Lợi nhuận sau thuế tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 38 - 61)

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị 2.128 1.829 1.300 4.851 956 1.651 2.454 2.960

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank 2008-2015) Từ năm 2010 đến 2015, lợi nhuận bình quân hàng năm của Agribank tăng 2,36%. Trong giai đọạn 2009-2014, lợi nhuận sau thuế của Agribank có sự biến động khá lớn. Nếu như năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 1.300 tỷ đồng thì năm 2014, lợi nhuận sau thuế đạt 2.454 tỷ đồng. Trong vịng 5 năm từ 2009-2014, thì năm 2012 lợi nhuận tồn ngành nói chung và Agribank nói riêng giảm mạnh do đây là giai đoạn tăng trưởng tín dụng khá thấp, lãi suất cho vay giảm và NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

3.2 Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

LSCB là công cụ để thực hiện CSTT của NHNN trong ngắn hạn. LSCB được xác định dựa trên lãi suất liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, lãi suất huy động của các TCTD và xu hướng biến động cung cầu thị trường làm cơ sở ấn định lãi suất kinh doanh. Theo Luật dân sự, các TCTD không được cho vay với lãi suất cao gấp 1,5 lần LSCB. LSCB được công bố lần đầu vào ngày 02/08/2010 theo Quyết định số 242/2000/QĐ-NHNN và áp dụng ngày 05/08/2000. Lần đầu công bố, LSCB ở mức 9%/năm. Các TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng theo lãi suất cho vay cố định hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh nhưng không vượt quá mức LSCB cộng các biên độ sau: đối với cho vay ngắn hạn: 0,3%/tháng, đối với vay trung dài hạn: 0,5%/tháng. Đến cuối tháng 5/2002, NHNN thay đổi cơ chế cho vay theo hướng không áp dụng LSCB cộng với biên độ mà cho phép các NHTM áp dụng lãi suất thỏa thuận với khách hàng. LSCB

vẫn tiếp tục được duy trì nhưng chỉ để tham khảo và định hướng đối với lãi suất thị trường. Vào thời điểm tháng 06/2008, LSCB là 14%/năm (QĐ 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008). NHNN thực hiện điều hành theo LSCB, đồng thời thiết lập một hàng lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường. Lãi suất trần gần như là lãi suất tái cấp vốn, lãi suất sàn được xem là lãi suất tái chiết khấu (5%-7%/năm). LSCB và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này.

Biểu đồ 3.1: Biến động lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015.

4 6 8 10 12 14 16 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 LSCB LSTCK LSTCV

(Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015) Năm 2008: NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm LSCB cũng như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Ngày 1/2/2008, LSCB được tăng từ 8,25% lên 8,75%. Ngày 19/5, NHNN quy định LSCB là cơ sở xác định lãi suất cho vay của các NHTM (lãi suất trần không quá 150% LSCB), cùng ngày LSCB được điều chỉnh tăng lên 12%. LSCB được điều chỉnh tăng cao nhất vào ngày 11/6 (14%). Ngày 21/10/2008, LSCB giảm còn 13%. Kết thúc năm 2008, LSCB là 8,5%.

Có thể nói năm 2009 là năm đầy thách thức đối với điều hành CSTT của NHNN trong bối cảnh chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu, kinh tế trong nước suy giảm. Xét về tần suất điều chỉnh thì năm 2009 CSTT có sự

ổn định hơn. Cụ thể, đầu tháng 02/2009, LSCB giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm. Ngày 25/11/2009, NHNN thông báo điều chỉnh tăng LSCB lên 1%. Theo đó, từ ngày 01/12/2009, mức LSCB là 8%/năm thay vì 7% như trước đây. Lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt điều chỉnh tăng lên mức 6% và 8%/ năm. Trong quý IV/2009, lãi suất liên ngân hàng qua đêm thường xuyên cao hơn LSCB. Nguyên nhân là do các NHTM đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn đặc biệt là các kỳ hạn dài do lãi suất bị khống chế tại mức thấp trong khi đây là giai đoạn nhu cầu vốn của nền kinh tế lớn, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu thanh tốn nhiều, đột biến để mua sắm cá nhân dịp tết và chi trả các khoản lương thưởng...

Năm 2010, diễn biến lãi suất theo kịch bản của năm 2009 là lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài, tăng lên vào cuối năm nhằm kiềm chế lạm phát, còn lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm. Ngày 05/11/2010, NHNN chính thức nâng mức LSCB lên 9%, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu cũng điều chỉnh tăng lần lượt là 7% và 9%/năm. Mặc dù vậy, CSTT trong năm 2010 khó có thể nói là đã thắt chặt khi NHNN tăng tổng phương tiện thanh tốn 25,3%, và tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng là 29,81% so với năm 2009. Việc điều hành thiếu nhất quán và ổn định trong chính sách đã làm giảm hiệu quả của CSTT. Hệ quả là một trong những rủi ro được nhận diện trong năm 2010 là rủi ro về chính sách đồng thời cũng khiến Việt Nam không đạt được mục tiêu về ổn định vĩ mô và giá trị đồng tiền.

Năm 2011, trước áp lực lạm phát tăng cao, thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, CSTT thắt chặt được NHNN thực hiện nhất quán suốt năm 2011. Về lãi suất điều hành, LSCB tuy vẫn được giữ ở mức 9% nhưng lãi suất tái chiết khấu điều chỉnh tăng từ 7% lên 12% trong quý I/2011 và 13% cho quý III/2011 và quý IV/2011 còn lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ 9% lên 15% nhằm làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các NHTM ỷ lại vào NHNN và khiến các NHTM cẩn trọng hơn trong xét duyệt cho vay.

Ngày 10/4/2012, NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng giảm xuống mức 2%/năm, kỳ hạn từ 1-12 tháng là 8%/năm trong khi trần lãi suất kỳ hạn trên 1 năm đã được dỡ bỏ. Xu hướng giảm lạm phát trong năm 2012 là cơ sở chính cho việc giảm trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất này chủ yếu là đối với các kỳ hạn ngắn còn lãi suất kỳ hạn dài vẫn ở mức cao từ 10%-12%/năm. Điều này một mặt cho thấy được mức lãi suất cao ở các kỳ hạn dài vẫn tiềm ẩn rủi ro chi phí, một mặt cho thấy các ngân hàng muốn duy trì một sự hấp dẫn nhất định để dự phòng vấn đề thanh khoản cuối năm.

Năm 2013, NHNN đã giảm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng xuống 7%/năm đồng thời dỡ trần lãi suất với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra, lãi suất điều hành cũng điều chỉnh giảm lần lượt cho lãi suất tái cấp vốn là 7% và lãi suất tái chiết khấu là 5%. Theo đó, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định và có xu hướng giảm so với năm 2012.

Năm 2014: mặt bằng lãi suất duy trì xu hướng giảm với mức giảm khoảng 1.5%- 2%/năm so với cuối năm 2013. Vào cuối quý I/2014, NHNN đã ra quyết định giảm các mức lãi suất chủ chốt. Sau đó đến đầu quý IV/2014, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng giảm từ 6% xuống 5,5%/năm, đồng thời giữ ổn định các mức lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5%/năm.

Năm 2015: Chính sách lãi suất càng thận trọng hơn khi NHNN thực hiện điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt lạm phát dưới 5%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mức 6,2%. Cụ thể, NHNN giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 1-1,5%/năm.

3.3 Thực trạng lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

3.3.1 Thực trạng lãi suất huy động

Biểu đồ 3.2: Diễn biến lãi suất huy động tại Agribank trong mối tương quan với lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2015

2 4 6 8 10 12 14 16 18 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 12M 18M 1M 24M 6M LSCB

(Nguồn: Agribank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015) Trong năm 2008, lãi suất huy động của Agribank biến động mạnh nhất, bùng phát tăng trong tháng 5 và cao nhất trong tháng 6. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lập kỷ lục lên tới 43%/năm.

Sang quý IV/2009, lãi suất huy động của Agribank tiếp tục được đẩy cao trước và sau khi LSCB được điều chỉnh tăng, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn. Lý giải việc tăng lãi suất huy động trong một thời gian dài, là do đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, cũng như phù hợp với xu hướng chung của thị trường khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ tăng cao và đang thu hút khơng ít lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư trong khi đó nhu cầu vay của các doanh nghiệp đang tăng mạnh nhất là dịp cuối năm. Tính đến hết ngày 10/12/2009, lãi suất huy động của Agribank cho các kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng dao động khoảng 10%-10,49%, trong khi con số này ở cuối quý III là từ 8-9,4%/năm. Tuy điều chỉnh tăng LSCB nhưng chủ trương của NHNN là ổn định mặt bằng lãi suất không gây xáo trộn thị trường, từ đó chỉ đạo Agribank khơng được nâng lãi suất tiền gửi lên mức 10,5%/năm. Mặc dù lãi suất

tiết kiệm đã liên tục được điều chỉnh tăng, tuy nhiên mức lãi suất 10,5% vẫn rất thấp so với năm 2008, và so với các kênh đầu tư khác. Theo đó, trong thời gian tới Agribank sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế sẽ tăng lên cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Vậy nên tình trạng mất cân đối về nguồn vốn huy động và cho vay sẽ tiếp diễn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cuộc đua lãi suất ngắn hạn vẫn tiếp tục diễn ra một cách căng thẳng.

Năm 2010, với nỗ lực giảm lãi suất huy động tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay, nhưng giữa các ngân hàng chưa có sự đồng thuận và thống nhất thực hiện cùng nhau. Mặc dù các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động ở mức 12%/năm, nhưng các ngân hàng lại có thỏa thuận ngầm với khách hàng về một mức lãi suất cao hơn để thu hút vốn. Để các ngân hàng thuận lợi hơn trong huy động vốn, NHNN khuyến khích lãi suất cạnh tranh. Tuy nhiên khái niệm lãi suất cạnh tranh đã được các ngân hàng lớn tận dụng triệt để. Chỉ sau tín hiệu phát đi của NHNN, thị trường lãi suất đã tăng đột ngột và xác lập kỷ lục lên gần 18%/năm (trước đó thực hiện đồng thuận là 12%). Ngay sau khi có những hiệu ứng không mong muốn này, NHNN yêu cầu các ngân hàng điều chỉnh lãi suất theo đúng thỏa thuận giữa các ngân hàng. Lãi suất cạnh tranh khơng có nghĩa là thả nổi và tăng nóng mà là nhằm tạo lợi ích cho thị trường, cho khách hàng và giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí, tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngày 11/12/2010, Agribank cam kết áp dụng lãi suất huy động tối đa là 14%/năm, tổng lãi suất quy đổi các chương trình thưởng tối đa 15%/năm.

Năm 2011, lãi suất huy động VNĐ của Agribank khơng có nhiều thay đổi so với cuối năm 2010, vẫn giữ lãi suất huy động tối đa 14 %/năm ở kỳ hạn ngắn.

Năm 2012, theo đà giảm của lãi suất huy động, trần lãi suất huy động của Agribank ở các kỳ hạn ngắn đang ở mức hợp lý. 6 tháng cuối năm, lãi suất duy trì ở mức 9%/năm ở kỳ hạn 1 tháng và 6 tháng, kỳ hạn dài dao động khoảng 9,5%- 10,5%/năm.

Năm 2013, lãi suất huy động của Agribank kỳ hạn ngắn 6 tháng duy trì mức trần 7%, kỳ hạn trên 6 tháng phổ biến từ 7,5%-8,5%/năm.

Vào thời điểm cuối năm 2014, lãi suất huy động của Agribank các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng dao động trong khoảng 4%-5,45%/năm, với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất trong khoảng 5,3%-7,5%/năm. Đáng chú ý là vào cuối tháng 12, Agribank quyết định hạ lãi suất các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, vốn là một trong những cơ sở để tính tốn lãi suất cho vay, xuống còn từ 6%-7%/năm. Lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện để lãi suất cho vay giảm theo sau đó.

Mặt bằng lãi suất huy động trong năm 2015 của Agribank tương đối ổn định. Trong 4 tháng đầu năm, khi tín dụng chưa tăng mạnh và CPI duy trì xu hướng giảm, mặt bằng lãi suất khá ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Sau đó, từ cuối quý 2, lãi suất chịu áp lực tăng trở lại khi tăng trưởng tín dụng ấm lên và rủi ro tỷ giá ở mức cao. Theo đó, Agribank tăng nhẹ lãi suất huy động ở các kỳ hạn. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2015, mặt bằng lãi suất huy động giảm khoảng 0,2%-0,5% so với cuối năm 2014. Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4%-5,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng trở lên khoảng 5,4%-7,2%/năm.

3.3.2 Thực trạng lãi suất cho vay

Biểu đồ 3.3: Diễn biến lãi suất cho vay tại Agribank trong mối tương quan với lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2015

6 8 10 12 14 16 18 20 22 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 LSNH LSTDH LSCB

(Nguồn: Agribank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015) Năm 2008, hoạt động cho vay của Agribank cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn do lãi suất cao và khả năng tiếp cận vốn khơng dễ, tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong năm liên tục tăng dưới 1%/ tháng. Từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới và hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh, lãi suất trên thị trường bắt đầu giảm. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm 2008, NHNN điều chỉnh giảm LSCB, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu thì lãi suất huy động giảm còn khoảng 8%/năm và lãi suất cho vay của Agribank tối đa từ trên 20%/năm về còn 12,75%/năm.

Đầu tháng 02/2009, LSCB giảm xuống 7%/năm kéo theo lãi suất cho vay tối đa của Agribank giảm từ 12,75% xuống còn 10,5%/năm. Ngay sau khi LSCB được nâng lên mức 8%/năm từ mức 7%/năm vào ngày 01/12/2009, Agribank đã tiến hành điều chỉnh lãi suất cho vay lên mức trần lãi suất cho phép là 12%. Lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 15-17%/năm., không thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác,...) và hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh.Với quyết định trên, Agribank buộc phải áp dụng mức lãi suất trần 12%/năm cho các khoản vay ngồi mục đích tiêu dùng. Đồng thời, với tình trạng huy động vốn ngày càng gặp nhiều khó khăn, Agribank buộc phải hạn chế đối với tín dụng cầm cố chứng khốn, bất động sản.

Năm 2010, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trường có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bãi bỏ các quy định ràng buộc về các loại lãi suất điều hành. Cụ thể, NHNN ban hành thông tư 03/2010/TT-NHNN,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 38 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)