Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1991 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 46)

(Nguồn: Dựa trên tính tốn tác giả từ dữ liệu đã dẫn)

5 Nguồn: Wikipedia 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Sau quyết định cải cách vào cuối năm 1978, kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh. Từ đầu thập niên năm 1980 đến 1996, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng tăng trưởng trên dưới 10% (có năm lên đến 15%), trừ hai năm 1989 và 1990 là thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự kiện Thiên An Môn (1989). Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (1997-98), tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước trong khu vực giảm nhanh nhưng Trung Quốc vẫn duy trì trong khoảng 7-9%.

Trong năm 1993, sản lượng của cải vật chất tăng nhanh và giá cả leo thang, đầu tư bên ngoài ngân sách Nhà nước tăng vọt cùng với sự mở mang kinh tế đã được kích thích từ việc thành lập các đặc khu kinh tế, chúng cũng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế do có dịng chảy lớn của vốn đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế này. Bắc Kinh đã phê chuẩn thêm những cải tổ dài hạn với mục tiêu để cho các thể chế định hướng thị trường có nhiều vai trị hơn đối với nền kinh tế và mục tiêu tăng cường kiểm sốt hệ thống tài chính; các doanh nghiệp quốc doanh sẽ tiếp tục đóng vai trị chủ đạo trong nhiều ngành then chốt, theo một mơ hình được gọi là một nền "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa đã thu hồi các khoản vay đầu cơ, tăng lãi suất và đánh giá lại các dự án đầu tư. Tốc độ tăng trưởng nhờ đó đã được làm dịu lại và tỷ lệ lạm phát giảm từ hơn 17% năm 1995 xuống còn 8% đầu năm 1996. Cuối thập niên 1990, nền kinh tế Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng một phần của cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á, với tốc độ tăng trưởng chính thức 7,8% trong năm 1998, và 7,1% trong năm 1999. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lại tăng tốc một lần nữa trong đầu thế kỷ mới, đạt mức 9,1% năm 2003, 9,5% năm 2004 và 9,8% năm 2005.

Tháng 12 năm 2005, Tổng cục Thống kê Trung Quốcđã hiệu chỉnh tăng GDP danh nghĩa năm 2004 thêm 16,8% hay 2.336,3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 281,9 tỷ USD), khiến cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (vượt

qua Ý với GDP khoảng 2.000 tỷ USD). Đầu năm 2006, Trung Quốc đã chính thức cơng bố nước này là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, tính theo dollar Mỹ, vượt qua Pháp và Anh. Đầu năm 2007, Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới về GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) với tổng giá trị GDP tính theo PPP là 10.000 tỷ USD.

Năm 2008 sự thăng trầm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến kinh tế nhiều nước lớn đặc biệt như Mỹ, châu Âu và nền kinh tế Trung Quốc cũng khơng tránh khỏi tình trạng này. Với nửa đầu năm nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng nhưng từ giữa năm trở lại đây cùng với sự suy thối kinh tế tồn cầu, đồng nhân dân tệ tăng giá so với USD, đằng sau hàng loạt vụ bê bối về các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc khơng đạt tiêu chuẩn an tồn khiến các nước Châu Âu, Mỹ ngừng nhập khẩu gây ảnh hưởng lớn đến khối lượng xuất khẩu hàng hoá của nước này, càng về những tháng cuối năm do giá cả lương thực tăng nên tình trạng cắt giảm chi tiêu của người dân nước này vẫn duy trì khiến thị trường trong nước cũng ảm đạm hơn trước. Ngoài ra trong năm vừa qua Trung Quốc còn phải gánh chịu hai đợt thiên tai nặng nề đó là trận bão tuyết lịch sử hồi đầu năm 2008 gây nhiều thiệt hại cho ngành nông nghiệp nước này, đến giữa năm là trận động đất tại Tứ Xuyên gây nên những tổn thất nặng nề về người và của. Trải qua một năm đầy thăng trầm song tới nay nhà nước này vẫn cố gắng duy trì thúc đẩy nền kinh tế phát triển tiêu biểu là trong ba quý đầu năm 2008 GDP Trung Quốc đạt 20163,1 tỷ nhân dân tệ, tăng 9,9% tốc độ tăng giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2007.

Năm 2009, GDP tăng 8,7% và đạt 33.555 tỉ nhân dân tệ (4.900 tỉ USD), trong đó xuất khẩu trong tháng 12 đã tăng trở lại sau 13 tháng giảm sút và Trung Quốc đã vượt CHLB Đức để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, doanh thu bán lẻ thực tế năm 2009 tăng 16,9% - mức tăng cao nhất kể từ năm 1986, đầu tư vào tài sản cố định tại khu vực thành thị tăng 30,5%, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh. Chỉ tính riêng tháng 12/2009, giá cả hàng tiêu dùng tăng 1,9%, giá

thành sản xuất tăng 1,7%, giá cổ phiếu và nhà nhất tăng cao, gây lo ngại là nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và áp lực lạm phát.

Trong năm 2010, tổng mức tín dụng trong năm 2010 đạt 7.500 tỉ nhân dân tệ, giảm 22% so năm trước, GDP tăng 9,5% và Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, lạm phát tăng 3-3,5%.

Công báo thống kê phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của nước CHND Trung Hoa ngày 22-2-2012 cho thấy, theo tính tốn sơ bộ cả năm GDP đạt 47.156,4 tỉ NDT, tính theo giá có thể so sánh, tăng trưởng 9,2% so với năm trước. Như vậy GDP đã liên tục suy giảm qua bốn quý, quý I tăng trưởng 9,7%; quý II 9,5%; quý III là 9,1% và quý IV là 8,9%

Sự khó khăn đối với nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2012 đi kèm với sự suy giảm trong tăng trưởng GDP khác với dự báo triển vọng đầu năm. Tốc độ tăng trưởng đạt 7,8%, thấp nhất trong vịng 13 năm trở lại. Tình hình kiểm sốt lạm phát tốt, CPI cuối năm 2,6% thấp hơn dự định 4% đề ra ban đầu. Theo thống kê của AsemconnectVietnam - Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng GDP đạt 7,7% trong năm tiếp theo 2013.

Dù GDP vượt Mỹ khi tính theo ngang giá sức mua (PPP) nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn ghi nhận 2014 là năm tăng trưởng chậm nhất . Cụ thể theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ tăng trưởng 7,4% trong năm 2014 - tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990 thời điểm Trung Quốc hứng chịu địn trừng phạt từ quốc tế vì vụ thảm sát tại Thiên An Mơn (1989). Như vậy, Trung Quốc đã khơng đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% của chính phủ cho năm 2014. Trong 2 năm trước đó, kinh tế Trung Quốc đều đã tăng trưởng 7,7%.

Không những vậy, Theo BBC, các báo cáo kinh tế Trung Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đạt tỷ lệ tăng trưởng 6,9% năm 2015, thấp nhất trong 25 năm qua. Tỷ lệ này thấp hơn trơng đợi của chính quyền Bắc Kinh, vốn đặt chỉ tiêu 7% cho cả năm ngoái. Năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc là 7,4%.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện là quan tâm lớn cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới do tầm ảnh hưởng của thị trường 1,3 tỷ dân và nền kinh tế lớn chỉ sau Mỹ.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dung đánh giá, xây dựng các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình ở khung lí thuyết. Chương 3 cũng đưa ra cách đo lường các biến trong mơ hình. Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ q trình phân tích số liệu của các quốc gia trong khu vực Châu á – Thái Bình Dương trong thời gian từ năm 1991 – 2015 với dữ liệu thời gian được mô tả theo quý.

4.1. Phân tích thống kê mơ tả

Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu, trình bày theo dạng mô tả thống kê, nhằm giúp có cái nhìn tồn diện về dữ liệu được sử dụng để đo lường các biến. Quan sát toàn bộ sụ dao động, mức độ sai lệch của dữ liệu sau khi thu thập tính tốn, kết quả trình bày theo bảng thống kê mơ tả trong bảng 4.1 dưới đây. Kết quả chỉ ra phạm vi, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)