Các tiêu chí lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 27 - 32)

Các tiêu chí lấy mẫu Số hộ dân Tỉ lệ % Tổng thể Mẫu Tổng thể Mẫu Mức sống của hộ dân 229 35 100 100

 Nghèo 161 24 70,30 68,57

 Cận nghèo 31 5 13,54 14,29

 Không nghèo 37 6 16,16 17,14

Nguồn: Số liệu UBND xã Vĩnh Thuận cung cấp và tác giả tính tốn

Số quan sát đƣợc thực hiện dự kiến khoảng 30hộ (thực tế thực hiện 35 hộ). Cụ thể: quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp đƣợc chia làm 2 giai đoạn, trong đó:

Giai đoạn 1: Tiến hành khảo sát tại thực địa; làm việc với chính quyền địa phƣơng cấp xã về những vấn đề và nội dung cần nghiên cứu, và nhờ họ hỗ trợ tiếp cận với các hộ TĐC đƣợc thuận lợi khi khảo sát; tiến hành phỏng vấn nhóm từ nguồn giới thiệu của địa phƣơng với 2 phân nhóm là 2 nam và 2 nữ có tuổi đời từ 25 đến 55 đại diện cho 4 HGĐ đồng bào Ba Na TĐC, nội dung thảo luận xoay quanh các vấn đề về thực trạng sinh kế của các HGĐ; tham vấn thêm ý kiến cán bộ xã, thơn và những ngƣời có kinh nghiệm, hiểu biết ở địa phƣơng, đối chiếu với cơ sở lý thuyết nhằm điều chỉnh lại bảng hỏi và chiến lƣợc lấy mẫu phù hợp với thực tế và hiện trạng tại địa điểm nghiên cứu.

7

Giai đoạn 2:

Đối với hộ gia đình: Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu dựa trên tổng thể 229 hộ

dân, mẫu khảo sát gồm có 35 hộ dân, chiếm 15,3% tổng thể, đƣợc lựa chọn theo chiến lƣợc lấy mẫu. Thời gian thực hiện một cuộc phỏng vấn kéo dài từ 60 đến 90 phút, vƣợt hơn so với dự kiến ban đầu từ 15 đến 30 phút, mặc dù câu hỏi đã đƣợc thiết kế theo hƣớng đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời nhằm hạn chế kéo dài thời gian quá mức dễ gây ức chế cho ngƣời đƣợc hỏi, xong do trình độ hạn chế nên nhận thức nội dung vấn đề đƣợc hỏi của HGĐ còn chậm. Nơi hỏi diễn ra tại gia đình hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng của Làng (nhà Rông) tùy vào lựa chọn của HGĐ. Việc một số HGĐ chọn địa điểm nhà Rông để phỏng vấn đã giúp cho tác giả và nhóm làm việc tiết kiệm đƣợc thời gian rất nhiều, vì khi đến HGĐ theo phong tục của đồng bào Ba Na phải giao tiếp thật nhiệt tình thì họ mới cho đó là ngƣời tốt và mình sẽ nhận đƣợc sự trao đổi, chia sẻ thật lòng. Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện nhƣ một cuộc trò chuyện mở theo bảng hỏi đã đƣợc thiết kế, ngƣời phỏng vấn trực tiếp nêu từng câu hỏi, câu trả lời đƣợc ghi nhận trên văn bản giấy, các câu hỏi mở có độ sâu tƣơng đối phù hợp với thói quen và trình độ hiểu biết cho từng HGĐ, đƣợc trả lời cơ bản đầy đủ, xong cũng có trƣờng hợp HGĐ khơng hiểu, ngƣời phỏng vấn phải có những gợi ý so sánh sự tƣơng đồng với các hộ khác để có đƣợc thơng tin rõ hơn. Các câu hỏi về tác động của các tổn thƣơng và chính sách đƣợc lồng ghép trong suốt q trình phỏng vấn tài sản sinh kế hộ. Tác giả thực hiện và kết hợp sử dụng những ngƣời có kinh nghiệm, uy tín và quan hệ tốt với đồng bào Ba Na TĐC để thực hiện nhằm giúp cho các cuộc thảo luận cởi mở và nhận đƣợc nhiều chia sẻ hơn từ các HGĐ.

Đối với chính quyền và chuyên gia: Phỏng vấn đƣợc thực hiện trực tiếp,

nội dung phỏng vấn đƣợc ghi chép bằng giấy, chỉ ghi âm khi đƣợc sự cho phép (vì có trƣờng hợp khơng thích ghi âm). Các câu hỏi phỏng vấn đƣợc liệt kê theo dạng gợi mở và linh hoạt điều chỉnh trong quá trình đối thoại. Nội dung câu hỏi phỏng vấn tập trung vào thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp đối với các lĩnh vực sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục… cả trƣớc mắt và lâu dài.

3.4 Phƣơng pháp phân tích

Sử dụng phƣơng pháp phân tích: Thống kê mơ tả và định tính. Trong đó, phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng thông qua 5 loại tài sản sinh kế để làm rõ về bối cảnh, thực trạng sinh kế các hộ TĐC tại điểm nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích định tính đƣợc dùng để phân tích, đánh giá về mặt đƣợc và chƣa đƣợc của chính sách hỗ trợ, về những khó khăn, thuận lợi, các nhân tố quyết định đến hỗ trợ để các hộ dân đảm bảo đƣợc nguồn sinh kế bền vững.

Một số thông tin về số liệu nhƣ diện tích đất sản xuất, thu chi gia đình, một số hộ không xác định đƣợc vì các lý do (không nhớ, không xác định đƣợc), đƣợc thay thế bằng các chỉ tiêu tƣơng đƣơng (dựa vào các câu hỏi mở theo hƣớng gợi ý so sánh với các HGĐ đã đƣợc điều tra, hoặc tham khảo, tham vấn thêm số liệu từ cán bộ và ngƣời dân ở địa phƣơng).

CHƢƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng này trình bày các nguồn vốn sinh kế và nguồn gây tổn thƣơng của các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì dựa trên số liệu khảo sát hiện trạng từ thực tế và các HGĐ. Qua đó, giúp ta thấy đƣợc mục tiêu, chiến lƣợc và kết quả sinh kế của họ.

4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ TĐC đồng bào Ba Na tại khu TĐC Suối Xem – Định Nhì

4.1.1 Nguồn vốn con người

Tổng số HGĐ phỏng vấn là 35, số nhân khẩu là 147 ngƣời. Trong đó 70 nam, chiếm 47,62%; 77 nữ, chiếm 52,38%.

Hình 4.1: Tỉ lệ giới tính

Nguồn: Tổng hợp, tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát

Các HGĐ chủ yếu có hai thế hệ cùng sinh sống 27/35 hộ chiếm tỉ lệ 77,1%, trung bình mỗi hộ có 4,2 thành viên có số lƣợng vừa phải, chủ HGĐ là nam giới 29/35 ngƣời, chiếm 82,9%, số nữ giới làm chủ HGĐ là 6/35, chiếm 17,1%. Số hộ sinh con thứ ba 6/35 hộ, chiếm tỉ lệ 17,14% và sinh con thứ tƣ 1 35 hộ, chiếm tỉ lệ 2,86% cho thấy việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình ở đây tƣơng đối tốt.

Hình 4.2: Tỉ lệ sinh con của các hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp, tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát

Độ tuổi kết hôn rất trẻ thƣờng từ 18-22 tuổi, ngồi ra vẫn cịn một số trƣờng hợp tảo hôn8 tuổi từ 15 – 17, đều là giới nữ, gồm 3/35 hộ, chiếm tỉ lệ 8,6%, nguyên nhân do điều kiện địa lý, nhận thức hạn chế, phong tục tập quán còn lạc hậu, cha mẹ ngƣời Ba Na thƣờng ít khi nhắc nhở, định hƣớng mà để cho con tự do quyết định trong mọi việc khi trƣởng thành…tình trạng này làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dân số cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân.

Đối với ngƣời Ba Na, trẻ em thƣờng tham gia lao động giúp đỡ gia đình có tuổi đời tƣơng đối sớm hơn so với quy định, còn ngƣời già thƣờng lao động quá tuổi, họ làm các cơng việc trên nƣơng rẫy, ruộng vƣờn, chăm sóc cây trồng, vật ni, trợ giúp sinh hoạt trong gia đình. Xét độ tuổi lao động nam từ 15 - 60 tuổi và nữ từ 15 - 55 tuổi, lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào so với quy mô hộ hiện có, trung bình có 2,74 ngƣời/hộ và cân bằng giữa hai giới. Xét tỷ lệ ngƣời phụ thuộc là 51 96 ngƣời, chiếm 53,1% so với số ngƣời trong độ tuổi lao động. Mặt khác, trong số ngƣời phụ thuộc, ngƣời già (quá tuổi lao động) 10 51 ngƣời chiếm tỉ lệ 19,6%, còn lại là lớp trẻ chiếm trên 80% . Điều này cho thấy dân số trẻ, thuận lợi lớn cho việc bổ sung nguồn nhân lực trong tƣơng lai để sản xuất tạo ra của cải cho gia đình góp phần xóa đói giảm nghèo rất tốt.

8 Tảo hôn là trƣờng hợp kết hơn trong đó cả cơ dâu và chú rể hoặc một trong hai ngƣời là trẻ em hoặc là ngƣời chƣa đến tuổi kết hôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào ba na tại khu tái định cư suối xem định nhì trong dự án thủy lợi hồ định bình ở bình định (Trang 27 - 32)