Tỉ lệ những HGĐ nghèo trong số những HGĐ khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 55)

Nguồn: Tổng hợp, tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát

CHƢƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận

Về thực trạng sinh kế của các hộ tái định cư đồng bào Ba Na tại khu tái định cư Suối Xem – Định Nhì

Con ngƣời là nguồn vốn quan trọng nhất để tạo ra nguồn lực sinh kế HGĐ. Điểm mạnh của vốn con ngƣời là lực lƣợng lao động sẵn có, tƣơng đối dồi dào, chiếm tỉ lệ cao trong tổng số nhân khẩu HGĐ, nhƣng chất lƣợng lao động lại chƣa tốt: trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp thiếu tính đa dạng, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp hạn chế, sức khỏe của họ chƣa thật sự tốt vì ăn uống cho qua ngày, thiếu dinh dƣỡng và tập quán uống rƣợu nhiều lại diễn ra thƣờng xuyên hàng ngày đối với nam giới.

Đối với ngƣời dân TĐC chủ yếu là sản xuất NN, nguồn vốn tự nhiên nhƣ đất, nƣớc, rừng ... thật sự là rất quan trọng với sinh kế của họ. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất trên đầu ngƣời đang ngày càng giảm đi do quy mô dân số đang ngày càng tăng. Cộng thêm, lối canh tác truyền thống và nguồn lực tài chính của các hộ cịn yếu đã dẫn đến những khó khăn trong việc đầu tƣ giữ độ màu mỡ cho đất. Đất rừng ngày càng thu hẹp, đi kèm với việc suy giảm nguồn sản phẩm có đƣợc từ rừng, đồng thời làm cho nguồn nƣớc ngày càng suy kiệt, kết hợp với thời tiết diễn biến bất thƣờng đã tạo nên tình trạng lũ nhanh và lớn vào mùa mƣa ngày càng tăng cao và hạn hán xuất hiện sớm vào mùa khô ngày càng dày, làm ảnh hƣởng lớn đến mùa vụ, diện tích sản xuất và sản lƣợng thu đƣợc.

Nguồn vốn vật chất góp phần quan trọng trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân TĐC. Nhà cữa đƣợc xây dựng cơ bản kiên cố, rộng rãi và CSHT, PLCC đƣợc xây dựng đồng bộ tại khu TĐC từ dự án tái định cƣ, kết hợp với các chƣơng trình đầu tƣ khác đã tạo cho ngƣời dân có chỗ ở ổn định, đi lại giao thƣơng thuận tiện và tiếp cận đƣợc các dịch vụ cơ bản nhƣ: y tế; giáo dục; nhà ở; nƣớc sạch và vệ sinh; thông tin…ngày càng thuận lợi hơn.

Hiện nay, vốn tài chính của các hộ dân đang bị giới hạn. Vì nguồn tài chính duy nhất mà các hộ có thể tiếp cận để đầu tƣ phát triển sản xuất là từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách chi nhánh huyện theo các chƣơng trình hỗ trợ, với phƣơng thức vay tín chấp đƣợc các hội, đoàn thể đề nghị và chính quyền cấp xã xác nhận, khoản vay nhỏ lẻ, thời gian ngắn, lãi suất cao, không liên tục nên phần lớn các HGĐ đầu tƣ không đạt tới quy mơ hiệu quả cao và duy trì đƣợc thời gian dài.

Vốn xã hội của các hộ dân Ba Na TĐC cũng bị hạn chế, họ chủ yếu quan hệ với các HGĐ trong phạm vi làng và các làng trong khu TĐC, họ hàng và ngƣời thân là đồng bào Ba Na nên cơ hội để nắm bắt và mở rộng sự hiểu biết về việc làm, kỹ năng sống, kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, các vấn đề trong xã hội còn yếu. Họ tham gia các tổ chức hội, đồn thể khơng phải để mở rộng quan hệ, tầm nhìn, sự hiểu biết mà chủ yếu để tìm kiếm sự hỗ trợ về vật chất từ các chƣơng trình, chính sách mà các tổ chức đó triển khai hoặc tham gia đề xuất.

5.2 Kiến nghị giải pháp, chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì theo hƣớng bền vững đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì theo hƣớng bền vững

Từ kết quả số liệu về thực trạng sinh kế ngƣời dân TĐC cho thấy, mặc dù nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trong nhiều năm qua, xong tỉ lệ HGĐ rơi vào diện nghèo cịn rất cao. Do đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế theo hƣớng bền vững cho các hộ dân TĐC đồng bào Ba Na nhƣ sau:

Giải pháp 1: Mở rộng quỹ đất sản xuất, cấp đất bổ sung và quản lý đất sản xuất.

Đây là giải pháp mang tính lâu dài, nhân tố quan trọng nhất để đem lại sinh kế bền vững cho các hộ gia đình TĐC chủ yếu làm thuần về NN. Qua khảo sát, rà sốt quỹ đất có thể sản xuất đƣợc thuộc địa giới hành chính xã Vĩnh Thuận hiện có hai khu: 1. Khu nơng trƣờng Thủ Thủy nằm trên bình ngun vùng cao phía Tây xã giáp ranh với huyện An Khê, tỉnh Gia Lai24. 2. Khu thƣợng nguồn Suối Xem – Định

24 Có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, diện tích khoảng 215ha, cách khu TĐC theo đƣờng rừng núi khoảng 7km (đƣờng đi lại có độ dốc lớn, đã làm đƣờng bê tơng khoảng 1,5 km, cịn lại 5,5km sử dụng đƣờng mịn), hiện do Cơng ty TNHH lâm nghiệp huyện Vĩnh Thạnh đang quản lý sản xuất (trồng chè

Nhì25. Cả hai khu đều cần nguồn kinh phí đầu tƣ tƣơng đối lớn26, nhƣng ƣu điểm của khu 1 so với khu 2 là diện tích lớn hơn nhiều và khơng tác động đến rừng đầu nguồn. Do vậy, trƣớc mắt cũng nhƣ dài hạn nên chọn khu 1 để đầu tƣ theo phân kỳ là hợp lý nhất. Khi có đƣợc quỹ đất, nên cân đối cấp đất bổ sung cho các HGĐ theo hƣớng ƣu tiên cho các nhân khẩu chƣa có đất, hoặc cịn thiếu đất so với định mức chung. Phần đất còn thừa để dành cho dự phòng vẫn đƣa vào sản xuất bằng hình thức giao tạm hoặc đấu gía quyền sử dụng đất theo niên hạn để cho những hộ có năng lực và nhu cầu thật sự có điều kiện cải thiện sinh kế nhanh hơn. Mặt khác, phải thƣờng xuyên vận động, tuyên truyền, kịp thời hỗ trợ và ngăn chặn tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất khơng hợp lý hoặc cho thuê, sang nhƣợng quyền sử dụng đất đối với HGĐ.

Giải pháp 2: Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và lựa chọn hình thức canh tác phù hợp.

Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt bằng cách xây dựng mơ hình sản xuất tại chỗ cho từng loại đất và cây trồng cho hiệu quả cao. Sau đó tập huấn, hƣớng dẫn kinh nghiệm thực hiện tại thực tế với cách thức dễ hình dung, dễ hiểu và dễ áp dụng vào quá trình sản xuất, và lựa chọn mơ hình để nhân rộng theo hƣớng lan tỏa dần từ HGĐ có uy tín, kinh nghiệm và cho kết quả sản xuất tốt sang các hộ còn lại.

Từng bƣớc chuyển đổi hình thức canh tác truyền thống sang các hình thức canh tác khác phù hợp và có hiệu quả hơn, ví dụ nhƣ: Đất trồng lúa nƣớc cần tăng cƣờng thâm canh sâu; Đất màu (soi nà) kết hợp cả 2 hình thức canh tác là thâm canh và luân canh; Đất nƣơng rẫy (đồi, núi) sử dụng cả 3 hình thức canh tác là luân canh, xen canh và bỏ hóa.

và cà phê) một phần diện tích khoảng 170ha, phần cịn lại khoảng 45ha do các hộ dân ở huyện An Khê xâm canh. Để sản xuất đƣợc cần phải làm đƣờng và đền bù thu hồi đất.

25 Cách khu TĐC khoảng 5 – 8km, có một số điểm thung lũng dọc suối với tổng diện tích khoảng 30ha, đất tốt, địa hình thuận lợi cho sản xuất, rừng nghèo có thể khai hoang chuyển đổi thành đất sản xuất. Để sản xuất đƣợc cần phải làm đƣờng và khai hoang cải tạo đất.

26 Do đó, khả năng nguồn lực của huyện, xã khó có thể thực hiện đƣợc, nên cần phải sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ trung ƣơng hoặc tỉnh qua các chƣơng trình, dự án nhƣ: chƣơng trình 30a, chƣơng trình hỗ trợ các huyện miền núi giáp ranh các tỉnh Tây nguyên của Chính phủ, hoặc lập dự án đầu tƣ độc lập…

Giải pháp 3: Ưu tiên đầu tư phát triển và nhân rộng cho một số loại cây trồng và đàn vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Nghiên cứu lựa chọn một số loại cây trồng có chi phí đầu tƣ nhỏ, kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ tiêu thụ, ít gặp rủi ro về giá cả, nhƣng lại có giá trị kinh tế cao, nhƣ: bí đỏ, keo lai, cỏ tây (để làm thức ăn cho bò tại chỗ)…

Tập trung hỗ trợ để các HGĐ đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay đầu tƣ phát triển đàn bò lai bán thịt, nhằm tận dụng nguồn thức ăn có tại chỗ và thời gian nơng nhàn của nhiều HGĐ, nhƣng tạo ra giá trị tích lũy cao. Qua khảo sát cho thấy nhiều HGĐ giảm nghèo nhanh và bền vững là nhờ vào nguồn tài chính thu đƣợc từ ni bị lai bán thịt.

Giải pháp 4: Đầu tư thêm về hạ tầng thủy lợi nhỏ

Đầu tƣ thêm một số cơng trình thủy lợi nhỏ, nhƣ: đập dâng, giếng nƣớc để tận dụng triệt để nguồn nƣớc có đƣợc trong khu vực; tăng cƣờng quản lý nguồn nƣớc, sử dụng phƣơng pháp tƣới tiết kiệm để mở rộng diện tích đảm bảo tƣới, góp phần thâm canh, tăng năng suất và sản lƣợng cây trồng.

Giải pháp 5: Đổi mới một số chính sách hỗ trợ

Từng bƣớc chuyển dần hình thức hỗ trợ: Từ trực tiếp cho từng hộ sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ và từ dạng cấp, cho khơng sang hỗ trợ cho vay lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản, thời gian dài hạn, để đầu tƣ sản xuất. Nhằm tăng cƣờng sự tham gia và giám sát của cộng đồng, khắc phục hiện tƣợng đang diễn ra đối với một số HGĐ trong cộng đồng khu TĐC, đó là: lƣời biếng, ỷ lại, khơng chịu lao động, khơng muốn vƣơn lên thốt nghèo mà chỉ chờ đợi vào sự hỗ trợ của các tổ chức hoặc nhà nƣớc.

5.3 Hạn chế của đề tài

Đề tài thực hiện khảo sát với quy mô nhỏ (15% tổng thể) vì giới hạn thời gian và nguồn lực. Mặc khác, đồng bào Ba Na ở đây họ rất quý khách, nên trƣớc khi làm việc gì ở Làng, tác giả phải dành thời gian tƣơng đối nhiều đến thăm gia đình các già Làng, Trƣởng thơn và một số HGĐ để nhận đƣợc sự chia sẻ thơng tin và giúp đỡ nhiệt tình từ họ. Nghiên cứu cũng đã khảo sát kỹ ở thực địa, phỏng vấn

những ngƣời có kinh nghiệm ở địa phƣơng, đa dạng hóa các tiêu chí để lấy mẫu phân tầng, nhƣng không thể phản ánh hết các vấn đề thực tiễn ở khu TĐC.

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là con số đƣợc đại diện các HGĐ cung cấp chính thức. Tuy nhiên, do trình độ bị hạn chế, nhận định, nhận thức có khác nhau hoặc nhớ thiếu chính xác, nên độ chính xác của số liệu có hạn chế.

5.4 Tính khả thi của những kiến nghị chính sách

Những kiến nghị chính sách đƣợc rút ra từ quá trình nghiên cứu của đề tài, từ những số liệu phản ánh thực trạng sinh kế của các hộ gia đình TĐC, từ những đặc điểm của khu TĐC, kết hợp tham vấn từ những ngƣời hiểu biết sâu về đồng bào Ba Na và có kinh nghiệm thực tiễn tại khu TĐC và một số nghiên cứu khác có liên quan. Qua đó có thể thuyết phục những nhà làm chính sách tại địa phƣơng quan tâm nghiên cứu kỹ hơn, đề ra chính sách phù hợp với đặc thù địa phƣơng và đƣa ra lộ trình thực hiện hợp lý, để từng bƣớc cải thiện cuộc sống và tạo ra sinh kế cho ngƣời dân TĐC ngày càng bền vững hơn.

Đối với tác giả qua nghiên cứu này sẽ có thêm kinh nghiệm, để tham mƣu đề xuất giúp cho UBND tỉnh xây dựng khung chính sách đầy đủ và xác với thực tế hơn. Nhằm tổ chức, triển khai thực hiện công tác di dân và TĐC trên 500 hộ đồng bào DTTS thuộc dự án thủy lợi hồ chứa nƣớc Đồng Mít, huyện An Lão, tỉnh Bình Định vào đầu năm 2017 đạt đƣợc những kết quả về sinh kế tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ (1998), Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về

việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng.

2. Chính phủ (2015), Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về

cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020.

3. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 Về

việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.

4. UBND tỉnh Bình Định (2002), Quyết định số 04/2002/QĐ-UB ngày 14/01/2002

về việc ban hành Quy định chính sách bồi thường thiệt hại và hỗ trợ di dân, tái định cư hồ Định Bình.

5. UBND huyện Vĩnh Thạnh (2016), Báo cáo số 77/BC-UBND ngày 15/7/2016 về

Tình hình Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016.

6. UBND xã Vĩnh Thuận (2015), Báo cáo số 98/BC-UBND ngày 29/12/2015 về Tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

7. ADB, Cẩm nang về tái định cư.

8. Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2012), Sinh kế của người dân tộc Ê Đê: Nghiên cứu

tình huống tại xã EaBar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

9. Nguyễn Hồng Hạnh (2013), Sinh kế bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số sống

tại các vùng định canh, định cư. Tình huống huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang.

10. PGS.TS. Ngô Quang Sơn (2014), Sinh kế bền vững cho cộng đồng dựa trên tiềm

năng tri thức bản địa của các DTTS Ê Đê, Gia Rai của Đắk Lắk và Mông, Dao của Lai Châu.

11. Phan Xuân Linh và Quyền Đình Hà (2016), Sinh kế của hộ đồng bào DTTS tỉnh

12. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Oxfam thực hiện (2013), Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS ở Việt Nam tại các tỉnh Nghệ An, Hà Giang và Đăk Nông.

13. TS. Bùi Sỹ Tuấn (2014), “Đẩy mạnh giảm nghèo đối với nhóm đồng bào dân tộc thiểu số”, Báo Lao Động Online, truy cập ngày 16 6 2016 tại địa chỉ:

http://www. molisa.gov.vnviPageschitiettin.aspxIDNews=21333.

14. Nguyễn Khang (2016), “Tìm hƣớng giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số”, Báo Nhân Dân Online, truy cập ngày 16 6 2016 tại địa chỉ:

http://www. nhandan.org.vnkinhtethoi_suitem25536602.

15. Hà Trần – Huyền Huyền (2013), “Luân canh, xen canh mang lợi ích kép cho nông nghiệp”, VOV Online, truy cập ngày 16 8/2016 tại địa chỉ: http://vov.vn/kinh- te/luan-canh-xen-canh-mang-loi-ich-kep-cho-nong-nghiep-285551.vov.

16. “Thâm canh nơng nghiệp (giáo trình – tài liệu – học liệu từ VOER)”, truy cập ngày 16 8/2016 tại địa chỉ: https://voer.edu.vn/m/tham-canh-nong- nghiep/ab642019.

17. “Dân tộc Ba na”, Người Ba Na - Wikipedia tiếng Việt, truy cập ngày 24 8 2016 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ba_Na

18. “Tảo hôn”, Tảo hôn – Wikipedia tiếng Việt, truy cập ngày 24 8 2016 tại địa

chỉ:https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A3o_h%C3%B4n.

19. Quốc Dũng (2016), “Xóa bỏ tình trạng tảo hơn trong đồng bào Ba Na”, Báo Tin

tức online, truy cập ngày 24 8 2016 tại địa chỉ: http://baotintuc.vn/dan-toc/xoa-bo-

tinh-trang-tao-hon-trong-dong-bao-ba-na-20160110204222229.htm.

Tiếng Anh

1. Chambers, Robert and Conway, Gordon R. (1991), “Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21st Century”, IDS Discussion, p. 296. 2. DFID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Đặc điểm của người dân tộc Ba Na

Ngƣời Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Dƣới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Địa bàn cƣ trú

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Ba Na ở Việt Nam có dân số 227.716 ngƣời, cƣ trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Ngƣời Ba Na cƣ trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (150.416 ngƣời chiếm 66,1%), Kon Tum (53.997

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 55)