Kiến nghị giải pháp, chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ TĐC đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.2 Kiến nghị giải pháp, chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ TĐC đồng

đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì theo hƣớng bền vững

Từ kết quả số liệu về thực trạng sinh kế ngƣời dân TĐC cho thấy, mặc dù nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trong nhiều năm qua, xong tỉ lệ HGĐ rơi vào diện nghèo cịn rất cao. Do đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế theo hƣớng bền vững cho các hộ dân TĐC đồng bào Ba Na nhƣ sau:

Giải pháp 1: Mở rộng quỹ đất sản xuất, cấp đất bổ sung và quản lý đất sản xuất.

Đây là giải pháp mang tính lâu dài, nhân tố quan trọng nhất để đem lại sinh kế bền vững cho các hộ gia đình TĐC chủ yếu làm thuần về NN. Qua khảo sát, rà sốt quỹ đất có thể sản xuất đƣợc thuộc địa giới hành chính xã Vĩnh Thuận hiện có hai khu: 1. Khu nơng trƣờng Thủ Thủy nằm trên bình ngun vùng cao phía Tây xã giáp ranh với huyện An Khê, tỉnh Gia Lai24. 2. Khu thƣợng nguồn Suối Xem – Định

24 Có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, diện tích khoảng 215ha, cách khu TĐC theo đƣờng rừng núi khoảng 7km (đƣờng đi lại có độ dốc lớn, đã làm đƣờng bê tơng khoảng 1,5 km, cịn lại 5,5km sử dụng đƣờng mịn), hiện do Cơng ty TNHH lâm nghiệp huyện Vĩnh Thạnh đang quản lý sản xuất (trồng chè

Nhì25. Cả hai khu đều cần nguồn kinh phí đầu tƣ tƣơng đối lớn26, nhƣng ƣu điểm của khu 1 so với khu 2 là diện tích lớn hơn nhiều và khơng tác động đến rừng đầu nguồn. Do vậy, trƣớc mắt cũng nhƣ dài hạn nên chọn khu 1 để đầu tƣ theo phân kỳ là hợp lý nhất. Khi có đƣợc quỹ đất, nên cân đối cấp đất bổ sung cho các HGĐ theo hƣớng ƣu tiên cho các nhân khẩu chƣa có đất, hoặc cịn thiếu đất so với định mức chung. Phần đất còn thừa để dành cho dự phòng vẫn đƣa vào sản xuất bằng hình thức giao tạm hoặc đấu gía quyền sử dụng đất theo niên hạn để cho những hộ có năng lực và nhu cầu thật sự có điều kiện cải thiện sinh kế nhanh hơn. Mặt khác, phải thƣờng xuyên vận động, tuyên truyền, kịp thời hỗ trợ và ngăn chặn tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất khơng hợp lý hoặc cho thuê, sang nhƣợng quyền sử dụng đất đối với HGĐ.

Giải pháp 2: Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và lựa chọn hình thức canh tác phù hợp.

Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt bằng cách xây dựng mơ hình sản xuất tại chỗ cho từng loại đất và cây trồng cho hiệu quả cao. Sau đó tập huấn, hƣớng dẫn kinh nghiệm thực hiện tại thực tế với cách thức dễ hình dung, dễ hiểu và dễ áp dụng vào quá trình sản xuất, và lựa chọn mơ hình để nhân rộng theo hƣớng lan tỏa dần từ HGĐ có uy tín, kinh nghiệm và cho kết quả sản xuất tốt sang các hộ còn lại.

Từng bƣớc chuyển đổi hình thức canh tác truyền thống sang các hình thức canh tác khác phù hợp và có hiệu quả hơn, ví dụ nhƣ: Đất trồng lúa nƣớc cần tăng cƣờng thâm canh sâu; Đất màu (soi nà) kết hợp cả 2 hình thức canh tác là thâm canh và luân canh; Đất nƣơng rẫy (đồi, núi) sử dụng cả 3 hình thức canh tác là luân canh, xen canh và bỏ hóa.

và cà phê) một phần diện tích khoảng 170ha, phần còn lại khoảng 45ha do các hộ dân ở huyện An Khê xâm canh. Để sản xuất đƣợc cần phải làm đƣờng và đền bù thu hồi đất.

25 Cách khu TĐC khoảng 5 – 8km, có một số điểm thung lũng dọc suối với tổng diện tích khoảng 30ha, đất tốt, địa hình thuận lợi cho sản xuất, rừng nghèo có thể khai hoang chuyển đổi thành đất sản xuất. Để sản xuất đƣợc cần phải làm đƣờng và khai hoang cải tạo đất.

26 Do đó, khả năng nguồn lực của huyện, xã khó có thể thực hiện đƣợc, nên cần phải sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ trung ƣơng hoặc tỉnh qua các chƣơng trình, dự án nhƣ: chƣơng trình 30a, chƣơng trình hỗ trợ các huyện miền núi giáp ranh các tỉnh Tây nguyên của Chính phủ, hoặc lập dự án đầu tƣ độc lập…

Giải pháp 3: Ưu tiên đầu tư phát triển và nhân rộng cho một số loại cây trồng và đàn vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Nghiên cứu lựa chọn một số loại cây trồng có chi phí đầu tƣ nhỏ, kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ tiêu thụ, ít gặp rủi ro về giá cả, nhƣng lại có giá trị kinh tế cao, nhƣ: bí đỏ, keo lai, cỏ tây (để làm thức ăn cho bò tại chỗ)…

Tập trung hỗ trợ để các HGĐ đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay đầu tƣ phát triển đàn bò lai bán thịt, nhằm tận dụng nguồn thức ăn có tại chỗ và thời gian nơng nhàn của nhiều HGĐ, nhƣng tạo ra giá trị tích lũy cao. Qua khảo sát cho thấy nhiều HGĐ giảm nghèo nhanh và bền vững là nhờ vào nguồn tài chính thu đƣợc từ ni bị lai bán thịt.

Giải pháp 4: Đầu tư thêm về hạ tầng thủy lợi nhỏ

Đầu tƣ thêm một số cơng trình thủy lợi nhỏ, nhƣ: đập dâng, giếng nƣớc để tận dụng triệt để nguồn nƣớc có đƣợc trong khu vực; tăng cƣờng quản lý nguồn nƣớc, sử dụng phƣơng pháp tƣới tiết kiệm để mở rộng diện tích đảm bảo tƣới, góp phần thâm canh, tăng năng suất và sản lƣợng cây trồng.

Giải pháp 5: Đổi mới một số chính sách hỗ trợ

Từng bƣớc chuyển dần hình thức hỗ trợ: Từ trực tiếp cho từng hộ sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ và từ dạng cấp, cho khơng sang hỗ trợ cho vay lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản, thời gian dài hạn, để đầu tƣ sản xuất. Nhằm tăng cƣờng sự tham gia và giám sát của cộng đồng, khắc phục hiện tƣợng đang diễn ra đối với một số HGĐ trong cộng đồng khu TĐC, đó là: lƣời biếng, ỷ lại, không chịu lao động, khơng muốn vƣơn lên thốt nghèo mà chỉ chờ đợi vào sự hỗ trợ của các tổ chức hoặc nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 57 - 59)