STT Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết luận
1
Hannan và Berger (1991) và Neumark và Sharpe (1992)
Tính cứng nhắc của lãi suất tiền gửi ở Mỹ
Sự điều chỉnh bất cân xứng về vị trí cân bằng của lãi suất bán lẻ 2 Scholnick (1996)
Điều chỉnh đối xứng của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay để đáp ứng với những cú sốc từ lãi suất bán buôn ở Singapore và Malaysia
3
Beng Soon Chong, Ming-Hua Liu, Keshab Shrestha (2005)
Tốc độ thay đổi lãi suất để đáp ứng với những thay đổi trong tỷ giá thị trường qua các tổ chức tài chính khác và trên các sản phẩm tài chính ở Singapore
4 Bondt (2002)
Mối quan hệ giữa sự truyền dẫn từ lãi suất trái phiếu chính phủ đến lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay ở khu vực châu Âu Mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn 5 Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014)
Truyền dẫn từ lãi suất chính sách (lãi suất tái cấp vốn và lãi suất liên ngân hàng) đến lãi suất bán lẻ (lãi suất tiền gửi và
lãi suất cho vay) ở Việt Nam 6 Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis, Alireza Tourani- Rad (2007)
Nghiên cứu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất huy động và lãi suất cho vay từ những thay đổi của lãi suất cơ bản ở Newzeland
Mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn. Sự điều chỉnh bất cân xứng về vị trí cân bằng của lãi suất bán lẻ 7
Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013)
Truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam
8 Jamilov và cộng sự (2014)
Nghiên cứu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường ở vùng Causasus
Mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn. Sự điều chỉnh bất cân xứng về vị trí cân bằng của lãi suất bán lẻ. Khơng có bằng chứng rõ ràng rằng truyền dẫn lãi suất được cải thiện sau điểm gãy cấu trúc
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.5 Đóng góp mới của đề tài
Cottarelli và Kourelis (1994) lập luận rằng cấu trúc kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ quyết định sự khác biệt trong cơ chế truyền dẫn. Trinidad và Tobago (2007) cho rằng kênh tín dụng là kênh truyền dẫn quan trọng hơn các kênh khác ở những quốc gia có thị trường tài chính kém phát triển. Các quốc gia có thị trường tài chính phát triển mạnh và cạnh tranh cao như Anh và Mỹ thì kênh lãi suất là kênh truyền dẫn chính (Enger và cộng sự, 1999). Theo Romer và Rommer (1990), có hai điều kiện quan trọng để chính sách tiền tệ truyền dẫn thơng qua kênh
lãi suất đó là (i) các NHTM khơng có khả năng phịng vệ trước sự thay đổi vốn dự trữ của mình khi CSTT thay đổi. (ii) Khơng có loại tài sản nào khác có thể thay thế tiền trong chức năng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Việt Nam hiện nay là một quốc gia đang phát triển với thị trường chứng khoán chưa phát triển, mức độ đóng góp vốn cho nền kinh tế cịn thấp, hệ thống NHTM đóng vai trị lớn trong nhiệm vụ chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Có nhiều nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu về sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ của hệ thống NHTM hoặc một nhóm các NHTM, nhưng ở bài nghiên cứu này muốn phân tích sự truyền dẫn từ chính sách lãi suất của NHNN đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng cụ thể là Agribank để đánh giá thực nghiệm cơ chế truyền dẫn lãi suất có đúng với lý thuyết hay khơng bằng mơ hình ARDL.
Kết luận chương 2
Chương 2 trình bày tổng quan về lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại NHTM và truyền dẫn lãi suất nhằm làm rõ các khái niệm liên quan đến việc truyền dẫn từ chính sách lãi suất của NHTƯ đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại NHTM, đồng thời lược khảo các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn lãi suất để làm cơ sở cho việc kiểm chứng kết quả thực nghiệm trong chương 4.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ TRUYỀN DẪN TỪ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
Giới thiệu chương 3
Chương 3 trình bày lịch sử hình thành và phát triển, các hoạt động kinh doanh chủ yếu và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Phân tích thực trạng lãi suất huy động, lãi suất cho vay và truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để thảo luận với kết quả nghiên cứu theo phương pháp định lượng ở chương 4.
3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 26/03/1988, Ngân hàng chuyên doanh phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tên viết tắt là Agribank.
Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặt biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện với tổng tài sản: trên 833.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn: trên 804.000 tỷ đồng, tổng dư nợ: 614.561 tỷ
đồng, mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, nhân sự gần 40.000 nhân viên.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD như Dự án tài chính nơng thơn III (WB), dự án Biogas ( ADB), dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD)...Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Với vị thế là NHTM- định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước.
3.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong và ngồi nước dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
+ Tiếp cận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước .
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác.
- Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, của NHNN.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Dịch vụ thẻ, dịch vụ kiều hối và các dịch vụ gia tăng khác. - Kinh doanh vốn.
- Dự án quốc tế, hợp tác quốc tế.
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn