Nội dung phỏng vấn chính quyền, chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 69 - 71)

(Thực hiện nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân trong khảo sát thực tế, tên của các đối tƣợng phỏng vấn đều đƣợc không cung cấp trực tiếp trong phụ lục)

1. Ơng N.H.X (Trƣởng phịng) -Phịng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Thạnh.

Thời gian phỏng vấn: 10h30 – 11h30 ngày 8/6/2016 tại Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Thạnh.

Theo Ơng nguồn thu chính của đồng bào Ba Na là từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất cây trồng, sản lƣợng thu hoạch đƣợc rất thấp. Đây là tình trạng chung, khơng chỉ các hộ đồng bào Ba Na tại khu TĐC mà cả trên địa bàn huyện. Nguyên nhân rõ nhất là do thói quen và kinh nghiệm trong canh tác. Khi gieo trồng họ thƣờng phó mặc cho thiên nhiên, việc chăm sóc nhƣ: làm cỏ, bón phân, phun thuốc …thƣờng không kịp thời và không đạt yêu cầu. Thậm chí nguồn nƣớc tƣới vốn không dồi dào, nhƣng họ vẫn không sử dụng tiết kiệm, xả chảy tràn lan đến khi thiếu nƣớc gây hạn hán, thì báo cáo lên chính quyền đề nghị hỗ trợ thiệt hại. Việc cứ dựa vào thế đất tự nhiên có sẵn, thâm canh kém và lựa chọn giống cây trồng chƣa phù hợp đã làm cho độ màu mỡ của đất suy giảm rất nhanh. Mặc dù, năm nào cũng tổ chức tập huấn hƣớng dẫn quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng có thế mạnh tại địa phƣơng; Hƣớng dẫn và vận động sử dụng nƣớc tiết kiệm; Định hƣớng loại cây trồng và hỗ trợ giống rất nhiều, nhƣng sự chuyển biến thay đổi rất chậm chạp.

2. Ông Đ.S (ngƣời Ba Na) – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận.

Thời gian phỏng vấn: 10h00 - 11h15 ngày 7/6/2016 tại UBND xã Vĩnh Thuận. Ông cho rằng việc phải di dời TĐC là vì lợi ích chung, ngƣời dân phải chấp hành chứ không hề mong muốn chút nào, khi về khu TĐC nhà nƣớc đã đầu tƣ CSHT và PLCC tốt hơn nhiều so với nơi ở cũ, nhà cữa cơ bản ổn định, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân. Tuy nhiên, đời sống của ngƣời dân vẫn cịn rất nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỉ lệ rất cao. Mặc dù nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để giúp các HGĐ vƣơn lên thoát nghèo, nhƣng hiệu

quả đem lại cịn thấp. Theo ơng vấn đề cải thiện cuộc sống của ngƣời dân tại khu TĐC thời gian qua vẫn chƣa đạt kết quả mong muốn là do một số nguyên nhân: 1. Thiếu đất sản xuất, chất lƣợng đất một số vị trí xấu, bạc màu. 2. Nhiều HGĐ chƣa quen và thiếu kinh nghiệm với hình thức canh tác cố định một chỗ. 3. Nguồn nƣớc tƣới bị thiếu, thƣờng xuyên xảy ra hạn hán. 4. Nguồn sản phẩm săn bắt, hái lƣợm từ rừng cạn kiệt, thƣa thớt. 5. Nghề nghiệp hạn chế không tìm đƣợc cơng việc làm thêm, chƣa tận dụng đƣợc hết thời gian nhàn rỗi. 6. Một số HGĐ lƣời biếng, ỷ lại, không tiết kiệm khi có tiền tiêu xài hết, khi khó khăn chờ nhà nƣớc hỗ trợ cứu đói. 7. Mức vốn cho vay ít, lãi xuất cịn cao, thủ cịn rƣờm rà chờ đợi lâu.

Theo Ông để cải thiện cuộc sống của ngƣời dân đƣợc ổn định và tốt lên, nhà nƣớc cần phải thực hiện một số chính sách: 1. Khai hoang cải tạo cấp đất bổ sung thêm cho dân. 2. Đầu tƣ thêm cơng trình thủy lợi để đảm tƣới ổn định và nhiều diện tích hơn. 3. Tạo điều kiện để đƣợc vay vốn đầu tƣ sản xuất thuận lợi, dễ dàng hơn. Trƣớc mắt là nuôi bị lai, trồng rừng, trồng dƣa hấu và bí đỏ. 4. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho các hộ nghèo nhƣ thời gian qua.

3. Ông Đ.P (ngƣời Ba Na) – Bí thƣ, Chủ tịch HĐND xã Vĩnh Thuận.

Thời gian phỏng vấn: 9h00-10h30 ngày 07/7/2016 tại UBND xã Vĩnh Thuận. Theo Ơng tình trạng tảo hơn vẫn thƣờng xun xảy ra trong cộng đồng ngƣời Ba Na từ lâu, dƣới nhiều dạng khác nhau, chiếm tỉ lệ thấp trong cộng đồng. Những năm gần đây chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể đã đến từng làng, HGĐ để tuyên truyền, vận động nên cũng đã giảm nhiều cả về số lƣợng lẫn hậu quả diễn ra. Đối với đồng bào Ba Na TĐC tại khu TĐC Suối Xem - Định Nhì nạn “ Tảo hơn” chủ yếu do nguyên nhân: Yêu nhau sớm, gia đình không can ngăn, rồi quan hệ sớm trƣớc tuổi gây hậu quả buộc gia đình phải chấp nhận. Trƣớc đây khi ở làng cũ để đƣợc làng chấp thuận, gia đình phải chịu phạt theo phán quyết của Già làng bằng hiện vật (bò, heo, gà…. ) để cúng tế giải hạn theo tập tục của làng. Những năm gần đây, nhất là từ khi về khu TĐC, việc phạt và nộp phạt theo tập tục khơng cịn diễn ra. Tuy nhiên, về phía chính quyền, hội, đồn thể thƣờng có nhiều hoạt động theo hƣớng phân tích, tun truyền việc làm trái pháp luật, khơng có lợi cho sức khỏe,

giống nịi,… và sẽ khơng đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ trong thời gian đầu. Chủ yếu nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế dần các trƣờng hợp tƣơng tự tái diễn.

Các vấn đề về tập tục nhƣ cƣới hỏi, đám ma, cúng bỏ mả theo Ông đã diễn ra theo hƣớng đơn giản, tiết kiệm hơn cả về thời gian lẫn chi phí so với trƣớc đây. Về quy mơ diễn ra thì tùy thuộc vào khả năng điều kiện của từng HGĐ.

4. Ơng L.V.D (ngƣời Kinh) – Ngun Bí thƣ huyện ủy Vĩnh Thạnh.

Thời gian phỏng vấn: 19h00 - 21h00 ngày 07/7/2016 tại nhà riêng ở huyện Vĩnh Thạnh.

Theo Ông đồng bào Ba Na ở Vĩnh Thạnh họ quen sống dọc theo sông, suối gần rừng núi để săn bắn, hái lƣợm và phát rừng làm nƣơng rẫy với hình thức canh tác du canh dựa vào tự nhiên là chính. Những năm gần đây diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhà nƣớc quản lý rừng ngày càng chặt hơn đã buộc họ phải thay đổi dần tập quán sinh hoạt và sản xuất của họ. Do đó, họ phải đối diện với những khó khăn nhất định về sinh kế. Đối với các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì theo ơng càng khó khăn gấp bội, vì phải thay đổi cả nơi ở và môi trƣờng sống đã tồn tại bao đời của họ. Mặt khác, những vùng đất có diện tích rộng và chất lƣợng đất tốt khơng cịn, nên việc TĐC với số lƣợng nhiều hộ, chắc chắn sẽ để lại hậu quả khó khăn về sinh kế trong thời gian dài nếu nhƣ chính quyền khơng đầu tƣ, hỗ trợ tƣơng xứng và hợp lý. Ngƣợc lại, điều mà Ơng thấy trăn trở nhất cũng chính từ việc ban hành và thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS vơ tình đã tạo ra ý thức đối với khơng ít HGĐ, đó là: ỷ lại, lƣời biếng, trông chờ….Vốn không là bản chất của đồng bào Ba Na. Ơng thở dài và nói rằng, sinh kế tại khu TĐC đã tốt hơn so với trƣớc đây nhiều, xong bền vững thì chỉ dành cho những HGĐ biết tiết kiệm, siêng năng và có ý thức nỗ lực vƣơn lên làm giàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 69 - 71)