Số nhân khẩu, lao động, và độ tuổi của hộ đƣợc khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của người dân sau khi thu hồi đất tại trung tâm điện lực tỉnh hậu giang (Trang 44)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1.3. Số nhân khẩu, lao động, và độ tuổi của hộ đƣợc khảo sát

Số liệu khảo sát của 153 hộ, tổng số nhân khẩu là 664 người, trong đó số nhân khẩu nữ là 302 người, chiếm tỷ lệ 46,89%. Số nhân khẩu bình quân hộ là 4,34 người, trong đó số nhân khẩu nữ bình quân mỗi hộ là 1,97 người.

Qua khảo sát, số lao động của hộ gia đình được khảo sát là 502 lao động, số lao động bình quân hộ là 3,28 người. Đa số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trước thu hồi đất chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động được khảo sát, chiếm 80,87% (406 lao động). Số lao động phi nơng nghiệp trước thu hồi đất chỉ có 96 người, chiếm tỷ lệ 19,13%.

Số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sau thu hồi đất giảm xuống so với trước khi thu hồi đất trong tổng số lao động được khảo sát, chiếm 67,33% (388 lao động). Số lao động phi nông nghiệp sau thu hồi đất tăng lên có 164 người, chiếm tỷ lệ 32,67%. Điều này thể hiện sau thu hồi đất một phần lao động chuyển sang làm việc trong khu cụm công nghiệp, hoặc buôn bán, làm lao động phổ thơng…do diện tích đất nơng nghiệp giảm.

Bảng 4.6. Số nhân khẩu, lao động của hộ đƣợc khảo sát

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số mẫu khảo sát

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số nhân khẩu Người 644 100,00

- Số nhân khẩu nữ Người 302 46,89

2. Số nhân khẩu bình quân hộ: Người 4,34 100,00

- Nhân khẩu bình quân nữ Người 1,97 45,39

3. Tổng số lao động(trước thu hồi) Người 502 100,00

- Lao động nông nghiệp Người 406 80,87

- Lao động phi nông nghiệp Người 96 19,13

4. Tổng số lao động(sau thu hồi) Người 502 100,00

- Lao động nông nghiệp Người 388 67,33

- Lao động phi nông nghiệp Người 164 32,67

5. Lao động bình quân hộ Người 3,28

Bảng 4.7. Độ tuổi của chủ hộ trong các mẫu khảo sát

Tuổi Dƣới 31 31 – 40 41 – 60 Trên 60 Tổng

Số lượng 5 20 101 27 153

Tỷ lệ % 3,3 13 66,1 17,6 100,00

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

Qua số liệu khảo sát, chủ hộ có độ tuổi dưới 31 chiếm 3,3%, chủ hộ có độ tuổi từ 31-40 chiếm 13%, chủ hộ có độ tuổi từ 41-60 chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1%, trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 17,6%. 17,6% trên 60 tuổi 66,1% từ 41 đến 60 tuổi 3,3% d ới 31 tuổi 13% từ 31-40 tuổi

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

Hình 4.3: Độ tuổi của chủ hộ trong các mẫu khảo sát 4.2.1.4. Nguồn lực đất đai của hộ trƣớc và sau thu hồi đất 4.2.1.4. Nguồn lực đất đai của hộ trƣớc và sau thu hồi đất

Qua khảo sát, tổng diện tích đất của các hộ gia đình trước thu hồi là 523.589 m2. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất thì tổng diện tích đất của các hộ chỉ cịn 71.814 m2

, trong đó phần lớn diện tích đất nơng nghiệp đã bị thu hồi để phục vụ cho việc xây dựng trung tâm điện lực Sơng Hậu, diện tích đất bị thu hồi đất là 451.775 m2. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Diện tích đất bị thu hồi bình quân một hộ là 2.952,8 m2, trong đó hộ có diện tích bị thu hồi thấp nhất là 54 m2, và hộ có diện tích bị thu hồi cao nhất là 15.000 m2.

4.2.1.5. Tiền đền bù

Qua khảo sát, tiền đền bù đất là điều làm cho hộ bị thu hồi đất nhiều bức xúc nhất. Theo người dân phương án bồi thường phải áp dụng theo Nghị định 197 và Luật Đất đai 2003 là chưa thỏa đáng. Người dân rất bức xúc vì theo họ giá đền bù thấp, không đủ tiền để mua lại một miếng đất tương tự. Giá đền bù cho một mét vuông đất lúa là 50.000 đồng/m2, đất vườn là 70.000 đồng/m2

. Đối với đất thổ cư thì số tiền đền bù cũng rất thấp, trung bình là 250.000 đồng/m2 . Với giá đền bù thấp như vậy, cho nên ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Bảng 4.8. Tiền đền bù đất tính trên mỗi mét vng

ĐVT: ngàn đồng/m2

Chỉ tiêu Giá đền bù

1. Đất nông nghiệp

Giá đất trồng lúa 50

Giá đất trồng cây lâu năm 75

2. Đất phi nông nghiệp và thổ cư

Giá trung bình 250

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

Số tiền đền bù của hộ tùy thuộc vào diện tích đất thu hồi, số tiền đền bù hộ nhận cao nhất là 2,545 tỷ đồng và thấp nhất là 53 triệu đồng. Số tiền đền bù trung bình mà một hộ nhận được là 796,928 triệu đồng.

Bảng 4.9. Tiền đền bù đất trung bình của hộ

ĐVT: ngàn đồng

Phân loại Số Tiền đền bù

1. Số tiền bồi thường trung bình 796.928

2. Số tiền bồi thường thấp nhất 53.000

3. Số tiền bồi thường cao nhất 2.545.000

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

Tiền đền bù cũng có sự rất khác nhau giữa các nhóm, trong đó nhóm hộ nhận được số tiền đền bù dưới 200 triệu đồng, 10 hộ chiếm tỷ lệ 6,5%; từ 200 đến dưới 500 triệu đồng, với 36 hộ, chiếm tỷ lệ 23,5% tổng số hộ được nhận tiền; số hộ nhận từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ là 68 hộ, chiếm tỷ lệ 44,5%; còn hộ nhận từ 1 tỷ đến dưới 1,5 tỷ đồng là 19 hộ chiếm 12,5 %; trên 1,5 tỷ có 20 hộ, chiếm tỷ lệ 13%.

Bảng 4.10. Số tiền bồi thƣờng đất của hộ STT Số tiền đền bù STT Số tiền đền bù (ĐVT: triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ % 1 Dưới 200 10 6,5 2 200 – 500 36 23,5 3 500 – 1000 68 44,5 4 1000 – 1500 19 12,5 5 Trên 1500 20 13 Tổng cộng 153 100,00

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

4.2.1.6 Cơ cấu cây trồng trƣớc và sau thu hồi đất

Qua khảo sát cho thấy, trước thu hồi đất phần lớn các hộ trồng cây lâu năm là 123/153 hộ, chiếm tỷ lệ 80,39% số hộ được khảo sát; lúa là 6/153 hộ, chiếm tỷ lệ 3,92% số hộ được khảo sát; cây hàng năm là 18/153 hộ, chiếm tỷ lệ 11,76% số hộ được khảo sát.

Sau thu hồi đất, do diện tích đất nơng nghiệp của người nơng dân hầu hết bị thu hồi để xây dựng, nên diện tích trồng cây của người dân bị giảm mạnh, chỉ còn hộ trồng cây lâu năm là 8/153 hộ chiếm tỷ lệ 5,23%.

Qua đó người dân đã mất đi một nguồn thu nhập của hộ gia đình từ các loại cây trồng. Đây là nguồn thu nhập quan trọng giúp đảm bảo cuộc sống gia đình của người nơng dân.

Bảng 4.11. Cơ cấu cây trồng trƣớc và sau thu hồi đất Loại cây trồng Loại cây trồng

Trƣớc khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Tăng/ giảm % 1. Lúa 6 3,92 0 0,00 -6 -100,0 2. Cây hàng năm 18 11,76 0 0,00 -18 -100,0

3. Cây lâu năm 123 80,39 8 5,23 -115 -93,49

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

4.2.1.7. Ảnh hƣởng thu hồi đất đến thu nhập của hộ

Qua khảo sát 153 hộ thì có 64 hộ, chiếm tỷ lệ 41,83% số hộ trả lời thu nhập của họ khơng có sự thay đổi so với trước khi thu hồi đất; có 76 hộ, chiếm tỷ lệ 49,67% số hộ được khảo sát trả lời là thu nhập của họ có tăng và có 13 hộ, chiếm tỷ lệ 8,5% số hộ được khảo sát trả lời là thu nhập của họ bị giảm sau khi thu hồi đất.

Bảng 4.12. Đánh giá về thu nhập của hộ sau khi bị thu hồi đất qua khảo sát Mức độ đánh giá Số lƣợng (ĐVT: hộ) Tỷ lệ % Mức độ đánh giá Số lƣợng (ĐVT: hộ) Tỷ lệ % 1. Giữ nguyên 64 41,83 2. Tăng lên 76 49,67 3. Giảm đi 13 8,5 Tổng cộng 153 100,00

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

49,67% thu n p tăng lên 41,83%Thu n p gi nguyên 8,5%Thu n p giảm đi

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

Hình 4.4: Đánh giá về thu nhập của hộ sau khi bị thu hồi đất qua khảo sát

Qua khảo sát 153 hộ về đánh giá mức thu nhập của hộ dân trước và sau thu hồi đất so với mức thu nhập của người dân trên địa bàn, có điều kiện tương tự gần khu vực dự án. Kết quả có 3 hộ, chiếm tỷ lệ 1,96% số hộ trả lời thu nhập trước thu hồi đất là giàu; có đến 27 hộ, chiếm tỷ lệ 17,65% số hộ trả lời thu nhập sau thu hồi đất là giàu; có 146 hộ, chiếm tỷ lệ 95,42% số hộ trả lời thu nhập trước thu hồi đất là trung bình; có 126 hộ, chiếm tỷ lệ 82,35% số hộ trả lời thu nhập sau thu hồi đất là trung bình; có 4 hộ, chiếm tỷ lệ 2,62% số hộ trả lời thu nhập trước thu hồi đất là nghèo và sau thu hồi đất là khơng cịn nghèo.

Bảng 4.13. Đánh giá về mức độ thu nhập của hộ bị thu hồi đất so với hộ dân trên địa bàn

Mức độ đánh giá Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

1. Giàu 3 1,96 27 17,65

2. Trung bình 146 95,42 126 82,35

3. Nghèo 4 2,62 0 0

Tổng cộng 153 100 153 100

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

4.2.1.8. Đánh giá những khó khăn của hộ dân khi thu hồi đất Việc lập kế hoạch thu hồi đất Việc lập kế hoạch thu hồi đất

Qua khảo sát các hộ bị thu hồi đất, thì người dân hầu như khơng được tham gia vào quá trình lập kế hoạch thu hồi đất và tái định cư, nên họ hoàn toàn bị động trong tiến trình thực hiện dự án.

Trước khi kế hoạch thu hồi đất ở Trung tâm điện lực Sông Hậu, mặc dù chủ đầu tư dự án và chính quyền địa phương có thơng báo thu hồi đất, nhưng do chưa có kế hoạch từ trước nên người dân chưa có sự chuẩn bị và chưa thật sự hài lòng về mức giá đền bù và chính sách đền bù.

Đối với người dân bị thu hồi đất để xây dựng Trung tâm điện lực Sơng Hậu thì họ chỉ biết chấp nhận những phương án mà chủ đầu tư dự án và chính quyền đưa ra, mà họ khơng có quyền tham gia bất cứ hoạt động nào trong quá trình thu hồi đất và bồi thường, đây là một trở ngại rất lớn trong việc chuẩn bị cũng như đảm bảo cuộc sống của họ sau khi thu hồi đất.

Những khó khăn của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất

Việc định hướng nghề nghiệp cho hộ sau khi người nông dân khơng cịn đất nông nghiệp để sản xuất và cách thức sử dụng tiền đền bù sao cho hợp lý, hỗ trợ đào tạo nghề, bố trí việc làm là những khó khăn của người dân.

4.2.2. Thống kê các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập

4.2.2.1. Trình độ học vấn của chủ hộ và thay đổi thu nhập

Theo kết quả khảo sát, trình độ học vấn của chủ hộ qua khảo sát 153 hộ cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ đa số là lớp 1 đến lớp 5 chiếm 47,1%, lớp 6 đến lớp 9 chiếm 40,5%, lớp 10 đến lớp 12 chiếm 12,4%.

Bảng 4.14. Trình độ học vấn của chủ hộ và thay đổi thu nhập

Đơn vị tính : số hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ

Tổng cộng Số hộ có thu

nhập tăng Số hộ có thu nhập khơng tăng Tỷ lệ hộ có thu nhập tăng so tổng hộ (%) Cấp 1 72 23 49 31,9 Cấp 2 62 39 23 62,9 Cấp 3 19 14 5 73,7 Tổng cộng 153 76 77 49,7

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

Ta sử dụng kiểm định Chi bình phương để cho biết mối quan hệ giữa hai biến có ý nghĩa thống kê hay khơng.

Kiểm định Chi-Square

Giá trị Asymp. Sig. (2-sided) của Chi-Square =0,000< 0,05, như vậy giữa hai biến có mối quan hệ, có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.

Kết quả tính tốn cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ cao sẽ gia tăng thu nhập hộ, đối với chủ hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì tỷ lệ hộ có thu nhập tăng so với tổng hộ là 73,7% trong khi chủ hộ có trình độ học vấn cấp 2 thì tỷ lệ là 62,9% và tương ứng với cấp 1 là 31,9%. Điều này được giải thích khi có học vấn sẽ có khả năng tiếp cận kiến thức và thích nghi tốt cuộc sống mới, chủ hộ sẽ tạo việc làm cho mình và thành viên hộ và chủ hộ có học vấn cũng dễ dàng tiếp cận cơng việc và làm việc theo nhu cầu tuyển dụng nên khả năng thu nhập ổn định và cao. Ngồi ra chủ hộ có học vấn thường khuyến khích các thành viên hộ tăng trình độ học vấn vẫn đến nhiều cơ hội việc làm góp phần tăng thu nhập. Ngược lại chủ hộ có trình độ học vấn thấp thì tỷ lệ tăng thu nhập cũng thấp.

4.2.2.2. Số lao động và thay đổi thu nhập

Qua khảo sát số hộ có 1 lao động là 11 hộ chiếm tỷ lệ 7,2%. Số hộ có 2 lao động là 26 hộ, chiếm tỷ lệ 17%. Số hộ có 3 lao động là 53 hộ chiếm tỷ lệ nhiều nhất 34,56%.

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 44.850a 12 .000

Likelihood Ratio 53.543 12 .000

Linear-by-Linear Association 22.550 1 .000

Số hộ có 4 lao động là 41 hộ chiếm tỷ lệ 26,8%. Số hộ có 5 lao động là 16 hộ, chiếm tỷ lệ 10,5%. Số hộ có 6 lao động là 6 hộ chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,9%.

Bảng 4.15. Số lao động và thay đổi thu nhập

Đơn vị tính : số hộ Số lao động Tổng cộng thu nhập Số hộ có tăng Số hộ có thu nhập khơng tăng Tỷ lệ hộ có thu nhập tăng so tổng hộ (%) Số hộ có 1 lao động 11 2 9 18,2 Số hộ có 2 lao động 26 3 23 11,5 Số hộ có 3 lao động 53 21 32 39,6 Số hộ có 4 lao động 41 37 4 90,2 Số hộ có 5 lao động 16 9 7 56,3 Số hộ có 6 lao động 6 4 2 66,7 Tổng cộng 153 76 77 49,7

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp từ chương trình SPSS, Excel của 153 mẫu

Ta sử dụng kiểm định T-test để cho biết mối quan hệ giữa hai biến có ý nghĩa thống kê hay khơng.

Nhóm số liệu thống kê

(Y)THAY DOI THU NHAP

SAU KHI THU HOI DAT N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

(X4)SO LAO DONG TRONG HO GIA DINH

TANG THU NHAP 76 3.79 .984 .113

KHONG TANG THU NHAP 77 2.78 1.177 .134

Kiểm định các mẫu độc lập

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper (X4)SO LAO DONG TRONG HO GIA DINH Equal variances assumed 1.822 .179 5.757 151 .000 1.010 .175 .664 1.357 Equal variances not assumed 5.763 147.045 .000 1.010 .175 .664 1.357

Giá trị Sig. (2-tailed) của kiểm định t ở phần phương sai tổng thể đồng nhất (Equal variances assumed) =0,000< 0,05, như vậy giá trị trung bình số lao động trong hộ tăng thu nhập là 3.79 lớn hơn giá trị trung bình số lao động trong hộ khơng tăng thu nhập là 2.78, và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.

Kết quả khảo sát cho thấy số hộ có 1 lao động thì tỷ lệ hộ có thu nhập tăng so tổng hộ là 18,2%, số hộ có 2 lao động thì tỷ lệ hộ có thu nhập tăng so tổng hộ là 11,5%, số hộ có 3 lao động thì tỷ lệ hộ có thu nhập tăng so tổng hộ là 39,6%. Đối với những hộ có số lao động từ 4, 5, 6 người thì tỷ lệ hộ có thu nhập tăng cao so tổng hộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của người dân sau khi thu hồi đất tại trung tâm điện lực tỉnh hậu giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)