.5 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công tỉnh giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh bình thuận (Trang 38)

Nguồn vốn đầu tư công

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2011 –

2015 (%)

- Vốn ngân sách tập trung tỉnh 32,9

- Vốn xổ số kiến thiết 18,3

- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 16,3

- Vốn trái phiếu Chính phủ 17,5

- Vốn ODA 10,6

- Vốn vay tín dụng phát triển Nhà nước 4,3

Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm 2011 – 2015 và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm 2016 – 2020 của UBND tỉnh Bình Thuận

Nguồn vốn huy động cho đầu tư công 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 chưa bền vững, vốn đầu tư công chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất, phí xổ số kiến thiết và hỗ trợ từ ngân sách trung ương, huy động cho đầu tư phát triển từ nguồn thu thuế của địa phương còn hạn chế, chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư công.

2.2.3 Cơ cấu đầu tư công theo ngành kinh tế

Đầu tư công chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh tế chiếm khoảng 56,6%, lĩnh vực xã hội khoảng 30,5%, quốc phòng 0,4%, các lĩnh vực khác khoảng 12,5%.

Trong lĩnh vực kinh tế, chủ yếu đầu tư cho nông lâm thủy sản chiếm khoảng 31,8%, giao thông vận tải khoảng 23,8%, và đầu tư cho cơng nghiệp là rất ít khoảng 1%. Trong lĩnh vực xã hội, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là cao nhất chiếm khoảng 12,7%; tiếp đến là cấp nước và xử lý rác thải, nước thải khoảng 4,9%, y tế khoảng 4,8%, khoa học công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,6%.

Phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2011 – 2015 ưu tiên cho ngành nông lâm thủy sản, giao thông, giáo dục đào tạo, y tế như trên là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 tại Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020 tại Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp và khoa học công nghệ, vốn đầu tư công phân bổ chưa phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và phát triển nền kinh tế bền vững của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015.

2.2.4 Phân bổ vốn đầu tư cơng

Ngun tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2011 – 2015 được quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 và tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Theo đó, ngun tắc bố trí vốn phải tập trung, ưu tiên thanh tốn nợ cho cơng trình đã hồn thành, đưa vào sử dụng, tiếp đến là cơng trình đang thi cơng dở dang, số vốn cịn lại chỉ bố trí cho cơng trình khởi cơng mới thật sự bức xúc và phải đảm bảo bố trí tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A, 20% đối với dự án nhóm B và 35% đối với dự án nhóm C so với tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt; dự án nhóm B phải bố trí vốn hồn thành trong 5 năm và 3 năm đối với dự án nhóm C.

Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện phân bổ vốn đầu tư theo đúng nguyên tắc nêu trên, nhưng việc thực hiện nguyên tắc ngày chưa triệt để, vẫn cịn bố trí vốn dàn trải, chưa đúng theo tỷ lệ, nhiều dự án quá thời hạn bố trí vốn và hàng năm vẫn cịn nợ

đọng xây dựng cơ bản.

Bảng 2.6 Số dự án bố trí vốn đầu tư cơng q thời gian và nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn 2011 – 2015

Năm

2011 2012 2013 2014 2015

Số dự án bố trí vốn quá thời hạn 3 năm

và 5 năm

45 dự án 40 dự án 41 dự án 42 dự án 27 dự án

Số nợ đọng xây dựng cơ bản (triệu đồng)

226.392 312.578 216.550 474.743 219.084

Nguồn: Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư và báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư

2.2.5 Phân cấp đầu tư công

Từ năm 2011 trở về trước, quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, tỉnh quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, bao gồm cả dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn (vốn địa phương và vốn trung ương); đối với cấp huyện trên địa bàn tỉnh, cấp huyện phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và cấp xã phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng bao gồm nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh.

Việc phân cấp về thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư nêu trên đã tạo sự chủ động cho cấp tỉnh cũng như cho cấp huyện, cấp xã trong việc lựa chọn quyết định dự án. Tuy nhiên phân cấp phê duyệt dự án đầu tư không gắn liền với khả năng cân đối vốn của từng cấp ngân sách nhà nước cho nên việc phê duyệt dự án tràn lan, nhiều dự án được phê duyệt đầu tư nhưng khơng có khả năng thực hiện do khơng cân đối được vốn.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ quy định. Theo đó, các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc vốn trái phiếu Chính phủ, thì trước khi tỉnh phê duyệt dự án đầu tư phải lấy ý kiến thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; đối với tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 57/QĐ- UBND ngày 29 tháng 11 năm 2013 về phân cấp đầu tư, theo đó các địa phương (cấp huyện, cấp xã) trước khi phê duyệt dự án có sử dụng vốn ngân sách cấp tỉnh phải lấy ý kiến của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Từ khi thực hiện các quy định trên, giai đoạn 2012 – 2015 các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã cơ bản đảm bảo được khả năng cân đối vốn.

Bảng 2.7 Tình hình phê duyệt dự án đầu tư cơng giai đoạn 2011 – 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Số dự án 98 79 110 111 88

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

1.298.726 1.010.238 1.087.501 1.088.696 1.181.088

Nguồn: Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư đầu tư tỉnh Bình Thuận hàng năm

Việc dự án đã được phê duyệt quyết định đầu tư nhưng khơng bố trí vốn kịp thời để triển khai thực hiện dẫn đến lãng phí chi phí cho cơng tác chuẩn bị đầu tư dự án. Cấp dưới phê duyệt dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách cấp trên nhưng khơng có ý kiến thẩm định của cơ quan cấp trên về khả năng cân đối vốn và nguồn vốn đầu tư dẫn đến mất cân đối trong đầu tư.

2.2.6 Thẩm định dự án đầu tư công

Theo quy định, thẩm định dự án đầu tư cơng bao gồm: thẩm định tính phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, tính cần thiết của dự án, mục tiêu của dự án, chủ trương đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm

quyền quyết định, khả năng huy động vốn và cân đối vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác, xem xét tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

Trong thực tế, việc loại bỏ dự án khơng có lợi cho xã hội ít khi xảy ra do kết quả của việc thẩm định. Hầu hết các dự án được cơ quan có thẩm quyền thẩm định yêu cầu chủ đầu tư chỉnh sửa lại dự án cho phù hợp với quy định hiện hành, chứ khơng u cầu loại bỏ dự án vì khơng có tính khả thi. Ngun nhân chủ yếu là do các cơ quan thẩm định thường khơng có đủ cơ sở để quyết định loại bỏ dự án vì khơng có đủ căn cứ để kiểm tra độ chính xác của số liệu, dự tính tác động của dự án; theo quy định có yêu cầu thẩm định đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nhưng chỉ là yêu cầu mang tính chất chung chung, chứ khơng quy định rõ căn cứ và phương pháp để tính tốn tác động, khơng định lượng được chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư bằng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, tài chính, tác động xã hội và tác động môi trường; thông thường khi thẩm định dự án đầu tư công đáp ứng đủ các nội dung về tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đầu tư, tính cần thiết và khả năng cân đối vốn so với tổng mức đầu tư dự án là đủ cơ sở để quyết định đầu tư dự án. Vì vậy, việc thẩm định và ra quyết định đầu tư chủ yếu mang tính chủ quan, phụ thuộc lợi ích của từng ngành, địa phương, còn căn cứ tính khoa học về hiệu quả kinh tế - xã hội rất thấp.

Bảng 2.8 Kết quả thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư cơng tỉnh Bình Thuận

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Số dự án được thẩm định trong kỳ 98 79 110 111 96 Số dự án có quyết định đầu tư trong kỳ 98 79 110 111 96

2.2.7 Quy hoạch, định hướng đầu tư công

Theo quy định, các dự án đầu tư được phân bổ vốn đầu tư cơng trước hết phải có chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; trong các văn bản chiến lược, quy hoạch có ghi rõ định hướng đầu tư và có cả danh mục dự án quan trọng cần đầu tư. Quy định trên nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch đầu tư công với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, danh mục dự án trong các chính sách, cơ chế, quy hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội thường khá rộng, chủ yếu thể hiện ý muốn chủ quan của địa phương và ngành quản lý, danh mục dự án đầu tư thường vượt quá khả năng cân đối vốn đầu tư cơng nên khi lập kế hoạch bố trí vốn hàng năm, các cơ quan gặp khó khăn khi dựa vào các quy hoạch này để lựa chọn dự án và trong quá trình thực hiện quy hoạch, cũng đã xuất hiện nhiều chương trình, dự án mới cấp bách hơn cần phải giải quyết mà nằm ngồi quy hoạch. Chính vì sự thiếu khả năng cân đối tài chính với nhu cầu vốn đầu tư theo quy hoạch nên nhiều dự án, chương trình được phê duyệt quyết định đầu tư dựa vào quy hoạch nhưng không cân đối được vốn để triển khai thực hiện hoặc nếu có triển khai thực hiện thì dự án, chương trình thường kéo dài thời gian thực hiện so với quy định đề ra vì nguồn vốn khơng đáp ứng kịp thời. Thời gian thực hiện kéo dài làm cho tổng mức đầu tư dự án tăng lên do giá cả nguyên vật liệu và nhân công tăng, do vậy, nhiều dự án, chương trình trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh giảm quy mô đầu tư nên ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án, chương trình so với ban đầu đặt ra.

Thực tế qua rà soát đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2009 cho thấy rằng, thực tế huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 76.497 tỷ đồng, chỉ đạt 59% tổng nhu cầu vốn đầu tư tồn xã hội và huy động vốn đầu tư cơng giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 10.806 tỷ đồng, chỉ

đạt 55,4% so với nhu cầu vốn đầu tư công. Chính vì lẽ đó, trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện và nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng đến năm 2015 vẫn chưa có vốn để thực hiện, xảy ra tình trạng nợ đọng khối lượng thực hiện như trình bày ở trên.

2.2.8 Đánh giá hiệu quả đầu tư cơng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được đánh giá sơ bộ qua chỉ số ICOR (Incremental Capital Output Ration), chỉ số này cho biết muốn tăng thêm một đơn vị sản lượng trong một kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Dựa trên số liệu của Cục Thống kê Tỉnh Bình Thuận và Tổng cục Thống kê về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, tác giả tính được chỉ số ICOR của tỉnh Bình Thuận và cả nước giai đoạn 2011 – 2015 theo như bảng sau:

Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư qua chỉ số ICOR giai đoạn 2011 – 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2011-

2015

ICOR Việt Nam 5,7 6,4 5,6 5,2 4,8 5,4

ICOR tỉnh Bình Thuận 6,8 7,1 6,8 6,6 4,4 6,2

1. Vốn nhà nước 2,7 2,0 3,0 3,1 3,2 2,7

2. Vốn tư nhân 2,6 6,5 5,9 4,6 4,7 4,5

3. Vốn FDI 0,3 7,8 2,1 0,7 0,7 1,05

Nguồn: Tác giả tính tốn theo số liệu của Cục thống kê Bình Thuận và Tổng cục thống kê

Hệ số ICOR càng cao cho thấy vốn đầu tư đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Trong cùng một thời kỳ với điều kiện các nền kinh tế giống nhau thì hệ số ICOR của nền kinh tế nào lớn thì hiệu quả vốn đầu tư thấp. Qua bảng 2.9 ta

thấy trong cùng một thời kỳ, chỉ số ICOR của tỉnh cao hơn cả nước, nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Bình Thuận thấp hơn cả nước. Trong đó: vốn đầu tư FDI là hiệu quả nhất, tiếp đến là vốn nhà nước, vốn tư nhân hiệu quả thấp nhất. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ số ICOR chỉ mang tính tương đối, vì thực tế tăng trưởng kinh tế nói chung và của từng khu vực nói riêng khơng chỉ dựa vốn đầu tư mà cịn có nhiều yếu tố khác tác động đến tăng trưởng.

2.2.9 Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo

2.2.9.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Vốn đầu tư đóng vai trị chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 (đóng góp 47,6% vào tăng trưởng kinh tế), trong đó vốn đầu tư cơng thơng qua việc đầu tư các hạ tầng kinh tế - xã hội có trọng tâm, trọng điểm, nhất là hạ tầng lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản, giao thông, giáo dục đào tạo, y tế. Nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, nên đã thu hút được nhiều dự án đầu tư ngồi ngân sách. Theo Báo cáo tình hình chấp thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đến cuối năm 2015 có 1.180 dự án đăng ký cịn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 272.016 tỷ đồng, đã có 801 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh bình thuận (Trang 38)