Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 73 - 74)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.2. Gợi ý chính sách

Từ kết quả của bài nghiên cứu và một số các nghiên cứu khác trên thế giới, tác giả đề xuất một số biện pháp để từng bước tăng cường hiệu quả trong q trình điều hành chính sách vĩ mơ của các quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhỏ như sau:

Thứ nhất, việc điều hành vĩ mơ của chính phủ phải hướng tới mục tiêu phát triển quốc gia. Các cú sốc từ Mỹ ảnh hưởng lớn hơn nên cần phản ứng kịp thời với các cú sốc này. Điều này không đồng nghĩa là không chú ý đến ảnh hưởng của cú sốc từ Trung Quốc. Việc hoạch định chính sách cần chú trọng cả hai quốc gia.

tiền tệ quốc gia, vấn đề nổi lên mà chính sách lãi suất cần hướng tới nhiều hơn, đó là áp lực lạm phát gắn với hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ, theo đó, chính sách này phải giải quyết được những mối quan hệ ràng buộc và bất cập hiện nay trên thị trường tiền tệ, nhưng đồng thời cùng với các cơng cụ chính sách khác thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển. Do vậy, tự do hóa lãi suất là mục tiêu cần hướng tới để đảm bảo sự vận hành của thị trường về cơ bản tuân theo qui luật cung cầu, phân bổ nguồn vốn hợp lý.

Thứ ba, các quốc gia nghiên cứu vừa phải coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện, vừa phải tăng cường hơn nữa ngoại giao đa phương, đồng thời cố gắng tìm mọi cách tạo lập, củng cố và nâng cao vai trị, vị thế của mình trong các quan hệ song phương khác, trong các tổ chức hợp tác, liên kết quốc tế lớn nhỏ, trước hết là trong nội bộ khu vực. Một tổ chức kinh tế vững mạnh, liên kết chặt chẽ chắc chắn sẽ trở thành một cực quan trọng trong trật tự đa cực đang hình thành và sẽ được xác lập trong tương lai. Điều này có lợi cho cả các quốc gia xuất khẩu nhỏ lẫn khu vực trong quan hệ với hai đầu tàu kinh tế thế giới.

Cuối cùng, việc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ mơ hình xuất khẩu, từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực chi phí rẻ và chất lượng thấp sang các nhân tố như khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ năng quản lý hiện đại, dựa trên khai thác các lợi thế so sánh. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ trung bình và cao, có giá trị gia tăng và kim ngạch lớn, đẩy mạnh tăng trưởng. Xây dựng chính sách khuyến khích xuất khẩu chuyên biệt đối với từng nhóm hàng mục tiêu, những nhóm hàng có đóng góp quan trọng đối với phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương (Trang 73 - 74)