.4 So sánh GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Thuận với một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh bình thuận (Trang 35 - 38)

Đồng Nai (2.785 USD), bằng 78% tỉnh Bình Phước (2.016 USD), bằng 8,4% tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (18.466 USD); và bằng 80% cả nước (2.052 USD).

Bảng 2.4 So sánh GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Thuận với một số tỉnh lân cận tỉnh lân cận GRDP/người/năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 - Bình Thuận 19,7 24,9 27,4 30,0 33,1 37,6 - Ninh Thuận 12,6 17,9 21,9 23,7 26,4 - Bình Phước 22,8 35,4 38,2 40,3 42,2 - Bà Rịa-Vũng Tàu (cả dầu khí) 245,8 362,2 394,0 393,9 391,7 - Đồng Nai 29,5 37,4 43,4 52,4 59,2 - Lâm Đồng 22,8 31,2 35,5 37,6 40,2 Đông Nam Bộ 54,9 69,4 79,4 88,5 91,0 94,4 Cả nước 24,8 31,6 36,5 40,0 43,4 47,0

* Nguồn: Báo cáo tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

2.2 Đầu tư cơng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015

2.2.1 Quy mô đầu tư cơng và đầu tư tồn xã hội

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011 – 2015 đạt 76.497 tỷ đồng, tăng bình quân đạt 5,3%/năm, huy động vốn đầu tư tồn xã hội bình qn giai đoạn 2011-2015 so với GRDP đạt 41,7% và có xu hướng giảm dần, năm 2011 đạt 48,1% GRDP, đến

năm 2015 giảm xuống còn 36,1% GRDP.

Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011 - 2015, đầu tư ngành nông lâm ngư nghiệp khoảng 11%, ngành công nghiệp - xây dựng khoảng 32%, ngành dịch vụ khoảng 57%.

Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011 - 2015, vốn khu vực tư nhân (dân cư và doanh nghiệp tư nhân) là chủ yếu, chiếm khoảng 83,8%, tăng bình quân hàng năm đạt 5,1%/năm; khu vực đầu tư nhà nước chiếm khoảng 14,1%, tăng bình quân hàng năm đạt 6,9% và khu vực đầu tư nước ngồi chiếm khơng đáng kể, khoảng 2,1%, tăng bình quân hàng năm đạt 2,3%. Tất cả các nguồn vốn đầu tư đều có xu hướng tăng về quy mô nhưng tốc độ tăng hàng năm đạt thấp, trong đó vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước có tốc độ tăng cao nhất.

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công

Nguồn vốn đầu tư công của tỉnh gồm: ngân sách tập trung tỉnh, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, vốn ODA, vốn xổ số kiến thiết, vốn trái phiếu Chính phủ, và vốn vay ngân sách địa phương. Trong đó:

- Vốn đầu tư thuộc ngân sách tỉnh: chiếm 32,9% tổng số vốn đầu tư cơng, trong đó: huy động từ thu tiền sử dụng đất chiếm khoảng 60,5% và huy động cân đối đầu tư từ thuế, phí khoảng 39,5%. Nguồn vốn này được phân bổ hàng năm và danh mục dự án đầu tư do tỉnh quyết định.

- Vốn từ nguồn thu phí xổ số kiến thiết: chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư công, đây là nguồn thu ngân sách nhà nước chưa đưa vào cân đối, toàn bộ nguồn vốn này được phân bổ cho đầu tư phát triển hàng năm cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế và các cơng trình phúc lợi xã hội.

- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ: chiếm khoảng 16,3% tổng số vốn đầu tư công, gồm vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có tiêu theo các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư

phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ theo các Chương trình mục tiêu quốc gia (các Chương trình này do Quốc hội quyết định). Mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ ổn định trong 5 năm; danh mục dự án do tỉnh quyết định và được phân bổ hàng năm đảm bảo phù hợp với mục tiêu của từng Chương trình do trung ương quy định.

- Vốn trái phiếu Chính phủ: chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư công, danh mục dự án đầu tư và mức vốn phân bổ do trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của tỉnh; giai đoạn 2011 – 2015 vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư đầu tư vào 3 lĩnh vực: giao thông, thủy lợi và y tế.

- Vốn ODA: chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư công, nguồn vốn này do trung ương phân bổ cho các chương trình, dự án do tỉnh đăng ký và được thực hiện theo quy định của Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các Nhà tài trợ.

- Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước: chiếm 4,3% tổng số vốn đầu tư công; nguồn vốn này do tỉnh vay để đầu tư vào các lĩnh vực giao thông nông thôn, thủy lợi và hạ tầng làng nghề; danh mục và mức vốn phân bổ cho dự án do tỉnh quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh bình thuận (Trang 35 - 38)