CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Kiểm định mơ hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL
4.5.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu qua phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị nghiệm đơn vị
Trước khi phân tích mơ hình cần phải thực hiện kiểm định tính dừng của các biến để tránh trường hợp tương quan giả, dẫn đến các kiểm định thống kê bị sai lệch. Xét mơ hình sau: Yt = ρYt-1 + µt ( -1≤ ρ ≤1) (5) Yt là một chuỗi dừng thì giá trị trung bình, phương sai và đồng phương sai (ở các độ trễ khác nhau) sẽ giống nhau ở bất cứ thời điểm nào.
Giả thiết:
H0: ρ =1 ( Yt là chuỗi không dừng) H1: ρ <1 (Yt là chuỗi dừng)
Phương trình (5) tương đương với phương trình sau: Yt – Yt-1 = ρYt-1 – Yt-1 + µt
∆Yt = ( ρ -1 )Yt-1 + µt
∆Yt = δ + µt
Như vậy các giả thiết trên có thể viết lại như sau: H0: δ =0 ( Yt là chuỗi không dừng)
H1: δ <0 (Yt là chuỗi dừng)
Dickey Fuller cho rằng giá trị t ước lượng của hệ số Yt-1 sẽ theo phân phối xác suất τ ( tau statistic, τ = giá trị δ ước lượng/ sai số của hệ số δ ). Kiểm định thống kê τ còn được gọi là kiểm định Dickey Fuller ( DF). Nếu như | τ | > | τα | (giá trị τ tra bảng) thì bác bỏ H0, tức là chuỗi Yt dừng. Yt được gọi là liên kết bậc 1 nếu ∆Yt là chuỗi dừng, ký hiệu I(1). Tuy nhiên, do có thể có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các ut do thiếu biến, nên người ta thường sử dụng kiểm định DF mở rộng là ADF.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi gốc lãi suất huy động, lãi suất cho vay bằng phương pháp ADF
Đơn vị tính: %
Chuỗi gốc t-Statistic Prob* Kết luận
HĐ1M -2,027167 0,2749 Không dừng HĐ6M -2,357899 0,1565 Không dừng HĐ12M -1,392710 0,5828 Không dừng HĐ18M -1,563726 0,4971 Không dừng HĐ24M -1,615662 0,4707 Không dừng CVNH -1,826436 0,3657 Không dừng CVTDH -2,066375 0,2587 Không dừng TCV -2,570517 0,1028 Không dừng TCK -1,551138 0,5035 Không dừng (Nguồn: Phụ lục 02)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân lãi suất huy động, lãi suất cho vay bằng phương pháp ADF
Đơn vị tính: %
Chuỗi sai phân t-Statistic Prob* Kết luận
HĐ1M -12,585569 0,0000 Dừng HĐ6M -11,58997 0,0000 Dừng HĐ12M -15,07362 0,0000 Dừng HĐ18M -14,64223 0,0000 Dừng HĐ24M -14,86575 0,0000 Dừng CVNH -7,787872 0,0000 Dừng CVTDH -12,64119 0,0000 Dừng TCV -10,39409 0,0000 Dừng TCK -9,973895 0,0000 Dừng (Nguồn: Phụ lục 02)
Tính dừng của chuỗi gốc phản ánh mối quan hệ mang tính dài hạn xung quanh kỳ vọng và phương sai của chúng. Cịn tính dừng của chuỗi sai phân phản ánh mối quan hệ mang tính ngắn hạn xung quanh kỳ vọng và phương sai của chúng. Kết quả cho thấy chuỗi sai phân mới có tính dừng, vì vậy chỉ có thể xem xét trong ngắn hạn. Nếu các chuỗi gốc kết hợp với nhau dưới dạng các vectơ có phần dư ổn định thì có nghĩa là tồn tại mối quan hệ dài hạn. Để kiểm tra điều này, cần thực hiện kiểm định đồng liên kết.
4.5.2 Kiểm định đồng liên kết
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đường bao
Đơn vị tính: % Mức ý nghĩa 10% 5% 2.5% 1% I1 3,51 4,16 4,79 5,58 I0 3,02 3,62 4,18 4,94 TCK HĐ1M HĐ6M HĐ12M HĐ18M HĐ24M CVNH CVTDH F-statistic 9,5058 13,326 19,787 15,522 17,213 69,24 26,612 TCV HĐ1M HĐ6M HĐ12M HĐ18M HĐ24M CVNH CVTDH F-statistic 19,4348 13,4721 35,998 24,0446 5,6063 24,485 24,495 (Nguồn: Phụ lục 03) Giá trị thống kê F của tất cả các biến lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong mối tương quan với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đều lớn hơn giá trị đường bao trên I1 tương ứng với mức ý nghĩa là 5%. Vì vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến trong mơ hình.
4.5.3 Kiểm định chẩn đốn và kiểm định phần dư
Để mơ hình ước lượng đáng tin cậy thì phần dư của mơ hình phải khơng có hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Vì vậy, tác giả tiến hành kiểm định Lagrange để phát hiện hiện tượng tự tương quan và kiểm định White để phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi.
Kiểm định Lagrange: Ho: Khơng có hiện tượng tự tương quan (Prob ᵪ2 > α=5%) H1: Có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định White: Ho: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi (Prob ᵪ2 > α=5%)
H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi. Bảng 4.7: Kiểm định chẩn đoán và kiểm định phần dư
Đơn vị tính: %
Biến Kiểm định nR2 Prob ᵪ2
HĐ1M_TCV Tự tương quan (LM Test) 6,875648 0,1426 Phương sai thay đổi ( White Test) 7,977393 0,3346 HĐ6M_TCV Tự tương quan (LM Test) 2,823177 0,0929 Phương sai thay đổi ( White Test) 9,532566 0,1230 HĐ12M_TCV Tự tương quan (LM Test) 0,624720 0,4293 Phương sai thay đổi ( White Test) 7,895867 0,2458 HĐ18M_TCV Tự tương quan (LM Test) 1,414595 0,2343 Phương sai thay đổi ( White Test) 8,363241 0,0791 HĐ24M_TCV Tự tương quan (LM Test) 1,491429 0,2220 Phương sai thay đổi ( White Test) 6,609193 0,1580 CVNH_TCV Tự tương quan (LM Test) 0,006167 0,9969 Phương sai thay đổi ( White Test) 60,72642 0,2464 CVTDH_TCV Tự tương quan (LM Test) 3,359875 1,1864 Phương sai thay đổi ( White Test) 27,31280 0,8199 HĐ1M_TCK Tự tương quan (LM Test) 5,631849 0,2284 Phương sai thay đổi ( White Test) 14,62938 0,0511 HĐ6M_TCK Tự tương quan (LM Test) 2,408945 0,1206 Phương sai thay đổi ( White Test) 14,79667 0,0522 HĐ12M_TCK Tự tương quan (LM Test) 0,305679 0,5803 Phương sai thay đổi ( White Test) 0,787132 0,8525 HĐ18M_TCK Tự tương quan (LM Test) 3,356877 0,0669
Phương sai thay đổi ( White Test) 6,291303 0,0983 HĐ24M_TCK Tự tương quan (LM Test) 3,478041 0,0622 Phương sai thay đổi ( White Test) 4,113170 0,2495 CVNH_TCK Tự tương quan (LM Test) 2,02462 0,1121 Phương sai thay đổi ( White Test) 16,99773 0,0574 CVTDH_TCK Tự tương quan (LM Test) 0,51142 0,2780 Phương sai thay đổi ( White Test) 15,56967 0,0563
(Nguồn: Phụ lục 08) Phần dư của mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, vì vậy mơ hình là đáng tin cậy.
4.5.4 Chọn độ trễ tối ưu cho các biến trong mơ hình Bảng 4.8: Kiểm định độ trễ tối ưu
Đơn vị tính: tháng ARDL
(y, TCV) y:HĐ1M y:HĐ6M y:HĐ12M y:HĐ18M y:HĐ24M y:CVNH y:CVTDH Độ trễ tối ưu (4,2) (1,1) (1,4) (1,2) (1,2) (2,6) (2,4)
R2 0,9676 0,9480 0,96345 0,93368 0,9336 0,9774 0,9715 ARDL
(y,TCK) y:HĐ1M y:HĐ6M y:HĐ12M y:HĐ18M y:HĐ24M y:CVNH y:CVTDH Độ trễ tối ưu (4,2) (1,1) (1,1) (1,1) (1,1) (3,3) (2,3)
R2 0,9651 0,94047 0,93873 0,91398 0,9135 0,9661 0,96231 (Nguồn: Phụ lục 04) Độ trễ tối ưu của mơ hình ARDL( TCV, CVNH) là ARDL (2,6) có R2 là 0,97747, tức là mơ hình giải thích được hơn 97% sự biến động của lãi suất cho vay ngắn hạn theo lãi suất tái cấp vốn. Độ trễ tối ưu của mơ hình ARDL(TCV, HĐ1M) là (4,2), ARDL(TCV, HĐ6M) là (1,1), ARDL(TCV, HĐ12M) là (1,4), ARDL(TCV, HĐ18M) là (1,2), ARDL(TCV, HĐ24M) là (1,2), ARDL(TCV, CVTDH) là (2,4). Tương tự, độ trễ tối ưu của mơ hình ARDL(TCK, CVNH) là (3,3) có R2 là 0,96618, tức là mơ hình giải thích được hơn 96% sự biến động của lãi suất cho vay ngắn hạn theo lãi suất tái chiết khấu. Độ trễ tối ưu của mơ hình ARDL(TCK, HĐ1M) là (1,1),
ARDL(TCK, HĐ6M) là (1,1), ARDL(TCK, HĐ12M) là (1,1), ARDL(TCV, HĐ18M) là (1,1), ARDL(TCV, HĐ24M) là (1,1), ARDL(TCV, CVTDH) là (2,3).