dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo khơng quan sát được như văn hóa, vị trí địa lý, chính trị, đặc thù quốc gia, và loại bỏ được các yếu tố sai biệt này trong đo lường mối quan hệ giữa các biến. Do đó, bằng chứng có ý nghĩa thống kê trên dữ liệu bảng

thể hiện xu hướng thống nhất trong quan sát của tất cả các quốc gia trong cỡ mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)