Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh bình thuận (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1 Kết luận nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuỗi dữ liệu dừng ở các mức sai phân khác nhau, bậc 0 và bậc 1, nghĩa là bậc tích hợp của các biến là I(0) và I(1), trong đó các biến LL tích hợp bậc 0 cịn các biến Lg, LIg, LIp tích hợp bậc 1. Theo Pesaran và Shin (1999), Hamuda và cộng sự (2013), Mehrara và Musai (2011), nếu như chúng ta khơng đảm bảo về thuộc tính về nghiệm đơn vị hay tính dừng của hệ thống dữ liệu, các biến không cùng mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu thực nghiệm. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu ARDL là cách tiếp cận mới và phù hợp để đánh giá tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế trong mơ hình đa biến. Thơng qua thủ tục kiểm định đường bao (bound test) được phát triển bởi Pesaran (1997), bước đầu tiên của phương pháp ARDL, tác giả tìm thấy có sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, hay nói cách khác là tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mơ hình, làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật hồi quy đồng tích hợp để xác định mối quan hệ trong dài hạn; đồng thời mơ hình hiệu chỉnh sai số sẽ cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn.

Các kiểm nghiệm chẩn đoán khuyết tật của mơ hình cũng như tính phù hợp và ổn định của mơ hình đều được thực hiện và đạt kết quả cho thấy mơ hình là phù hợp và ổn định cũng như không bị khuyết tật do ảnh hưởng của các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi.

Điểm nổi bật của đề tài so với ba đề tài nghiên cứu trong nước trước đây là bằng phương pháp hồi quy phân phối trể (ARDL) đã xác định được mối liên hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: đầu tư cơng và đầu tư tư nhân đều có tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Thuận cả trong ngắn hạn và dài hạn và đều có ý nghĩa thống kê (ba nghiên cứu trước đây thì trong ngắn hạn đầu tư cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng khơng có ý nghĩa thống kê); tác động của đầu tư tư nhân lớn

Kết quả nghiên cứu này tương đối là phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế và phù hợp với thực trạng đầu tư tại tỉnh Bình Thuận.

Hiệu quả đầu tư công thấp hơn đầu tư tư nhân do nhiều nguyên nhân, trong đó do tính đặc thù của đầu tư cơng là đầu tư tập trung đầu tư chủ yếu vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thơng qua các chương trình mục tiêu, các dự án hạ tầng mang tính dài hạn, đầu tư vào những địa bàn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhằm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững và nguyên nhân thứ hai là do, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2011 – 2015 cịn nhiều hạn chế, đó là phân bổ nguồn lực chưa tập trung, bố trí vốn cơng trình dàn trải, thời gian thi công kéo dài, chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh bình thuận (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)