CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu thực trạng truyền dẫn từ chính sách lãi suất của
của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thơn Việt Nam
Có sự truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Agribank.
- Trong dài hạn:
+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là mạnh nhất. Lý giải cho điều này là do tiền gửi kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank và trong giai đoạn 2009-2014, lãi suất điều hành của NHNN biến động mạnh nên Agribank cũng chủ động điều chỉnh lãi suất kịp thời theo quy định của NHNN và đảm bảo được lợi ích của khách hàng cũng như của ngân hàng một cách kịp thời và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu
thanh khoản trong từng giai đoạn. Vì vậy lãi suất huy động 12 tháng khá nhạy cảm trước sự biến động của lãi suất tái cấp vốn.
+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung dài hạn đều cao là do Agribank chủ động điều chỉnh lãi suất để đảm bảo tình trạng thanh khoản và cân đối nguồn vốn ngắn và trung dài hạn.
Như vậy, trong dài hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động các kỳ hạn dài thì cao hơn so với lãi suất huy động kỳ hạn ngắn. Điều này phù hợp với giả thuyết kỳ vọng của cấu trúc kỳ hạn lãi suất. Lãi suất ngắn hạn có độ tương quan cao hơn so với lãi suất dài hạn và dễ bị biến động mạnh bởi các yếu tố thị trường. Lãi suất dài hạn không chỉ bị ảnh hưởng bởi lãi suất ngắn hạn hiện tại mà còn cả lãi suất ngắn hạn trong tương lai. Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất cho vay thì cao hơn so với mức độ truyền dẫn đến lãi suất huy động cho thấy kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Kleimeier, Sander [2005].
- Trong ngắn hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và cho vay gần như tương đồng nhau và không quá cao. Lý giải cho điều này là do khi lãi suất điều hành của NHNN thay đổi thì ngân hàng có kỳ vọng rằng sự thay đổi này chỉ mang tính tạm thời nên ngân hàng khơng điều chỉnh lãi suất ngay lập tức để tránh tăng chi phí tức thời. Truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn là bất đối xứng và kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Hannan và Berger (1991), Neumark và Sharpe (1992), Scholnick (1996), Lim (2001), Jamilov và cộng sự (2015).
Có sự truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Agribank.
- Trong dài hạn:
+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là mạnh nhất.
+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung dài hạn đều cao. Nguyên nhân là do năm 2011, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động và cho vay của Agribank tăng dẫn đến gây khó khăn cho
doanh nghiệp và tình hình thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn. NHNN ban hành các thơng tư 19/2012/TT-NHNN và 20/2012/TT-NHNN trong đó quy định lãi suất cho vay VNĐ đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là 13%/năm nhằm giúp doanh nghiệp và các hộ dân vượt qua khó khăn và ổn định sản xuất kinh doanh. Do yêu cầu về chính sách lãi suất của NHNN buộc Agribank phải thay đổi lãi suất kịp thời đặc biệt là lãi suất cho vay để thúc đẩy nền kinh tế. Vì vậy, lãi suất cho vay phải thấp tương ứng với lãi suất điều hành giảm nên mức độ truyền dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn so với lãi suất huy động.
Như vậy, trong dài hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động các kỳ hạn dài thì cao hơn so với lãi suất huy động kỳ hạn ngắn.
- Trong ngắn hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và cho vay gần như tương đồng nhau, không quá cao và truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn là bất đối xứng. Lý giải cho điều này là do:
+ Agribank luôn phải đối mặt với việc nâng lãi suất cho vay và hạ lãi suất huy động chậm chạp để đáp ứng theo lãi suất điều hành của NHNN, vừa để gia tăng lợi nhuận cho chính ngân hàng trong thời gian ngắn, giảm rủi ro thanh khoản.
+ Agribank không muốn thay đổi lãi suất huy động hoặc cho vay nếu như những thay đổi trong lãi suất tái cấp vốn hoặc lãi suất tái chiết khấu của NHNN là nhỏ hoặc tạm thời. Nguyên nhân là do xuất hiện các chi phí điều chỉnh liên quan đến việc thay đổi lãi suất như chi phí quảng cáo, in ấn, thơng báo...Do đó Agribank sẽ phản ứng chậm chạp trước những thay đổi tạm thời trong CSTT và phản ứng nhanh trước những thay đổi lâu dài trong CSTT.
+ Khách hàng khơng thích chuyển đổi các sản phần tài chính vì họ mất nhiều thời gian, cơng sức và bất tiện cho việc tìm kiếm các sản phẩm tài chính khác tốt hơn. Vì vậy Agribank điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhanh hơn và giảm lãi suất cho vay chậm hơn nhằm giữ chân các khách hàng mà vẫn tạo ra được lợi nhuận nên có sự bất cân xứng trong tốc độ truyền dẫn lãi suất.
Kết luận chương 4
Chương 4 trình bày về lý thuyết mơ hình nghiên cứu ARDL, kết quả truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay ở các kỳ hạn khác nhau tại Agribank giai đoạn 2008-2015. Kết quả cho thấy rằng truyền dẫn khơng hồn tồn trong dài hạn và ngắn hạn, chỉ có lãi suất huy động 12 tháng, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn có mức truyền dẫn cao khi có sự thay đổi của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Đồng thời, có sự truyền dẫn bất đối xứng của lãi suất khi nghiên cứu trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn bất đối xứng của lãi suất điều hành của NHNN hay tính cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất của Agribank.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
Giới thiệu chương 5
Chương 5 trình bày những kết quả chính rút ra được từ những nghiên cứu thực nghiệm ở chương 4 để từ đó gợi ý chính sách điều hành của NHNN, đưa ra các giải pháp điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tăng mức độ truyền dẫn lãi suất.