Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 32 - 45)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung khu vực Châu Á Thái Bình Dương - là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, chiếm khoảng 40% diện tích lãnh thổ và hơn 41% dân số thế giới. Tăng trưởng của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ giữ ở mức ổn định 5,6 phần trăm trong năm 2015 và giảm nhẹ xuống 5,5 phần trăm trong năm 2016. Khu vực này dự kiến cầu trong nước sẽ tiếp tục định hướng tăng trưởng, nhờ các nguồn thực thu được kích động do giá dầu thế giới sụt giảm và do các điều kiện thuận lợi của thị trường lao động. Các yếu tố này dự kiến sẽ bù đắp ảnh hưởng của các điều kiện tài chính thắt chặt do luồng vốn đảo chiều, một phần là do Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Xuất khẩu rịng khu vực này cũng đóng góp khơng đáng kể cho tăng trưởng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng đã có chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, mức tiêu dùng mạnh đã giúp khu vực này giảm bớt ảnh hưởng không tốt gây ra bởi sự suy yếu của cầu đến từ bên ngoài. Là khu vực với nhiều quốc gia nhập khẩu dầu và tham gia chuỗi cung ứng, Châu Á ở vị thế rất thuận lợi để có thể tận dụng sự suy giảm của giá dầu thế giới cũng như sụ phục hồi đương thời của các nền kinh tế tiên tiến. Tuy nhiên, các biến chuyển kinh tế và tài chính có thể cản trở lợi thế này, và tiếp tục trì hỗn cải tổ cơ cấu sẽ có thể kìm hãm tăng trưởng.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

(Nguồn: Dựa trên tính tốn tác giả từ dữ liệu đã dẫn)

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao hầu như mọi năm so với thế giới, chỉ duy nhất giai đoạn khủng hoảng kinh tế Châu Á Thái Bình Dương bắt đầu từ Thái Lan năm 1997 ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng khu vực này trong năm tiếp theo 1998. So với Hoa Kỳ, nền kinh tế khu vực này cũng có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tăng trưởng nền kinh tế thế giới có xu hướng mức tăng trưởng dao động quanh sự tăng trưởng của Hoa Kỳ. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao hơn tất cả, cao hơn Hoa Kỳ, Thế giới và cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương tính chung.

-4.0% -2.0% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Biểu đồ 2: Tỷ trọng nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

(Nguồn: Dựa trên tính tốn tác giả từ dữ liệu đã dẫn) Theo thời gian từ 1991-2015, nền kinh tế Mỹ mặc dù có giảm xuống về tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên vẫn chiếm trên 20% ở mọi năm. Trung Quốc từ nền kinh tế chỉ chiếm 2.4% vào năm 1991 đã tăng lên đến 11.8% vào năm 2015, chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong đóng góp nền kinh tế thế giới. Đối với các quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương cịn lại khơng tính Trung Quốc, chiếm 18.2% vào năm 1991 đã duy trì đến năm 1997, từ sau khủng hoảng bắt nguồn từ Thái Lan, nền kinh tế các quốc gia khu vực này (khơng tính Trung Quốc) đã bắt đầu giảm dần còn mức 15.8% vào năm 2015.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ trọng nền kinh tế (%)

Mỹ là một cộng hịa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ. Với 9,83 triệu km² và 316 triệu dân, Mỹ là quốc gia lớn thứ 3 về tổng diện tích và thứ 3 về dân số trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Mỹ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị thực tế, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2015 là trên 18,1 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương. GDP bình quân đầu người của Mỹ là 56.421 đô la, đứng hạng 5 thế giới theo giá trị thực và hạng 10 theo sức mua tương đương. Từ một tiểu bang nhỏ, đến cuối thế kỷ 19, Mỹ đã mở rộng đến Thái Bình Dương, và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đệ nhị Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường toàn cầu của Mỹ, là quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân, và là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.4

Biểu đồ 3: Tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong giai đoạn 1991 – 2015.

(Nguồn: Dựa trên tính tốn tác giả từ dữ liệu đã dẫn) Thập kỷ 1990 đưa đến một vị tổng thống mới, Bill Clinton (1993-2001). Là một người Dân chủ ôn hòa và thận trọng, Clinton đưa ra một số chủ trương giống như những người tiền nhiệm của ông. Dù Clinton đã cắt giảm quy mô bộ máy làm việc của liên bang, chính phủ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc gia. Hầu hết những sáng kiến quan trọng trong thời Chính sách mới và rất nhiều chương trình của giai đoạn Xã hội vĩ đại vẫn được duy trì. Và hệ thống Dự trữ liên bang tiếp tục điều tiết nhịp độ chung của hoạt động kinh tế, với sự cảnh giác cao độ trước bất kỳ dấu hiệu mới nào của lạm phát.

Đồng thời, trong suốt những năm 1990, nền kinh tế vận hành ngày càng lành mạnh. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối thập kỷ 1980, các cơ hội buôn bán mở ra rất lớn. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và lợi nhuận của các tập đoàn cũng tăng mạnh. Cùng với lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp, những khoản lợi nhuận lớn được đưa vào thị trường chứng khoán đang dấy lên sơi động; chỉ số bình qn cơng nghiệp Dow Jones chỉ ở mức 1.000 điểm

-4.0% -3.0% -2.0% -1.0% 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

vào cuối thập kỷ 1970 thì năm 1999 đã lên đến 11.000 điểm, góp phần đáng kể vào sự giàu có của nhiều người Mỹ - tuy khơng phải là tất cả.

Sau khi đạt tới đỉnh cao với 290 tỷ USD vào năm 1992, ngân sách liên bang liên tục thu hẹp lại do tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập từ thuế. Năm 1998, chính phủ cơng bố thặng dư ngân sách lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, mặc dù một khoản nợ khổng lồ - chủ yếu dưới dạng các khoản thanh toán trong tương lai của chương trình An sinh xã hội dành cho thế hệ sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số - vẫn cịn đó. Các nhà kinh tế, ngạc nhiên trước sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế nhanh và lạm phát thấp kéo dài, đã tranh luận về việc liệu nước Mỹ có một “nền kinh tế mới” có khả năng duy trì được tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn so với khả năng có thể dựa vào kinh nghiệm của 40 năm trước hay không.

Tuy vậy, người Mỹ đã khơi phục được lịng tin khi kết thúc thập kỷ 1990. Đến cuối năm 1999, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục tính từ tháng Ba 1991, đây là thời kỳ phát triển kinh tế trong thời bình dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tháng Mười một 1999, tổng số người thất nghiệp chỉ chiếm 4,1% lực lượng lao động, một tỷ lệ thấp nhất trong gần 30 năm qua. Và giá cả hàng hóa tiêu dùng, chỉ tăng 1,6% trong năm 1998 (tỷ lệ tăng thấp nhất ngoại trừ một năm kể từ 1964), chỉ tăng lên chút ít trong năm 1999 (2,4% tính đến tháng Mười).

Bước qua kỷ nguyên mới, sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp.

Trong nửa cuối năm 2003, kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,1%, mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại. Hàng loạt các chỉ số như cạnh tranh, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng… tại Mỹ đã được cải thiện. Chỉ số lạm phát dừng lại ở 1,6% (năm 2002 là 1,7), trong tầm kiểm sốt của Chính phủ.

Năm 2004, kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng cao, khoảng từ 4,2% (theo niesr), đến 4,4%, (theo OECD, Oxford Economics). Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt mức 5,1% trong năm 2004, con số khá cao trong vòng 30 năm qua, và các nhà phân tích đã dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ hơi chậm lại trong năm 2005. Tuy nhiên, IMF lại dự báo kinh tế toàn cầu tăng 4,3% trong 2 năm 2005-2006. Kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng tương đối mặc dù nước này chịu ảnh hưởng của giá dầu tăng cao và thiên tai như các cơn bão Katrina, Rita… Theo phân tích, nền kinh tế Mỹ đã tăng khoảng 3,8%.

Giai đoạn 2007-2009, đối với Mỹ cuộc khủng hoảng đã đưa nước Mỹ bước vào thời kì tồi tệ nhất trong lịch sử từ sau cuộc đại suy thoái thập niên 1930. Hàng loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới như Lehman, Merrill Lynch tuyên bố phá sản hoặc bị bán rẻ cho nước ngồi. Năm 2008, Mỹ nợ 10000 tỷ đơ-la, một món nợ lứn nhất mà chưa quốc gia nào có. Năm 2009, kinh tế mỹ tăng trưởng âm 2,4%, thấp nhất từ 1946. Tỉ lệ thất nghiệp tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tiêu dùng của các hộ gia đình giảm làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Hàng hóa ế thừa, mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, dẫn đến lạm phát cao.

Bước qua năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế số 1 thế giới tăng 2,9%, trái với mức sụt giảm 2,6% trong năm 2009 và mức 0% của năm 2008, đồng thời là mức tăng trưởng mạnh nhất từ sau năm 2005, khi đó GDP tăng 3,1%. Tính cả năm 2011, kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,7%, thấp hơn nhiều so với con số của năm 2010.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, GDP của nước này trong quý 4/2012 tăng trưởng -0,1%. Đây là quý đầu tiên GDP của Mỹ tăng trưởng âm kể từ mức tăng trưởng -2,8% trong quý 2/2009 do hậu quả của cuộc đại khủng hoảng 2007- 2009. Tốc độ tăng trưởng âm trong quý 4/2012 là sự sụt giảm rất đáng kể so với tỷ

lệ tăng trưởng 3,1% trong quý 3, 1,3% trong quý 2 và 2% trong quý 1 của năm 2012 và là một bất ngờ so với mức dự báo 1,2% của nhiều chuyên gia kinh tế.Tính chung cả năm 2012, tốc độ tăng GDP của Mỹ đạt 2,2%.

Năm 2013 kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2% hoặc thấp hơn trong năm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao. Qua 2014, Nền kinh tế Mỹ được coi là điểm sáng, có nhiều dấu hiệu tích cực, nhất là vào quý III và quý IV. Mức tăng trưởng cả năm đạt khoảng 3,5%, FED đã rút tồn bộ gói QE (Nới lỏng định lượng) khỏi thị trường. Theo thống kê cho thấy, số lượng người Mỹ đăng ký hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp liên tục giảm; tốc độ tăng trưởng GDP hai quý liên tiếp của năm 2014 đạt mức cao.

Vừa năm 2015, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong quý vừa qua, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế nước này đạt 3,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,6% trong quý I/2015. Nguyên nhân chính khiến GDP của Mỹ tăng mạnh hơn trong quý II là chi tiêu của người tiêu dùng, yếu tố đóng góp 2/3 vào guồng máy hoạt động của nền kinh tế, tăng 3,1% so với mức tăng 2,9% đưa ra hồi tháng trước. Dù vậy, trong quý IV/2015 nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 0,7%, sau các mức tăng lần lượt 2% của quý III/2015 và 3,9% trong quý II/2015, khiến GDP trong cả năm 2015 chỉ tăng 2,4%, tương đương mức tăng của năm 2014.

Xu hướng giảm tốc của kinh tế Mỹ ở quý cuối cùng của năm 2015 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và sự biến động mạnh trên các thị trường tài chính tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh cũng như chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ.

Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,35 tỷ người. Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu. Trong hầu hết thời gian trong hai nghìn năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thối. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Năm 2013, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai theo tổng GDP danh nghĩa và sức mua tương đương (PPP), và cũng là quốc gia xuất và nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc khu vực châu Á và được một số nhà kinh tế học xem là một siêu cường tiềm năng.5

Biểu đồ 4: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1991 – 2015.

(Nguồn: Dựa trên tính tốn tác giả từ dữ liệu đã dẫn)

5 Nguồn: Wikipedia 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Sau quyết định cải cách vào cuối năm 1978, kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh. Từ đầu thập niên năm 1980 đến 1996, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng tăng trưởng trên dưới 10% (có năm lên đến 15%), trừ hai năm 1989 và 1990 là thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự kiện Thiên An Mơn (1989). Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (1997-98), tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước trong khu vực giảm nhanh nhưng Trung Quốc vẫn duy trì trong khoảng 7-9%.

Trong năm 1993, sản lượng của cải vật chất tăng nhanh và giá cả leo thang, đầu tư bên ngoài ngân sách Nhà nước tăng vọt cùng với sự mở mang kinh tế đã được kích thích từ việc thành lập các đặc khu kinh tế, chúng cũng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế do có dịng chảy lớn của vốn đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế này. Bắc Kinh đã phê chuẩn thêm những cải tổ dài hạn với mục tiêu để cho các thể chế định hướng thị trường có nhiều vai trị hơn đối với nền kinh tế và mục tiêu tăng cường kiểm sốt hệ thống tài chính; các doanh nghiệp quốc doanh sẽ tiếp tục đóng vai trị chủ đạo trong nhiều ngành then chốt, theo một mơ hình được gọi là một nền "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa đã thu hồi các khoản vay đầu cơ, tăng lãi suất và đánh giá lại các dự án đầu tư. Tốc độ tăng trưởng nhờ đó đã được làm dịu lại và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)