Vùng đất tái định cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 35)

Nguồn: Tác giả, tự chụp tại thực địa Về tài nguyên đất và nước, Khi chuyển về khu TĐC việc phân chia đất ở và

đất sản xuất dựa vào tổng diện tích đất ở và đất sản xuất của từng điểm trong khu TĐC, để định hƣớng cho các điểm Làng9 có quy mơ số hộ gia đình TĐC phù hợp. Việc định hƣớng này đã giải quyết cơ bản về điều kiện thuận cƣ, thuận canh cho các HGĐ tại từng điểm Làng, nhƣng đất sản xuất chia cho từng HGĐ có sự chênh lệch nhau cả về diện tích lẫn chủng loại đất so với từng điểm Làng. Theo quy định mỗi hộ TĐC đƣợc giao diện tích đất ở 1.000m2 (riêng khu trung tâm cụm xã 400m2), đối với đất sản xuất tối thiểu 1- 2 ha đất các loại tùy theo quy mô HGĐ, riêng đối với đất ruộng lúa nƣớc 250m2 nhân khẩu. Tuy nhiên, qua quan sát cho thấy quy mơ đất sản xuất của từng HGĐ và bình qn trên đầu ngƣời có nhiều biến động so với quy định ban đầu, có 21/35 hộ chiếm tỉ lệ 60% giảm đi, và đối với các HGĐ mới thành lập sau TĐC có sự khác biệt bất lợi rõ hơn cả. Nguyên nhân chủ yếu: 1. Do tăng dân số. 2. Tách hộ theo nhu cầu phát triển tự nhiên. 3. Quỹ đất sản xuất dự

9 Theo phong tục của đồng bào Ba Na ở đây họ sống theo cộng đồng từng Làng, nên khi TĐC họ cũng chuyển theo Làng.

phịng q ít khơng đủ để giao bổ sung. 4. Có hiện tƣợng sang nhƣợng, cho thuê đất sản xuất giữa các hộ TĐC và ngƣời dân bên ngoài vào xâm canh10

.

Hộp 4.1: Thực trạng cuộc sống của hộ TĐC do thiếu đất sản xuất

Anh Đinh Trinh sinh năm 1990, tại Làng L7 thuộc khu TĐC. Anh lấy vợ vào năm 2012, vợ sinh năm 1993, có con năm 2013. Năm 2014 vợ chồng anh xin cha mẹ tách hộ ra sống riêng, chính quyền địa phƣơng cấp cho anh 500m2 đất ở và 2.000m2 đất sản xuất thuộc loại đất rẫy, bạc màu, khơng có nƣớc tƣới, chỉ gieo trồng đƣợc vào mùa mƣa với một số cây ngắn ngày, cho năng xuất thấp, thu nhập chỉ đủ trang trải qua ngày, nguồn lƣơng thực chính (gạo) phải dựa vào sự hỗ trợ thƣờng xuyên của nhà nƣớc. Vào mùa khô vợ chồng anh khơng biết phải làm gì, vợ ở nhà chăm con, còn anh đi làm th cuốc cỏ mía, mì cho các gia đình ngƣời Kinh để lấy tiền cơng, thời gian cịn lại anh vào rừng để tìm kiếm khai thác các sản phẩm từ rừng về sử dụng hoặc bán. Nhiều lúc quá khó khăn anh cùng một số ngƣời khác khai thác gỗ lậu để bán cho ngƣời Kinh.

Nguồn: Tác giả ghi nhận từ điều tra khảo sát

Vấn đề thiếu đất sản xuất đã gây bức xúc cho nhiều hộ TĐC, tuy nhiên trong phạm vi lân cận thuộc địa giới hành chính của xã những vùng đất có thể khai hoang cải tạo thành đất sản xuất, là diện tích rừng đầu nguồn cịn lại q ít ỏi của các con suối cần phải bảo vệ để giữ nguồn nƣớc và môi trƣờng khu vực. Do vậy, để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cách duy nhất là tìm quỹ đất cách xa khu dân cƣ hơn, vấn đề này đã đƣợc ngƣời dân nhiều lần đề nghị trong những năm gần đây, chính quyền địa phƣơng ghi nhận, xong vẫn chƣa giải quyết vì chờ xin chủ trƣơng và kinh phí. Mặc khác, qua phỏng vấn cho thấy trong khi chờ đợi cấp đất bổ sung tại khu TĐC, một số HGĐ đã trở lại các vùng đất rẫy cũ trƣớc đây không bị ngập nƣớc để khai hoang canh tác.

10

Hình 4.6: Tình trạng đất sản xuất của các hộ gia đình TĐC

Địa thế đất Tình trạng đất Tình trạng nước tưới

Nguồn: Tổng hợp, tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát

Địa thế đất sản xuất tại khu TĐC mang tính đa dạng, có tỉ lệ phân bố hợp lý, phù hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau, đối với đất dốc thƣờng trồng rừng thƣơng mại (keo, bạch đàn…). Những năm gần đây chính quyền khơng cho trồng các loại cây này dọc theo mép suối, vì gây nên hiện tƣợng cắt đứt dòng thấm làm mất nguồn nƣớc ngầm, đối với đất đồi có độ dốc vừa phải thƣờng trồng các cây dài ngày (chuối, đào lộn hột, thơm…), đất bằng đƣợc trồng lúa và các loại cây trồng cạn, cây công nghiệp ngắn ngày tùy thuộc vào loại đất và nguồn nƣớc tƣới.

Nguồn nƣớc ở đây đƣợc sử dụng chủ yếu nguồn nƣớc mặt, từ hệ thống cơng trình thủy lợi hồ Tà Niêng11

và các suối tự nhiên hiện có. Những năm có lƣợng mƣa tƣơng đối nhiều và phân bố đều trong năm, nguồn nƣớc về cơ bản đáp ứng đủ tƣới 2 vụ cho diện tích đất trồng lúa nƣớc (29ha) và phần lớn diện tích đất soi trồng cây trồng cạn. Tuy nhiên, những năm gần đây do thời tiết bất lợi, nguồn nƣớc chỉ đủ tƣới 1 vụ (Đông Xuân) cho diện tích đất trồng lúa nƣớc và một phần nhỏ diện tích đất màu ven suối, những tháng cịn lại phần lớn diện tích đất lúa phải bỏ trắng. Vì thói quen của họ sản xuất độc canh cây lúa, nên thiếu sự chuẩn bị, kinh nghiệm và khả năng chuyển đổi cây trồng khác.

11

Hình 4.7: Khu đất trồng lúa nƣớc vào mùa nắng hạn

Nguồn: Tác giả, tự chụp tại thực địa

Mặt khác, chất lƣợng đất canh tác ở đây bị suy giảm theo thời gian rất nhanh, ngun nhân chính do địa hình dốc gây xói mịn, rửa trơi độ màu mỡ, kết hợp với thiếu kinh nghiệm và thói quen trong canh tác12, đã làm cho năng suất cây trồng ngày càng thấp, sản lƣợng thu đƣợc giảm. Đến nay, vào những tháng giáp hạt nhiều HGĐ vẫn phải trông chờ vào hỗ trợ gạo của nhà nƣớc.

Về tài nguyên rừng, Rừng tự nhiên ở đây phần lớn đã bị khai thác kiệt quệ, còn lại tƣơng đối ít và chất lƣợng thấp, phần diện tích rừng còn lại đƣợc nhà nƣớc giao cho các HGĐ quản lý, theo định mức bình quân chung dành cho các hộ TĐC khoảng (10-15)ha/HGĐ tùy thuộc vào xét duyệt của UBND xã, với mức chi phí đƣợc hƣởng 400.000đồng ha năm13, ngƣời dân đƣợc khai thác sử dụng các sản phẩm lâm sản từ diện tích rừng mình quản lý (trừ gỗ).

4.1.3 Nguồn vốn vật chất

Cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng của khu TĐC đã đƣợc đầu tƣ, nhƣ:

12 Đồng bào Ba Na trƣớc đây phần lớn sử dụng hình thức canh tác du canh, dựa vào tự nhiên là chính.

Đƣờng giao thơng14 đã đƣợc bê tơng hóa hồn chỉnh từ trục chính nối tỉnh lộ đến các điểm Làng, cụm dân cƣ; Hệ thống thủy lợi hồ Tà Niêng bao gồm hồ chứa nƣớc và hệ thống kênh tƣới đã đƣợc xây dựng đồng bộ; Điện lƣới15

phục vụ sản xuất và sinh hoạt đã đƣợc phủ đến 100% HGĐ với chất lƣợng điện áp ổn định; Hệ thống nƣớc sinh hoạt tự chảy16 đã đƣợc dẫn đến tất cả các điểm dân cƣ, đáp ứng đủ quanh năm cho 100% các HGĐ; Trƣờng học, trạm y tế, bƣu điện, nhà văn hóa cộng đồng, hệ thống thơng tin liên lạc đã đƣợc xây dựng hồn chỉnh. Qua phỏng vấn, cho thấy ngƣời dân hài lịng về CSHT và PLCC hiện có của khu TĐC, so sánh với nơi ở cũ đƣợc đanh giá tốt hơn rất nhiều.

Tài sản phục vụ sản xuất, các tài sản có giá trị của các HGĐ ở đây gần nhƣ

khơng có gì, ngồi những dụng cụ phục vụ sản xuất đơn giả, thô sơ (cuốc, rựa, liềm, gùi…). Việc làm đất, thu hoạch lúa, xay xát đều thuê mƣớn các phƣơng tiện của ngƣời Kinh ở gần đó.

Hình 4.8: Các hạng mục CSHT và PLCC của khu TĐC:

Cơng trình thủy lợi hồ chứa nước Tà Niêng

14 Tổng chiều dài đƣờng bê tông 9,5km, 3 cầu.

15 Tổng chiều dài lƣới điện trung và hạ thế trên 7km, 3 trạm biến thế.

Cơng trình nước sạch Cơng trình điện và đường giao thơng

Nguồn: Tác giả, tự chụp tại thực địa Tài sản nhà cửa, nhà ở đây đƣợc xây trên đất cấp TĐC, các HGĐ tự xây từ

kinh phí đền bù hỗ trợ TĐC và nguồn bổ sung của HGĐ, với 23/35 hộ chiếm tỉ lệ 65,7% các HGĐ làm 2 nhà có khơng gian tách biệt nhau trên cùng 1 lơ đất, trong đó nhà chính phía trƣớc đƣợc xây dựng kiên cố theo dạng nhà hộp cấp 4 giống với ngƣời Kinh chủ yếu để nghỉ ngơi, nhà phụ (nhà sàn17

) xây dựng phía sau dùng để nấu nƣớng, sinh hoạt ăn uống. Còn lại 12/35 hộ chiếm tỉ lệ 34,3% chỉ có 1 nhà. Phần lớn các HGĐ có nhà vệ sinh 34/35 hộ chiếm tỉ lệ 97%, xong chỉ có 17% đƣợc xây dựng hồn chỉnh. Nhà tắm có 6 35 hộ xây dựng chiếm tỉ lệ 17%, các hộ còn lại sử dụng tại bể nƣớc công cộng hoặc trên các dòng suối để tắm giặt.

Tài sản phục vụ sinh hoạt, 100% số hộ có từ 1 đến 2 xe máy chủ yếu loại rẻ

tiền, xe cũ; có 29 35 hộ chiếm tỉ lệ 82,85% có ti vi; ngồi ra có 1 số HGĐ có đồ dùng sinh hoạt có giá trị đóng bằng gỗ tốt, nhƣ: bàn ghế 4/35 hộ, chiếm tỉ lệ 11,43%; tủ đứng 11/35 hộ, chiếm tỉ lệ 31,4%.

17 Có mặt sàn nằm cách mặt đất khoảng từ 1-1,5m, kết cấu: khung làm bằng trụ gỗ; sàn và vách làm bằng tre, nứa hoặc cây rừng loại nhỏ; mái lợp tranh săn hoặc tơn.

Tài sản hình thành từ sản xuất, Các HGĐ ở đây chủ yếu có những dụng cụ

thơ sơ nhƣ cuốc, rựa…để phục vụ sản xuất. Tài sản có giá trị nhất là bị lai bán thịt, có 29 35 hộ, chiếm tỉ lệ 82,85% có ít nhất 1 con, trong đó có 19/35 hộ chiếm tỉ lệ 54,29% có từ 3 con trở lên, đây là tài sản có giá trị và là nguồn sinh kế rất quan trọng đối với nhiều hộ gia đình TĐC.

Về những hàng hóa sản xuất, Chủ yếu là nông sản với số lƣợng nhỏ, phục vụ

cho gia đình phần dƣ thừa thƣờng trao đổi hàng hóa hoặc bán theo giá thỏa thuận với các lái buôn ngƣời Kinh vào tận làng để giao dịch. Ngành nghề truyền thống ở đây chủ yếu là dệt thổ cẩm theo quy mơ nhóm HGĐ, nhằm tự cung cấp các bộ y phục truyền thống với nhiều sắc màu rực rỡ để mặc vào các dịp lễ hội theo phong tục của đồng bào Ba Na chứ khơng nhằm mục đích kinh doanh.

4.1.4 Nguồn vốn tài chính

Vốn tài chính là yếu tố quan trọng trong thay đổi sinh kế HGĐ. Tuy nhiên, vốn tài chính của các hộ dân TĐC đều yếu ở cả nguồn tự lực và nguồn vay mƣợn. Qua khảo sát, các hộ dân đều khơng có tiền tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng. Nguồn tự lực (từ sản phẩm NN nhƣ ngơ, đậu, bí đỏ…), tiền cơng làm th lúc nhàn rỗi, tiền quản lý bảo vệ rừng, tiền lƣơng, tiền hƣởng chính sách. Nhìn chung các nguồn tự lực đối với từng HGĐ phân bố rời rạc, không đa dạng đã dẫn đến nguồn thu của nhiều HGĐ rất thấp, hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao 77,14%, hộ cận nghèo 11,43%. Các nguồn này tuy gọi là vốn nhƣng thực chất chúng đƣợc dùng cho những mục đích sử dụng khi thực sự cần thiết, hoặc bắt buộc phải dùng, chứ không phải là nguồn vốn kết dƣ thƣờng xuyên tạo nên tích lũy vốn cho gia đình để có thể đầu tƣ phát triển sản xuất, xây dựng nhà cửa, hay cải thiện cuộc sống. Khi sử dụng các nguồn trên, các hộ dân luôn phải cân nhắc rất kỹ về nhiều mặt, để giải quyết các nhu cầu tối thiểu của gia đình theo thứ tự ƣu tiên hợp lý, nhƣ cân đối lƣơng thực trong năm, các loại thực phẩm thiết yếu, quần áo cho con em đi học, chi phí vào dịp tết…. Số hộ thốt nghèo chiếm tỉ lệ 11,43%, có nguồn thu đa dạng hơn, nhƣng vẫn dựa vào các nguồn thu chính từ tiền lƣơng, ni bị bán thịt, trồng bí đỏ hoặc trong rừng thƣơng mại. Lợn, gà, vịt, cá đƣợc nuôi với quy mô nhỏ lẻ để cải thiện bữa ăn và sử dụng

khi gia đình có việc, nhƣ: cƣới hỏi, ma chay, lễ hội, tiếp khách,... cịn nơng sản các loại nhƣ lúa, ngô, đậu… sau khi thu hoạch và cất trữ sẽ đƣợc dùng làm nguồn lƣơng thực chính cho cả gia đình và gia súc, gia cầm, hoặc chế biến rƣợu ghè18

. Nguồn vốn vay ở đây đều thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện, các HGĐ đƣợc vay vốn theo các chƣơng trình, phƣơng thức vay tín chấp đƣợc các hội, đồn thể đề nghị và chính quyền cấp xã xác nhận, mức vay từ 3- 50 triệu, thời gian từ 1-5 năm, lãi xuất (6,2-7,8%) năm, mục đích vay đầu tƣ sản xuất: ni bị thịt, trồng rừng thƣơng mại, dƣa hấu,…. Việc cho vay với mức vay tƣơng đối nhỏ, thời gian ngắn, lãi suất cao, không liên tục và linh động, không đi kèm với nhu cầu phát sinh vốn thực tế và khơng có phƣơng án hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả nên phần lớn các HGĐ đầu tƣ không đạt tới quy mơ hiệu quả cao và duy trì đƣợc thời gian dài. Qua khảo sát có 49% HGĐ chƣa vay vốn, lý do: i) Không biết vay vốn để làm gì; ii) Khơng biết làm thế nào để trả lãi xuất hàng tháng với mức tƣơng đối cao, thu hồi đƣợc vốn vay và tạo có lãi; iii) chƣa đƣợc các hội, đồn thể tin tƣởng đề nghị.

Hình 4.9: Tình hình HGĐ vay vốn

Tỷ lệ HGĐ vay vốn Tỷ lệ giá trị vốn vay

Nguồn: Tổng hợp, tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát

18 Rƣợu ghè (rƣợu cần) là loại rƣợu đặc trƣng của đồng bào Ba Na thƣờng dùng cho lễ hội hoặc tiếp khách, đƣợc làm từ các loại nơng sản sẵn có (lúa, sắn, ngơ) lên men bằng chất men tự nhiên rồi cho vào ghè, khi uống cho nƣớc vào và dùng các cần ống bằng tre, trúc để hút.

4.1.5 Nguồn vốn xã hội

Qua khảo sát, mạng lƣới quan hệ xã hội của các hộ TĐC bao gồm 4 nhóm: 1. Ngƣời cùng trong Làng TĐC; 2. Ngƣời ngoài Làng TĐC; 3. Các tổ chức hội, đoàn thể; 4. Chính quyền địa phƣơng.

Hình 4.10: Mạng lƣới quan hệ xã hội của các HGĐ

Người cùng trong khu TĐC

Theo tập quán của đồng bào dân tộc Ba Na các hộ dân cùng sống trong làng chủ yếu là họ hàng và ngƣời thân với nhau. Qua khảo sát cho thấy mức độ thân thiện có 11 35 hộ chiếm tỉ lệ 31% và rất thân thiện có 24 35 hộ chiếm tỉ lệ 69%. Do vậy, giữa các hộ dân trong làng và cộng đồng ngƣời Ba Na trong khu TĐC ln có sự gắn kết, chia sẻ rất cao trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, nhƣ: làm đất, thu hoạch sản phẩm, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, ma chay, cƣới hỏi, khắc phục hậu quả thiên tai.

Các hộ dân trong làng thƣờng tập trung về nhà Rông của làng để nghe chính quyền và các hội, đồn thể phổ biến, tuyên truyền, hƣớng dẫn, thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Ngồi ra, nhà Rông cũng là nơi để tổ chức các

Các hộ dân điểm tái định cƣ Ngƣời cùng trong làng tái định cƣ Ngƣời ngồi làng tái định cƣ Chính quyền địa phƣơng Các tổ chức hội, đoàn thể

dịp lễ hội, họp làng, tiếp khách của làng, sinh hoạt vui chơi ca hát, múa hội cồng chiêng,… của ngƣời dân trong làng.

Hình 4.11: Đồng bào Ba Na nghe phổ biến thông tin tại nhà Rông của Làng

Nguồn: Tác giả lấy từ bảng tin của xã Vĩnh Thuận Người ngoài khu TĐC

Đối với các hộ ngƣời Ba Na họ vẫn sống gần gũi và quan hệ bình thƣờng với nhau khi có dịp tiếp xúc, riêng các hộ ngƣời Kinh họ ít có quan hệ với nhau trong cơng việc cũng nhƣ sinh hoạt nên trao đổi, chia sẻ, giao lƣu với nhau rất hạn chế, ngoại trừ một số lái buôn ngƣời Kinh thƣờng đến trao đổi và mua bán thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 35)