Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu tiến hành chạy định lượng dựa trên 7 quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm: Úc, Hồng Kong, Nhật, New Zealand, Philipins, Singapor, Malaysia. Đây là tồn bộ các quốc gia có đầy đủ dữ liệu các biến trong giai đoạn nghiên cứu được tác giả lọc từ danh sách các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương theo tiêu chuẩn phân vùng Ngân hàng thế giới Worldbank.3

Các chỉ số vĩ mô như GDP, lạm phát (INF), lãi suất (T-BILL), tỷ giá thực (REX), Chỉ số giá thể giới (WCI), GDPi (i: Mỹ US, Trung Quốc China) được lấy từ dữ liệu của IMF, Ngân hàng ANZ từ 1991-2015. Chuỗi dữ liệu được lựa chọn theo

3 Nguồn: https://datahelpdesk.worldbank.org/knowledgebase/articles/906519-world-bank-country-and- lending-groups

quý nhằm tối đa hóa số lượng quan sát nhằm tăng độ tin cậy của phân tích định lượng dữ liệu.

Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn dữ liệu:

Biến Nguồn dữ liệu

GDP thực Quỹ tiền tệ thế giới - IMF

Lạm phát CPI Quỹ tiền tệ thế giới - IMF

Lãi suất dài hạn T-bill Quỹ tiền tệ thế giới - IMF

Tỷ giá thực Quỹ tiền tệ thế giới - IMF

Chỉ số giá thế giới WCI Ngân hàng ANZ

GDP thực Mỹ Quỹ tiền tệ thế giới - IMF

GDP thực Trung Quốc Quỹ tiền tệ thế giới - IMF

Ghi chú: Các chuỗi dữ liệu trên đều là các chuỗi dữ liệu thứ cấp được tải từ nguồn dữ liệu đã được Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng ANZ tính tốn sẵn. Về biến thế giới và biến khu vực: WCI đại diện cho giá cả hàng hóa thế giới. GDP US thể hiện sản lượng đầu ra của một nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP China thể hiện sản lượng đầu ra của một nền kinh tế lớn nhất trong khu vực.

Về biến nội địa: GDP China thể hiện sản lượng đầu ra của các quốc gia trong khu vực nghiên cứu. Lạm phát thể hiện giá cả của thị trường và thông qua chỉ số CPI, Tbill đại diện cho lãi suất và chính sách tiền tệ của các quốc gia. Tỷ giá hối đoái thể hiện giá thương mại giữa các quốc gia.

Đồng thời, việc sử dụng các biến đại diện trên cũng được tác giả tham khảo từ bài nghiên cứu của Denise R. Osborn, Tugrul Vehbi (2015)

Như vậy, nhìn chung các nhóm biến trên đã phản ánh khá rõ rét các thông tin về nền kinh tế thế giới và nền kinh tế nội địa khu vực nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 30 - 32)